Vốn ngân sách nhà nước bao gồm vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách cấp tỉnh, vốn ngân sách cấp huyện, thị xã… Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích lũy của nền kinh tế và được nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch nhà nước hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn.
Đối với cấp hành chính là huyện, thị xã thì việc nhận vốn ngân sách cho đầu tư bao gồm vốn đầu tư của nhà nước cấp thông qua sở tài chính, vốn ngân sách cấp tỉnh. Là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loại phí, lệ phí. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng mặc dù vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội, song là nguồn vốn nhà nước chủ động điều hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then chốt của nền kinh tế, đầu tư những lĩnh vực khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tư nhân hoặc doanh nghiệp không muốn hoặc không thể đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực như đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đường giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình cho giáo dục, văn hóa xã hội, quản lý nhà nước… Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế như giao thông, duy tu, bão dưỡng, sửa chữa cầu đường; nông nghiệp, thủy lợi, bão dưỡng các tuyến đê…
Đầu tư duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát
nước… Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nguồn vốn này rất quan trọng đối với các địa phương cấp huyện, thị xã nhất là những địa phương nghèo, nguồn thu ít.
Ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực như đã nêu trên, vốn ngân sách còn có ý nghĩa rất quan trọng để khơi dậy các nguồn vốn khác còn tiềm tàng, đặc biệt là vốn trong dân cư, ở đây vốn ngân sách có tính chất “vốn mồi”, vốn hỗ trợ một phần như chi để lập các dự án, các quy hoạch cần thiết để nhân dân và các tổ chức kinh tế khác đưa vốn vào đầu tư phát triển. Hoặc vốn ngân sách hỗ trợ một phần làm đường ngõ xóm, trường học, nhà trẻ… phần còn lại cộng đồng dân cư tự đóng góp và quản lý sử dụng. Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các nước nhất là trong việc tham gia của nhân dân vào các dự án dịch vụ và hạ tầng đô thị mới với các hình thức tài trợ xen kẽ, hợp vốn công – tư…
Nguồn vốn ngân sách nói chung được tập hợp từ các nguồn vốn trên địa bàn như:
- Vốn ngân sách Trung ương đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn.
- Vốn ngân sách Trung ương cân đối hoặc ủy quyền qua ngân sách địa phương (xây dựng cơ bản tập trung, thiết bị nước ngoài ghi thu ghi chi, vốn chương trình quốc gia…)
- Vốn ngân sách từ các nguồn thu của địa phương được giữ lại (cấp quyền sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, xổ số,…)
- Vốn ngân sách sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản.
1.1.5.2. Phân cấp quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách
Theo nghị định 12/2009/NĐ-CP, các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Chủ đầu tư xây dựng công trình do người
quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước.
Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Đối với các dự án đầu tư sử dụng ngân sách phường, xã, thị trấn sẽ áp dụng Thông tư số 28/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, người quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư; chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn và đảm bảo bố trí đủ vốn để thực hiện dự án không quá 3 năm. Trường hợp dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên thì trước khi phê duyệt dự án đầu tư, phải có thỏa thuận bằng văn bản về nguồn vốn của cấp hỗ trợ vốn. Dự án được quyết định đầu tư mà không xác định rõ nguồn vốn, mức vốn thuộc ngân sách nhà nước, làm cho dự án thi công phải kéo dài, gây lãng phí thì người ký quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do việc kéo dài này gây ra.
Trường hợp đặc biệt, cấp bách (do thiên tai, hoả hoạn) cần phải khởi công ngay thì dự án đầu tư phải được Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường, thị
trấn hoặc Thường trực Ủy ban nhân dân đối với địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân có ý kiến đồng ý bằng văn bản và được Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chấp thuận bằng văn bản.