CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY
3.1. Những căn cứ để xây dựng chiến lƣợc cho Công ty Cổ phần bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh
3.1.1. Định hướng phát triển của ngành
Với ngành bia, Rồng Việt Research nhận định, ngành bia Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong năm 2015.
Thứ nhất, nền kinh tế dần phục hồi, tạo động lực cho sự gia tăng nhu cầu sản phẩm của ngành này. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành bia được cải thiện, tăng 8,1%, trong khi năm 2013 tăng xấp xỉ 7%. Theo Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành bia từ 6 - 8% trong 10 năm tiếp theo.
Thứ hai, tiêu thụ bia bình quân tại Việt Nam xếp thứ 5 trong khu vực châu Á, ở mức 30 - 32 lít/năm, sau Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào và Thái Lan. Trên thế giới, tỷ lệ tiêu thụ bia bình quân ở mức khá cao nhƣ Cộng hòa Czech 149 lít/năm, Đức 106 lít/năm, Hòa Kỳ 77 lít/năm. Với thói quen tiêu dùng cộng với sự chuyển biến trong thu nhập bình quân đầu người, Rồng Việt Research cho rằng, mức tiêu thụ bia bình quân tại Việt Nam có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai.
Thứ ba, giá bia tại Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trên thế giới.
Theo thống kê của Numbeo.com, giá bia bình quân tại Việt Nam vào khoảng 0,59 USD/chai, xếp thứ hai sau Ukraine trong bảng xếp hạng những nước có giá bia rẻ nhất.
Thứ tư, các doanh nghiệp nước ngoài đang tăng vốn rót vào thị trường bia Việt Nam. Chẳng hạn, AB InBev với thương hiệu bia Budweiser công bố sẽ xây dựng nhà máy bia tại Bình Dương. Sapporo dự kiến xây dựng nhà máy bia tại Long An, nâng công suất từ 40 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm. Hai tập đoàn ThaiBev và Singha của Thái Lan có ý định mua 40% cổ phần của Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)…
Hiện tại, thị trường bia Việt Nam tập trung vào Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco, chiếm 19% thị phần) và Sabeco (34% thị phần). Mặc dù có khá nhiều nhãn hiệu nước ngoài như Carlsberg, SAB Miller,
Diageo…, nhƣng Habeco và Sabeco lần lƣợt nắm giữ phần lớn thị phần tại khu vực miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên, Rồng Việt Research dự báo, với sự chuyển dịch cơ cấu dân số và gia tăng của thu nhập bình quân đầu người, các nhãn hiệu bia nước ngoài sẽ ngày càng đƣợc ƣa chuộng.
Mặt khác, chúng tôi cho rằng, ngành bia có thể chứng kiến nhiều sự dịch chuyển, đặc biệt khi tốc độ đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài nhiều khả năng sẽ gia tăng trong năm nay.
Nếu kế hoạch mua cổ phần Sabeco của hai tập đoàn của Thái Lan nêu trên thành công, thì sự chi phối của các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành bia Việt Nam sẽ có sự thay đổi đáng kể. Khi đó, cạnh tranh trong ngành sẽ gia tăng mạnh mẽ.
Vì thế, các doanh nghiệp nội địa trong ngành bia, cũng nhƣ các doanh nghiệp nội địa khác trong ngành thực phẩm - đồ uống cần năng động hơn để thích nghi trong điều kiện mới này.
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty - Mục tiêu chiến lƣợc của Công ty:
+ Mở rộng quy mô sản xuất, nâng công suất sản xuất lên 100.000 triệu lít/năm.
+ Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khối ASEAN (Lào, Campuchia,..) + Tham gia thị trường chứng khoán để quảng bá thương hiệu và thu hút thêm vốn đầu tƣ nhằm gia tăng nguồn vốn.
+ Tối đa hóa giá trị công ty, tăng thu nhập cổ đông, ổn định đời sống cho người lao động, đóng góp ngân sách nhà nước và có điều kiện để hỗ trợ các hoạt động xã hội cộng đồng.
+ Sản xuất các sản phẩm Bia sài Gòn đạt chất lƣợng cao, góp phần vào chiến lược của Công ty của Công ty mẹ là Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu nước giải khát Sài Gòn trở thành nhà sản xuất đồ uống hàng đầu khu vực và trên thế giới.
- Chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn:
+ Tuân thủ định hướng phát triển trung và dài hạn của công ty mẹ là Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu nước giải khát Sài Gòn.
+ Nâng cao chất lƣợng sản phẩm trên cơ sở củng cố nguồn lực về thiết bị máy móc, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực về kỹ thuật, công nghệ.
+ Tiếp tục phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như bia hơi, bia tươi
mang nhãn hiệu Vida, do đặc tính của các loại sản phẩm này phù hợp với khẩu vị cũng nhƣ đặc điểm khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ.
- Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng: Đảm bảo sản xuất thân thiện với môi trường, nâng cao tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở tuân thủ các Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 22000:2005, ISO 14001:2004 mà công ty đã đƣợc cấp giấy chứng nhận. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng.
- Xác định các rủi ro:
+ Rủi ro về kinh tế: Vì không phải là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên bia rƣợu thuộc danh mục khách hàng cắt giảm đầu tiên khi gặp khó khăn hoặc khủng hoảng kinh tế. Sản lƣợng bia Sài Gòn 355 gia công cho công ty mẹ chiếm phần quan trọng trong sản lƣợng của Công ty, các điều kiện và khó khăn về vận chuyển sẽ dẫn đến nguy cơ giảm sút phần sản phẩm gia công này.
+ Rủi ro về luật pháp: Mọi hoạt động của Công ty đƣợc điều chỉnh bởi một hệ thống luật bao gồm: Luật doanh nghiệp; Luật chứng khoán, Luật thương mại… hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn thiếu sự minh bạch, và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, hệ thống pháp luật này tiếp tục đƣợc điều chỉnh vì vậy bất cứ sự điều chỉnh nào cũng tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó công ty còn chịu sự tác động của những chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm ổn định tình hình kinh tế trong nước.
+ Rủi ro về nguyên liệu sản xuất: Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm Bia của Công ty hiện nay được thu mua chủ yếu nhập khẩu (chủ yếu từ các nước như Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Australia...) một phần nhỏ thì thu mua ở trong nước. Do đó, những biến động về giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất và khả năng sinh lời của Công ty. Đây là một trong những nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
+ Rủi ro dự án đầu tƣ: Hiện nay, dự án nhà máy sản xuất bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh giai đoạn này đã hoàn thành và đƣa vào khai thác. So với các dự toán ban đầu, các khoản mục chi phí đầu tƣ đã tăng lên khoảng 30 tỷ, việc gia tăng khoản vốn đầu tƣ này đã phần nào làm ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động của Công ty. Trong thời gian tới, rủi
ro mà Công ty có thể gặp phải là chất lượng sản phẩm, hiệu suất hoạt động dưới mức dự kiến sẽ càng làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của dự án.
- Định hướng phát triểu của công ty:
Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh: “Ấn tƣợng với chất lƣợng sản phẩm và phong cách phục vụ”. Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh nay đã vững vàng một thương hiệu uy tín, chất lượng, được đông đảo khách hàng đón nhận. Đó là kết quả của những cố gắng không ngừng nghỉ, là thành công lớn sau nhiều năm công ty chú trọng cải tiến kỹ thuật, đầu tƣ, nâng cấp các dây chuyền sản xuất xây dựng một phong cách phục vụ làm hài lòng khách hàng...
- Sự thay đổi rõ nét nhất chính là việc đa dạng hóa các sản phẩm. Trước đây bia hơi là sản phẩm quen thuộc và lâu đời nhất của doanh nghiệp với sản lƣợng sản xuất, tiêu thụ cao điểm hơn 100.000 lít/ngày. Từ những ƣu thế này, 3 năm trở lại đây công ty cho ra mắt sản phẩm mới là bia tươi Vida keg 2 lít. Đây là sản phẩm cao cấp, được sản xuất từ những nguyên liệu chất lượng cao vốn là thế mạnh của nhiều thương hiệu lớn. Tuy nhiên, bằng những bí quyết riêng, sản phẩm của Vida Vinh sau khi đƣa vào sản xuất nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với lợi thế về giá cả, chất lượng.
- Bên cạnh sản phẩm bia, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh bắt đầu mở rộng thị trường nước uống tinh khiết. Với thương hiệu trên 30 năm, mặt hàng này nhanh chóng được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Thành công này, giúp công ty liên tục nhiều năm liền hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ đƣợc giao, trung bình mỗi năm năng suất tăng từ 10 - 20% và là 1 trong 3 đơn vị nộp thuế cao nhất tỉnh. Thành quả đó còn là nhờ Công ty áp dụng các biện pháp cải tiến khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản lý vào sản xuất kinh doanh. Trong năm nay, Công ty đã lắp thêm 20 tank chứa bia, đầu tƣ mới hệ thống thu hồi CO2, hệ thống nén khí, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải… nâng công suất dây chuyền sản xuất bia.
- Công tác đào tạo, trẻ “hóa” đội ngũ cán bộ công nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn cũng đƣợc chú trọng. Vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều kỹ sƣ trẻ, có trình độ, tốt nghiệp các trường đại học có chất lượng được thu hút về để tham gia vào công tác nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp máy móc kỹ thuật. Phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đƣợc phát động trong toàn ngành; riêng trong năm
2014 có 16 sáng kiến đƣợc áp dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí trong sản xuất.
- Công tác chăm sóc khách hàng đƣợc quan tâm thông qua hệ thống trên 80 đại lý và hàng nghìn điểm bán lẻ; với cam kết bán đúng, bán đủ sản phẩm.
- Hiện ngoài thị trường chính là Nghệ An, Hà Tĩnh, công ty đã mở rộng thị trường ra các tỉnh, thành khác thuộc khu Bắc Trung Bộ. Nói về định hướng lâu dài, ông Hoàng Lâm Hòa, Giám đốc Công ty CP Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh chia sẻ: Khách hàng luôn là đối tƣợng ƣu tiên hàng đầu của chúng tôi. Trong đó, không chỉ tạo ra được những sản phẩm ưu việt, làm hài lòng người tiêu dùng mà còn có trách nhiệm với khách hàng, với địa phương và với những ưu tiên, ưu đãi mà tỉnh nhà đã dành cho đơn vị.
- Doanh nghiệp cũng đặc biệt chú trọng đến các hoạt động xã hội, từ thiện.
- Đặc biệt, liên tục 19 năm, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh sát cánh và là nhà tài trợ chính cho Giải bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An.
- Mục tiêu của Công ty là huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh và dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa. Đồng thời tạo việc ổn định cải thiện điều kiện làm việc trong Công ty. Và đảm bảo lợi ích cho các cổ đông làm tròn nghĩa vụ và ngân sách nhà nước.