HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu skkn biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông chuyên vùng đông nam bộ (Trang 93 - 147)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Để biết đề tài có thể vận dụng có hiệu quả hay không, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.

- Mục đích khảo nghiệm: nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐBDHSG ở các trường THPT chuyên vùng ĐNB đã đề xuất.

- Nội dung khảo nghiệm: tập trung vào nội dung 6 nhóm biện pháp đã đề xuất và thăm dò theo 2 hướng:

+ Thứ nhất: Các biện pháp được đề xuất có thật sự cấp thiết đối với hoạt động BDHSG hiện nay không?

+ Thứ hai: Trong điều kiện thực tế của các trường THPT chuyên vùng ĐNB, các biện pháp đề xuất có khả thi đối với hoạt động BDHSG hiện nay không?

- Đối tượng khảo nghiệm: 189 người, gồm 64 CBQL và 125 GV.

- Phương pháp khảo nghiệm: Thăm dò, điều tra bằng phiếu Trưng cầu ý kiến. Mỗi nhóm biện pháp có 4 mức độ và cho điểm như sau:

+ Rất cấp thiết: 4 điểm, Cấp thiết: 3 điểm, Ít cấp thiết: 2 điểm, K cấp thiết: 1 điểm;

+ Rất khả thi: 4 điểm, Khả thi: 3 điểm, Ít khả thi: 2 điểm, Không khả thi: 1 điểm max min 4 1

Điểm trung bình tính theo công thức: X x ni. i

 n , trong đó xi là điểm đạt được ở mức i, ni số lượt chọn của mức i, n là tổng số lượt người tham gia đánh giá.

Cách đánh giá mức độ cấp thiết/khả thi như sau: Nếu ĐTB X t 11.75:

Không cấp thiết/Không khả thi, ĐTB t 1.762.50: Ít cấp thiết/Ít khả thi, ĐTB t 2.51 3.25: Cấp thiết/Khả thi và ĐTB t 3.264: Rất cấp thiết/Rất khả thi.

- Kết quả khảo nghiệm: được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp

Các biện pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi Rất

cấp thiết

Cấp thiết

t cấp thiết

K cấp thiết X

Rất khả thi

Khả thi

t khả

thi

K khả

thi X SL

TL%

SL TL%

SL TL%

SL TL%

SL TL%

SL TL%

SL TL%

SL TL%

BP 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và gia đình HS về tầm quan trọng của HĐBDHSG.

152 80.4

37 19.6

0 0.0

0

0.0 3.80 142 75.1

47 24.9

0 0.0

0

0.0 3.75

BP 2

2.1 QL việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động dạy BDHSG của GV.

140 74.1

49 25.9

0 0.0

0

0.0 3.74 119 63.0

70 37.0

0 0.0

0

0.0 3.63 2.2 QL việc tổ

chức thực hiện hoạt động dạy BDHSG của GV.

160 84.7

29 15.3

0 0.0

0

0.0 3.85 131 69.3

58 30.7

0 0.0

0

0.0 3.69 2.3 Quản lý việc

chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

153 81.0

36 19.0

0 0.0

0

0.0 3.81 122 64.6

67 35.4

0 0.0

0

0.0 3.65 2.4 QL việc kiểm

tra, đánh giá hoạt động dạy BDHSG.

140 74.1

49 25.9

0 0.0

0

0.0 3.74 115 60.8

74 39.2

0 0.0

0

0.0 3.61

BP 3

3.1 Tăng cường QL hoạt động học tập trên lớp của HSG.

162 85.7

27 14.3

0 0.0

0

0.0 3.86 176 93.1

13 6.9

0 0.0

0

0.0 3.93 3.2 Chú trọng QL

HĐ tự học của HSG.

133 70.4

52 27.5

4 2.1

0

0.0 3.68 116 61.4

68 36.0

5 2.6

0

0.0 3.58 BP

4

Chú trọng bồi dưỡng năng lực dạy chuyên cho GV.

72.5 27.5 0 0.0

0

0.0 3.72 78.3 21.7 0 0.0

0

0.0 3.78 BP

5

Tăng cường QL CSVC, phương tiện dạy học.

150 79.4

39 20.6

0 0.0

0

0.0 3.79 148 78.3

41 21.7

0 0.0

0

0.0 3.78

BP 6

Xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ GV và HSG.

171 90.5

18 9.5

0 0.0

0

0.0 3.90 114 60.3

72 38.1

3 1.6

0

0.0 3.59 T việc số liệu tổng hợp ở bảng 3.1, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

+ Về tính cấp thiết: Các biện pháp đề xuất đều có ĐTB t 3.68 đến 3.90 cho thấy những biện pháp nâng cao quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG được đề xuất là rất cấp thiết. Trong đó cao nhất là nhóm biện pháp 6 “Xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ GV và HSG”.

+ Về tính khả thi: Các đối tượng điều tra đều đánh giá tất cả các biện pháp đề xuất có ĐTB t 3.58 đến 3.93 nằm trong khung mức rất khả thi. Trong đó cao nhất là nhóm biện pháp 3.1 “Tăng cường quản lý hoạt động học tập trên lớp của HSG.”

Ngoài ra, chúng tôi cũng so sánh sự tương quan điểm trung bình tính cấp thiết và tính khả thi của những biện pháp đề xuất trong biểu đồ 3.1 sau đây:

Biểu đồ 3.1. So sánh ĐTB tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy: các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã nhận được sự nhất trí khá cao của đa số những người được hỏi ý kiến, phù hợp với điều kiện quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở vùng Đông Nam bộ. Tuy nhiên, nhóm biện pháp 6: “Xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ GV và HSG” có sự chênh lệch ĐTB giữa tính cấp thiết và tính khả thi nhiều nhất. Qua trao đổi với CBQL, chúng tôi có thể lý giải sự mâu thuẫn này như sau: BGH các trường đã t ng kiến nghị Lãnh đạo Tỉnh tăng các chế độ ưu đãi cho hoạt động bồi dưỡng HSG nhưng sự thay đổi thường chậm và không nhiều. Cơ chế, chính sách thường không đủ mạnh để thúc đẩy sự cố gắng, tận tâm tận lực của GV và HS. Hiệu trưởng các trường chuyên cần đẩy mạnh việc tham mưu cho Lãnh đạo Tỉnh thông qua Ban giám đốc Sở GD-ĐT giải quyết các chế độ ưu đãi, nhằm đem lại hiệu quả cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG.

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

T những kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về mặt lý luận

HSG chưa phải là nhân tài nhưng là những tiềm năng để phát triển thành nhân tài. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong các giai đoạn trưởng thành của một nhân tài, giai đoạn t 16 tuổi đến 22 tuổi là rất quan trọng (trong đó có lứa tuổi HS cấp THPT). Đây là thời kỳ hình thành lý tưởng, xác lập ý chí của bản thân.

Vì vậy, công tác quản lý HĐBDHSG ở trường THPT chuyên có vị trí quan trọng, là khâu có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ quy trình thực hiện mục tiêu “Bồi dưỡng nhân tài”.

Quản lý HĐBDHSG ở trường THPT là trách nhiệm chung của các nhà giáo dục, CBQL, GV và các lực lượng xã hội khác. Những yếu tố chủ yếu tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của công tác quản lý HĐBDHSG cho các trường THPT chuyên, tạo nền tảng lâu dài cho chiến lược bồi dưỡng nhân tài ở mỗi địa phương vùng ĐNB có thể kể đến: đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và của ngành về mục tiêu bồi dưỡng nhân tài; kế hoạch bồi dưỡng HSG của lãnh đạo nhà trường;

việc phát triển đội ngũ GV dạy chuyên đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp phục vụ HĐBDHSG; sự phối hợp có hiệu quả của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; công tác đầu tư đúng mức CSVC trang thiết bị dạy học hiện đại…

1.2. Về mặt thực tiễn

Công tác BDHSG những năm gần đây tại các trường THPT chuyên vùng ĐNB đã có nhiều khởi sắc. Khảo sát một số trường THPT chuyên vùng ĐNB, phần lớn CBQL, GV, HS đã nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của HĐBDHSG, t đó có những nỗ lực, cố gắng góp phần nâng cao hiệu quả HĐBDHSG. Hiệu trưởng các trường THPT chuyên vùng ĐNB đã thực hiện đủ các chức năng QL trong t ng nội dung quản lý HĐBDHSG.

Tuy nhiên, việc đánh giá HĐBDHSG ở nhiều góc độ khác nhau chưa được sự đồng thuận cao của CBQL và GV. Kết quả phần nhiều đều thể hiện ý kiến đánh giá thực trạng HĐBDHSG ở mức Khá, thành tích thi HSGQG chưa cao, không

GV dạy chuyên chưa biến nhận thức thành hành động cụ thể để tích cực đóng góp cho HĐBDHSG, chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu dạy chuyên.

Thực trạng công tác quản lý HĐBDHSG còn thiếu sót ở cả các phương diện:

quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của GV, quản lý hoạt động học bồi dưỡng của HSG, quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy và học BDHSG. Nhìn chung, công tác quản lý HĐBDHSG chưa phát huy được hiệu quả của quá trình thực hiện mục tiêu “Bồi dưỡng nhân tài” mà ngành giáo dục đã đề ra. Ngoài ra, hoạt động NCKH, báo cáo các đề tài SKKN chưa quan tâm đến các vấn đề về quản lý HĐBDHSG.

Đội ngũ CBQL còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác, bản thân cũng phải học tập nâng cao trình độ về mọi mặt nên chưa thể tận lực cho công tác quản lý; kinh phí dành cho HĐBDHSG còn hạn chế; đội ngũ GV dạy chuyên chưa đủ về số lượng và chưa đồng đều về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm dạy bồi dưỡng; chất lượng học tập của HS chưa đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi HSGQG và quốc tế cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quản lý HĐBDHSG hiện nay của các trường THPT chuyên vùng Đông Nam Bộ.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐBDHSG ở một số trường THPT chuyên vùng ĐNB, chúng tôi đã đề xuất 6 nhóm biện pháp quản lý HĐBDHSG như sau: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS và gia đình HS về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HĐBDHSG;

Đẩy mạnh quản lý hoạt động dạy BDHSG của GV; Thúc đẩy quản lý hoạt động học bồi dưỡng của HSG; Chú trọng việc bồi dưỡng năng lực dạy chuyên cho đội ngũ GV; Tăng cường quản lý CSVC, phương tiện dạy học; Xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ GV và HSG. Các nhóm biện pháp đã được khảo nghiệm mức độ rất cấp thiết và rất khả thi cho nên phù hợp với tình hình đặc điểm, các điều kiện giáo dục mũi nhọn của vùng ĐNB.

Luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

2. Khuyến nghị

Để những biện pháp quản lý HĐBDHSG của HT các trường THPT chuyên vùng ĐNB được đề xuất trong đề tài có thể ứng dụng một cách hiệu quả trong thực tiễn, chúng tôi có các khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

- Đề nghị Bộ GD-ĐT kiến nghị với chính phủ trong việc tạo hành lang pháp lý cho nguồn kinh phí cấp t ngân sách cho HĐBDHSG ở các trường THPT chuyên.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Giáo dục về nhiệm vụ của trường THPT: “HS có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển”. Đề nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh chế độ tuyển thẳng cho HSGQG và Olympic quốc tế: Đạt giải Olympic quốc tế, Giải I và II QG được tuyển thẳng vào Đại học trên cả nước có liên quan đến môn thi theo nguyện vọng của HS; Giải III được tuyển thẳng vào một số ngành của một số trường Đại học hoặc cộng 2 điểm ưu tiên vào kết quả xét tuyển Đại học theo nguyện vọng của HS; Giải KK được cộng 1 điểm ưu tiên vào kết quả xét tuyển Đại học theo nguyện vọng của HS.

- Các chế độ tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm vào Đại học nên duy trì để tạo động lực, sự an tâm cho HS và gia đình HS đầu tư vào việc học BDHSG.

- Bộ GD-ĐT cùng các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống các trường Đại học sư phạm, Khoa sư phạm trong các trường đại học và trường CBQL giáo dục để v a NCKH cơ bản và khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến, v a đào tạo nguồn GV chất lượng cao cung cấp cho các trường THPT chuyên.

- Chỉ đạo Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục nghiên cứu xây dựng hoàn thiện chương trình dành cho BDHSG, xây dựng hệ thống công cụ để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới cách tổ chức thi HSGQG, các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp cho đối tượng HSG.

- Tăng cường tổ chức Hội nghị, Hội thảo khoa học, các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ chuyên đề về công tác quản lý HĐBDHSG đối với hệ thống trường THPT chuyên để CBQL có điều kiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý.

2.2. Đối với các Ủy ban nhân dân Tỉnh

- Có thêm các chính sách đặc thù hỗ trợ cho trường chuyên theo hướng quan tâm hơn như: tổ chức (CBQL, đội ngũ GV giỏi); CSVC (trường sở, trang thiết bị hiện đại); chính sách đãi ngộ (cho CBQL, GV giỏi, HSG, HS năng khiếu, sinh viên tài năng) làm căn cứ cho các cấp, các ngành, các cơ sở có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ

- Có chế độ đặc biệt cho HSG Quốc gia sau khi tốt nghiệp THPT: cấp học bổng du học nước ngoài cho HS đạt giải I Quốc gia; cấp học bổng cho HS đạt giải II, III Quốc gia trong thời gian học Đại học trong nước.

- Khen thưởng cao hơn cho GV có thành tích bồi dưỡng HS đạt giải HSGQG.

- Kêu gọi mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, đất nước.

- Bên cạnh chính sách “Bồi dưỡng nhân tài” cần có chính sách “Trọng dụng nhân tài” để nhân tài sẵn sàng phục vụ cho địa phương. Ưu tiên tuyển dụng HSGQG sau khi tốt nghiệp Đại học loại khá, giỏi về công tác tại các cơ quan ban ngành ở địa phương.

- Có tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hàng năm riêng cho CBQL và GV trường chuyên, không khống chế số lượng 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” như Nghị định 65/2014/NĐ-CP đã có hiệu lực t ngày 20/8/2014.

2.3. Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo

- Làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10 chuyên. Khi HS đăng ký thi vào trường chuyên của Tỉnh thì không nên coi là một trong các nguyện vọng xét tuyển vào lớp 10 công lập (để HS mạnh dạn thi vào trường chuyên của Tỉnh).

- Các Sở GD-ĐT vùng Đông Nam bộ liên kết tổ chức Hôi nghị chuyên đề về BDHSG như các Tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đã làm.

- Sở GD-ĐT đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh, thông qua Hội đồng nhân dân thay đổi chế độ chính sách đặc thù của trường chuyên, vì chính sách hiện hành đã ban hành trước đây quá lâu, không còn phù hợp. Tham mưu với Sở tài chính tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí dành cho HĐBDHSG để lãnh đạo các nhà trường chủ động, tích cực đầu tư cho lĩnh vực này.

- Hàng năm, các Sở GD-ĐT trong vùng ĐNB cần có kế hoạch ưu tiên cung cấp kịp thời các trang thiết bị, đồ dùng dạy học để giúp các trường THPT chuyên tổ chức tốt các HĐBDHSG theo đề nghị của nhà trường.

- Mở rộng quyền tự chủ của HT các trường THPT chuyên, nhất là công tác tuyển chọn đội ngũ GV để thúc đẩy chất lượng BDHSG, tạo nguồn CBQL, GV cốt cán đảm bảo về chất lượng phục vụ tốt cho công tác BDHSG.

- Tổ chức cho CBQL, GV dạy chuyên và HS trong đội tuyển giao lưu học tập kinh nghiệm với các trường chuyên có bề dày thành tích. Cho GV dạy chuyên giao lưu học tập kinh nghiệm với các trường chuyên khác thông qua các kỳ coi thi HSG Quốc gia (hiện nay, đối tượng cử đi coi thi HSG Quốc gia chủ yếu là CBQL ở Sở GD-ĐT và BGH các trường trong tỉnh).

2.4. Đối với BGH các trường THPT chuyên

- Tham mưu với các phòng chức năng của Sở GD-ĐT về giải pháp thi chọn và bồi dưỡng đội tuyển HSG Quốc gia, nhằm đạt kết quả cao hơn.

- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về chuyên môn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, giảm bớt các buổi hội họp mang tính hành chính.

- Nghiên cứu mở thêm các lớp chuyên Sử, Đia, Tiếng Pháp và Tiếng Trung.

- Xây dựng và hoàn thiện phòng truyền thống của trường.

- Hợp tác với các cơ sở giáo dục, NCKH trong và ngoài nước (cùng lĩnh vực chuyên môn) để phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo mũi nhọn.

- Nghiên cứu học tập các mô hình trường chuyên, trường đẳng cấp của các nước tiên tiến trên thế giới.

2.5. Đối với GV dạy chuyên

- GV dạy chuyên phải có ý thức trách nhiệm, niềm say mê nghề nghiệp và luôn tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn. GV trường chuyên phải luôn hoàn thiện mình để có “tâm” và có “tầm” xứng đáng với sự kỳ vọng của nhân dân vào trường chuyên vì đây là môi trường thuận lợi để HS tư duy, nâng cao trí tuệ, là “cánh chim đầu đàn” của Tỉnh về chất lượng giáo dục, là “chiếc nôi” đào tạo nhân tài cho đất nước.

- GV dạy chuyên cần chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi tài liệu với đồng nghiệp để có thể học tập lẫn nhau.

- GV dạy chuyên phải cam kết với BGH về kết quả đầu ra của HS sau chu kỳ 3 năm đào tạo, nếu không đạt, BGH và tổ chuyên môn sắp xếp phân công lại.

- GV dạy chuyên cần tăng cường năng lực tiếng Anh phục vụ cho việc nghiên cứu và tiến tới dạy các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin) cho HS bằng tiếng Anh.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục, Bài giảng Trường Cán bộ quản lý Giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, được ban hành tại Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, 28/3/2011, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên, được ban hành tại Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BGDĐT, 30/5/2014, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên, được ban hành tại văn bản số 20/VBHN-BGDĐT, 30/5/2014, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu skkn biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông chuyên vùng đông nam bộ (Trang 93 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)