CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.3. Các nhóm biện pháp cụ thể
3.3.3. Nhóm biện pháp 3: Thúc đẩy quản lý hoạt động học bồi dưỡng của HSG
Mục đích của biện pháp
Quản lý hoạt động học bồi dưỡng của HSG trong giờ lên lớp là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng HSG chứ không chỉ đơn giản là để chấp hành nội quy của nhà trường về giờ giấc, sĩ số HS ở mỗi buổi học.
Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
Hiện nay ở các trường THPT, ngoài các môn văn hóa, HS còn phải tham gia các hoạt động giáo dục khác: giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục nghề, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất,…
Để khắc phục tình trạng cường độ học tập, mật độ đến trường của HS quá dày đặc nên chúng tôi kiến nghị các biện pháp sau đây:
- Giao GV dạy chuyên hướng dẫn phương pháp học bồi dưỡng cho đội tuyển HSG để có hiệu quả cao nhất.
- Giao GVCN hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học bồi dưỡng trên lớp.
Quản sinh cần biết kế hoạch này của HS để theo dõi quản lý và nhắc nhở HS thực hiện.
- HT cần bố trí sắp xếp thời gian để tiến hành HĐBDHSG cho thật khoa học, bảo đảm sức khỏe, tinh thần và thể chất của HS, thuận lợi cho tâm lý tiếp thu, tránh căng thẳng nhất là giai đoạn HS chuẩn bị thi HSG các cấp.
- HT cần mạnh dạn ưu tiên miễn các hoạt động giáo dục khác cho đội tuyển trong thời gian cao điểm triệu tập học bồi dưỡng trước các kỳ thi HSG.
- Trong trường hợp HS đã hưởng các chế độ ưu tiên về miễn các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ưu tiên về điểm số cho các môn văn hóa mà không tích cực học bồi dưỡng, không dốc sức để thi thì Hiệu trưởng cần mạnh dạn xử phạt để làm gương cho các HS khác. Để làm được điều này, trong nội quy nhà trường, HT
phải nêu rõ quan điểm trách nhiệm và quyền lợi phải đi đôi với nhau, có khen thưởng thì cũng phải có xử phạt. Nội quy cần phổ biến đến cả cha mẹ học sinh biết.
3.3.3.2. Chú trọng quản lý hoạt động tự học của HSG
Mục đích của biện pháp
Hoạt động tự học là một hoạt động học tập mang tính chủ động cá nhân của mỗi HS để lựa chọn phương án tối ưu nhằm tiếp thu kiến thức, lĩnh hội tri thức và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình học tập. Tự học là phương tiện hữu hiệu để HS đạt được mục tiêu học tập. Đồng thời hoạt động tự học sẽ giúp cho HS rèn luyện các kỹ năng sống, rèn luyện nhân cách và làm quen với việc hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
Quản lý hoạt động tự học giúp trang bị cho HS phương pháp và kỹ năng tự học nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của nhà trường để động viên, kích thích người học tự học và làm cho hoạt động tự học của HS đạt kết quả tốt hơn.
Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
- Tăng cường quản lý hoạt động tự học ở nhà hoặc ký túc xá của HS:
+ Tổ chức hướng dẫn HS lập kế hoạch tự học ở nhà hoặc ký túc xá một cách hợp lý. Kế hoạch đó phải phù hợp với điều kiện và năng lực của HS. Đưa ra định hướng để HS xây dựng kế hoạch dựa trên những mục tiêu cụ thể. Trong đó có sự phân biệt rõ việc nào là trọng tâm, cấp thiết; việc nào làm trước, làm sau; có sự phân bố và sử dụng quỹ thời gian hợp lý, khoa học. Kế hoạch tự học phải v a có kế hoạch dài hạn (kế hoạch năm học, học kỳ, tháng); v a có kế hoạch ngắn hạn (theo tuần, ngày) và luôn có sự điều chỉnh theo các biến động của thực tế.
+ Quản lý các hoạt động tự học ở nhà hoặc ký túc xá của HS thông qua nhiều chủ thể quản lý: CMHS hoặc quản sinh ký túc xá, GV chủ nhiệm, GV dạy chuyên, Đoàn thanh niên, cán bộ lớp,... Do đó, HT cần có sự phân định quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể quản lý hoạt động tự học; tăng cường tổ chức việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và giúp đỡ kịp thời việc thực hiện kế hoạch tự học của HS.
- Tăng cường quản lý hoạt động đọc và giới thiệu sách, tài liệu tham khảo, chuyên đề, sử dụng Internet trong HS nh m tăng cường hoạt động tự học của HS chuyên:
và tài liệu tham khảo. Vì thế HT cần chỉ đạo GVCN, GV dạy chuyên, nhân viên thư viện thường xuyên giới thiệu, cung cấp sách để HS dễ dàng tiếp cận với sách và các tài liệu tham khảo cần thiết, biết khai thác và thu thập thông tin qua việc đọc sách và nghiên cứu tài liệu.
+ Việc giới thiệu sách cho HS trong nhà trường nên thực hiện vào các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần (khoảng 5 đến 10 phút). Tận dụng quỹ thời gian này, chúng tôi nhận thấy v a tiết kiệm thời gian, v a có tính tập trung cao, lại v a có số lượng HS theo dõi gần như cả trường.
+ Khuyến khích HS tích cực tham gia đọc, nghiên cứu và giải bài, viết bài đăng trên các loại báo, tạp chí chuyên ngành; khen thưởng, nêu gương những HS có bài viết, bài giải được đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
+ Đẩy mạnh quản lý việc khai thác lợi thế của Internet để GV và HS trao đổi thông tin kiến thức trên website của trường, viết và phổ biến các bài tập theo chủ đề phục vụ thiết thực cho theo yêu cầu học tập trong t ng giai đoạn (trước các kỳ thi HSG, kiểm tra học kỳ, thi THPT quốc gia). HS có thể nêu và giải đáp những thắc mắc, những hoài nghi khoa học, những băn khoăn trong quá trình học bồi dưỡng.
- Đẩy mạnh quản lý hoạt động của các Câu lạc bộ bộ m n nh m kích thích sự hứng thú học tập, phát huy năng khi u, tính sáng tạo và năng lực tư duy, giúp HS làm quen với NCKH:
+ Yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện tốt vai trò chủ đạo và hỗ trợ về chuyên môn (duyệt bài, định hướng về xây dựng kế hoạch, hình thức tổ chức...) cho các hoạt động của Câu lạc bộ bộ môn.
+ Giao các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, tư vấn cho HS chọn lựa đề tài NCKH gắn với những vấn đề cụ thể của thực tế cuộc sống và môi trường học tập của HS, phù hợp với năng lực và điều kiện kinh phí của nhà trường, tránh chọn những đề tài quá rộng, thiếu tính khả thi. Thông qua nhiệm vụ này, GV cần phải tự rút ra kinh nghiệm, tự học tập cho bản thân để hướng dẫn HS. Đây còn là cơ hội cho GV hiểu HS nhiều hơn, học ở chính HS của mình (trong việc dạy chuyên môn, GV học cách tư duy, cách đặt vấn đề, phản biện vấn đề của HS là điều thường xuyên, cần thiết).
+ Tăng cường quản lý có hiệu quả hoạt động NCKH của HS là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng học tập trong các trường THPT
chuyên. Nó giúp cho HS tiếp cận và làm quen với môi trường và phương pháp làm việc khoa học. Nó tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS, hình thành phong cách làm việc khoa học, tính kiên nhẫn, chịu khó và nhiều đức tính cần thiết khác.
+ Các đề tài NCKH của HS chỉ có tác dụng giáo dục và có ý nghĩa thực tế khi nó được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng thực tế, làm cơ sở để HS tiếp tục học tập nghiên cứu. Do đó HT phải thành lập một Hội đồng nghiệm thu các đề tài khoa học cấp trường (nếu cần có thể mời các chuyên gia có kinh nghiệm). Hội đồng này có nhiệm vụ tư vấn đề cương nghiên cứu cho HS, thực hiện việc nghiệm thu đánh giá sản phẩm và sau đó có kế hoạch phổ biến, triển khai việc ứng dụng hoặc học tập các ý tưởng hay t các đề tài của HS.
+ HT khuyến khích GV nghiên cứu khoa học với đề tài của cá nhân, hoặc nhóm GV trong cùng một tổ chuyên môn hay liên tổ chuyên môn (tích hợp) để chọn ra các đề tài NCKH cho cấp ngành.