CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.3. Các nhóm biện pháp cụ thể
3.3.5. Nhóm biện pháp 5: Tăng cường quản lý CSVC, phương tiện dạy học
Mục đích của biện pháp
Quản lý CSVC, phương tiện thiết bị dạy học nhằm mục đích khai thác tối đa tiềm năng của CSVC, phương tiện dạy học phục vụ thiết thực cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, NCKH góp phần nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu của GV và năng lực học tập, nghiên cứu của HS; mở rộng tầm hiểu biết của GV và HS theo kịp với tốc độ phát triển thông tin của xã hội hiện đại.
Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
- Trước thực trạng thiếu thốn, xuống cấp của CSVC, phương tiện dạy học của nhà trường, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp dạy BDHSG và hình thức thi HSGQG, chúng tôi đề nghị các biện pháp cụ thể sau:
+ Đối với các môn có thí nghiệm thực hành (vật lý, hóa học và sinh học), trong kỳ thi HSGQG t năm 2012 có thi phần thực hành, HT cần ưu tiên đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị thí nghiệm thực hành cho các bài thực hành để đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và tính đồng bộ.
+ Đối với môn ngoại ngữ, t khâu dạy học, HT phải quan tâm đầu tư thiết bị dạy học hiện đại mới đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học và nội dung dạy học.
Đó là vì cũng t năm 2012, trong kỳ thi HSG quốc gia có thêm phần thi nói, để đảm bảo đánh giá đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ở khâu tổ chức thi HSGQG, môn ngoại ngữ lại rất cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin: máy tính ghi âm, lưu lại câu trả lời của thí sinh và file lưu này được chuyển về Hội đồng chấm thi cấp quốc gia.
+ Môn tin học, HS luôn được học và thi theo hình thức lập trình trên máy vi tính, nên HT phải nâng cấp các phòng dạy tin học, trang bị hệ thống máy vi tính
hiện đại, đồng thời trang bị hệ thống máy phát điện đủ để phục vụ cho việc dạy và học, cho các kỳ thi diễn ra bình thường khi gặp sự cố t lưới điện của điện lực.
Điều quan trọng là các trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, phòng Lab được mua hoặc cấp phải theo đề nghị của các tổ bộ môn trong nhà trường, nhằm tránh lãng phí (như trong thời gian qua có rất nhiều thiết bị không đồng bộ) và phát huy được hiệu năng sử dụng.
- Đối với thư viện, HT chú ý thường xuyên cho bổ sung và cập nhật sách báo, sách tham khảo, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ; bổ sung phần mềm hỗ trợ giảng dạy, tài liệu số, các CD chứa thông tin, tư liệu của đồng nghiệp. Đặc biệt HT cần sớm trang bị hệ thống thư viện điện tử để phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng của GV và HS, tạo cho GV có phương tiện, tài liệu, thông tin để làm việc.
- Phân công một Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC điều hành kiểm tra bảo quản, phục vụ tốt cho mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường và có quy định ưu tiên cho HS đội tuyển về chế độ sử dụng các nguồn thông tin tự học, tự nghiên cứu, mở rộng và nâng cao kiến thức.
3.3.6. Nhóm biện pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện ch độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ GV và HSG
Mục đích của biện pháp
- Chế độ đãi ngộ là sự quan tâm chăm lo đời sống vật chất (tài chính) và tinh thần (phi tài chính) của người lao động. Bất kỳ người quản lý nào cũng cần có chính sách đãi ngộ lao động để khuyến khích người lao động làm việc với kết quả tốt nhất. HT các trường THPT chuyên không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu HT không coi việc đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ GV và HSG là một việc quan trọng thì HĐBDHSG khó đạt kết quả cao, khả năng “chảy máu chất xám” trong nhà trường là điều ắt sẽ xảy ra. Ngược lại, nếu HT xây dựng và hoàn thiện được một chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ GV và HSG tham gia HĐBDHSG thì sẽ gặt hái được thành công với hiệu quả cao.
- Chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho HS sẽ thu hút HS dự thi vào trường nhiều, khả năng tuyển chọn được HS có năng khiếu cao. Cha mẹ HS yên tâm cho con mình học tại trường chuyên.
- Chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho GV sẽ thu hút đội ngũ GV giỏi về trường và họ sẽ toàn tâm cho việc nghiên cứu dạy BDHSG.
Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp - “Trải thảm đỏ” thu hút giáo viên giỏi:
+ HT cần tham mưu với Sở GD-ĐT và lãnh đạo Tỉnh có chính sách thu hút nhân tài để thuận lợi trong công tác tuyển dụng, tránh tình trạng nhiều ứng viên là GV có kinh nghiệm BDHSG hội đủ các điều kiện tuyển dụng về trường chuyên, nhưng đến phút chót lại quyết định “đầu quân” cho trường chuyên ở các tỉnh khác.
+ Căn cứ kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, HT đề xuất cho GV dạy chuyên được ưu tiên tham gia các đề án, dự án đào tạo cán bộ chất lượng cao trong và ngoài nước với chi phí học tập của Tỉnh.
+ Ưu tiên cho cựu HS đạt giải HSGQG học Đại học sư phạm có kết quả khá, giỏi hoặc có bằng thạc sĩ về giảng dạy tại trường chuyên của tỉnh.
- Làm t t chính sách ưu đãi cho cán bộ, GV, nhân viên trường chuyên:
+ Đối với GV dạy bồi dưỡng HSGQG dự thi đạt giải cao (I và II), được xét đề nghị nâng lương trước hạn và được xem xét khen thưởng đột xuất.
+ Hiện tại không ít GV dạy chuyên dành quá nhiều thời gian cho việc dạy thêm ở nhà. Dạy thêm là thu nhập chính của GV dạy chuyên, bởi vì theo họ: không đủ sống bằng lương và phụ cấp. Thử hỏi như vậy làm gì còn nhiều thời gian cho việc nghiên cứu dạy BDHSG. Đây là điều khiến các nhà quản lý phải suy ngẫm. HT cần tham mưu với Sở GD-ĐT và lãnh đạo Tỉnh điều chỉnh tăng chế độ ưu đãi về kinh tế cho cán bộ, GV, nhân viên trường chuyên sao cho phù hợp với thời điểm hiện tại.
- Xây dựng, nâng cấp ký túc xá cho HS và nhà c ng vụ cho GV:
Đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp ký túc xá cho HS và nhà công vụ cho GV là việc làm cấp bách phục vụ cho HS ở xa và GV chưa có nhà ở. Nhà trường cần bố trí nhà công vụ miễn phí cho các GV này để họ toàn tâm, toàn ý với công việc nghiên cứu, giảng dạy HSG. Nên cho HS trong đội tuyển ở ký túc xá miễn phí. Nếu trong thời gian phải xây dựng hoặc đang nâng cấp ký túc xá và nhà công vụ thì GV và HS được nhà trường hỗ trợ tiền thuê chỗ ở.
- Đẩy mạnh c ng tác k t n i cựu HS với nhà trường:
+ Tổ chức các buổi họp mặt giữa HS trong đội tuyển với cựu HS của trường t ng đạt giải HSGQG và nay đã thành đạt, nhằm tạo điều kiện cho HS giao lưu, tìm
+ Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, HT đề xuất cho các HSGQG sau khi tốt nghiệp THPT được ưu tiên tuyển chọn để tham gia các đề án, dự án đào tạo cán bộ chất lượng cao trong và ngoài nước theo quy định của tỉnh.
+ Riêng đối với các dự án, đề án đào tạo trong nước, trong thời gian theo học ở các trường đại học và đạt loại giỏi hoặc khá, cựu HSGQG được cấp học bổng, được ưu tiên tuyển dụng và có nghĩa vụ phục vụ tối thiểu 5 năm tại tỉnh nhà.
- Xã hội hóa nguồn kinh phí BDHSG:
Hiện nay nguồn kinh phí chi cho HĐBDHSG chưa tương xứng với công sức lao động sư phạm của GV, chưa phát huy tác dụng động viên, khích lệ GV đầu tư hết mình cho việc bồi dưỡng HSG. Do vậy, HT nhà trường phải có kế hoạch huy động tăng nguồn kinh phí, đó là biện pháp rất cần thiết. Cụ thể là:
+ Chủ động lập tờ trình tham mưu với Ủy ban nhân dân Tỉnh và Sở GD-ĐT về việc xin nguồn kinh phí độc lập cho HĐBDHSG nằm ngoài ngân sách cấp cho trường hằng năm, nhằm giúp đơn vị cân đối về kinh phí, yên tâm đầu tư cho đào tạo mũi nhọn.
+ Trên cơ sở chủ trương xã hội hóa giáo dục, nhà trường phối hợp với Ban Đại diện CMHS vận động nguồn quỹ phụ huynh HS để khen thưởng cho HS đạt thành tích cao trong các kỳ thi HSG các cấp.
+ HT tăng cường mối quan hệ hợp tác với Hội khuyến học của địa phương để vận động quần chúng nhân dân gây nguồn quỹ khuyến học dành cho đối tượng HSG nhưng có hoàn cảnh khó khăn.
+ HT cần chủ động tổ chức những buổi họp mặt truyền thống giới thiệu về hoạt động BDHSG của trường, qua đó kêu gọi các Mạnh Thường Quân, các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đóng góp nguồn quỹ “Bồi dưỡng nhân tài” hỗ trợ tích cực cho việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn HSG cho nhà trường và cho địa phương.
+ Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, HT nên sử dụng website của trường đăng chuyên đề “Bồi dưỡng nhân tài”. Trong đó giới thiệu các hoạt động về BDHSG, thành tích đã đạt được, những khó khăn thách thức, những bài học kinh nghiệm… về lĩnh vực này v a quảng bá hình ảnh nhà trường, v a kêu gọi sự đóng góp quan tâm chia sẻ của mọi tầng lớp xã hội cho HĐBDHSG của trường.