CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG
Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường thì chất lượng tuyển sinh đầu vào có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Công tác tuyển sinh phải giúp nhà trường tuyển được những HS có kết quả học tập thuộc loại xuất sắc, có năng khiếu, ý chí trong học tập để các em tiếp tục được bồi dưỡng và phát triển.
Tình hình tuyển sinh năm học 2014-2015 của 3 trường khảo sát được trình bày trong phụ lục 15 với tỉ lệ chọi không đều ở các môn và ở các trường. Các lớp chuyên có tỉ lệ chọi cao như chuyên Anh văn, chuyên Toán và chuyên Hóa. Cả 3 trường khảo sát đều không tuyển chuyên Sử, Địa, Pháp văn, Nga văn và Trung văn. Tuy nhiên, hằng năm các trường vẫn có HS tham gia thi HSG Sử, Địa (nguồn thường lấy t các chuyên Văn, chuyên Anh văn và lớp không chuyên hay cận chuyên).
Trường chuyên Lương Thế Vinh có tỉ lệ chọi cao hơn hẳn hai trường còn lại nhưng số HSGQG của trường chuyên Lương Thế Vinh kém hơn trường chuyên
Quang Trung khá nhiều. Tìm hiểu sự mâu thuẫn này, chúng tôi được biết do vị trí địa lý Đồng Nai gần TP HCM nhất, nên một số HS trúng tuyển vào trường Lương Thế Vinh ở top đầu cũng trúng tuyển vào các trường chuyên ở TP HCM và đã chọn các trường chuyên ở TP HCM để học tập. Vì vậy, chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 của trường chuyên Lương Thế Vinh đã bị sụt giảm.
2.5.2. Trình độ, năng lực của đội ngũ GV
2.5.2.1. Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của tổ trưởng chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn là CBQL cấp tổ, nguồn nhân lực tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào HĐBDHSG. Năng lực tổ trưởng chuyên môn có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng BDHSG của nhà trường. Ý thức được tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng, sống còn đối với HĐBDHSG, Hiệu trưởng các trường đã chọn được đội ngũ tổ trưởng chuyên môn năng nổ và có năng lực quản lý tốt.
Trong phiếu khảo sát CBQL (64 người) có 20 phiếu của Tổ trưởng chuyên môn. Chúng tôi thống kê có đến 75% tổ trưởng chuyên môn ở độ tuổi trên 40 và có trên 10 thâm niên làm tổ trưởng. Các Tổ trưởng chuyên môn đã thể hiện phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn GV có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của GV.
2.5.2.2. Thái độ, sự nhiệt tình và năng lực chuyên môn của GV dạy chuyên
Muốn có HS giỏi phải có Thầy giỏi. Vì thế, người Thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn.
Qua trao đổi với các Tổ trưởng chuyên môn, chúng tôi nhận thấy phần lớn các GV trẻ tuy thiếu kinh nghiệm nhưng họ có ý thức tự rèn luyện, luôn tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, luôn trau dồi chuyên môn, tìm tòi các tư liệu, các kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng Internet. Họ biết lựa chọn trang Web hữu ích nhất, tiện dụng nhất; biết lựa chọn các tác giả có các chuyên đề hay, chính xác, khả quan nhất để sưu tầm làm tài liệu dạy bồi dưỡng cho đội tuyển.
Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của khá nhiều GV còn rất hạn chế (mặc dù đã có chứng chỉ ngoại ngữ B1) nên khó khăn trong việc tự nghiên cứu tài liệu nước ngoài và trong việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
2.5.2.3. Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của GV chủ nhiệm
Chất lượng đội ngũ GVCN cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng BDHSG, vì GVCN là lực lượng nòng cốt quyết định tới chất lượng giáo dục đạo
cách của HS. Qua trao đổi với BGH các trường, chúng tôi được biết đội ngũ GVCN chưa đều tay. Một số GV dạy chuyên không chủ nhiệm (do lớn tuổi, do đảm nhận Tổ trưởng chuyên môn,…) nên BGH đã phân công cho các GV không dạy chuyên chủ nhiệm lớp chuyên. Đa số các GV không dạy chuyên chưa làm tốt việc nâng cao nhận thức cho HS về sự cần thiết của HĐBDHSG. Chính vì vậy, nâng cao năng lực QL, tổ chức thực hiện của đội ngũ GVCN là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đạo đức, hành vi cho HS. Đây là nguồn nhân lực tham gia gián tiếp vào HĐBDHSG.
Trong phiếu hỏi HS, chúng tôi có đặt ra câu hỏi: “Theo em, lực lượng nào quản lý nề nếp học bồi dưỡng HSG trên lớp tốt nhất?”, chúng tôi nhận được kết quả: GVCN chiếm 44.3%; Ban cán sự lớp chiếm 3.1%, Quản sinh chiếm 17.7% và GV dạy môn chuyên có chiếm 34.9%. Điều này cho thấy: nếu GV dạy chuyên làm công tác chủ nhiệm lớp chuyên sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý HĐBDHSG.
2.5.3. C ng tác thi đua khen thưởng
Trong những năm qua, do đổi mới về công tác thi đua khen thưởng và qua kết quả của các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
đã góp phần đưa chất lượng giáo dục mũi nhọn của vùng ĐNB vượt qua khó khăn, thử thách và đang t ng bước phát triển. Thi đua ở các trường chuyên đã thu hút và tạo nên động lực thúc đẩy GV và HS hoạt động tích cực.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi cho 192 HS trong đội tuyển: “Hình thức khen thưởng nào mà trường của em đã áp dụng đối với HS có thành tích cao trong HĐ BDHSG?”. Thống kê để xếp hạng các hình thức khen thưởng đang thực hiện ở các trường chuyên trong bảng 2.21 như sau:
Bảng 2.21. Các hình thức khen thưởng HSG
Hình thức Số lượng Tỉ lệ % Thứ bậc
Thưởng tiền 127 66.1 3
Tặng Giấy khen, Bằng khen 192 100.0 1
Tuyên dương trước tập thể GV và HS 187 97.4 2
Ưu tiên trong bình xét thi đua 59 30.7 4
Bằng câu hỏi HS: “Theo em, hình thức khen thưởng đối với HS ở trường của em đã thỏa đáng chưa?”, chúng tôi nhận được kết quả: Rất thỏa đáng chiếm 5.7%;
Thỏa đáng chiếm 70.3% và Chưa thỏa đáng chiếm 24.0%. Như vậy, vẫn còn không ít HS Chưa thỏa đáng với hình thức khen thưởng của trường. Vì thế, nhà trường cần khen thưởng đúng, kịp thời, trang trọng và thích đáng sẽ tạo ra động lực, động viên,
cổ vũ lòng nhiệt tình sự say mê sáng tạo của mỗi GV và HS trong HĐBDHSG.
Qua trao đổi với CBQL, chúng tôi được biết trước đây hằng năm số lượng
“Chiến sĩ thi đua cơ sở” của mỗi trường chuyên có thể lên đến 50% tổng số CBQL và GV. Tuy nhiên, thì t khi Nghị định 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực (t ngày 20/8/2014, tức là áp dụng t đầu năm học 2014-2015), số lượng “Chiến sĩ thi đua cơ sở” bị khống chế ở mức 15% tổng số “Lao động tiên tiến” phần nào tạo ra tâm lý không còn tha thiết thi đua ở một bộ phận GV. Điều này thật sự đáng lo ngại cho Hiệu trưởng khi các GV trong cùng tổ chuyên môn phải “nhường nhau”
danh hiệu thi đua trong năm học này và dẫn đến hiện tượng GV không còn nỗ lực thi đua trong những năm học tiếp theo.