2.3 Phân tích thực trạng công tác quyết toán các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách đã hoàn thành của tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.2 Đánh giá kết quả công tác quyết toán các dự án đầu tư đã hoàn thành 64 TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Công tác quyết toán dự án hoàn thành đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được kết quả quan trọng: từ năm 1997 đến 31/8/2014 đã có 8.001 DAHT bàn giao đưa vào sử dụng. Trong đó, đã phê duyệt quyết toán được 5.987 dự án bằng 74,7% tổng số DAHT đưa vào sử dụng, đã tạo điều kiện để các đơn vị thụ hưởng dự án quản lý sử dụng tài sản hình thành qua đầu tư đúng
nhà nước. Số dự án hoàn thành đã lập hồ sơ quyết toán đang trong thời gian thẩm tra theo quy định là 132 DA (bằng 1.3% tổng số).
2.3.2.2. Những hạn chế cần khắc phục
Tuy vậy, công tác quyết toán DAHT còn nhiều tồn tại hạn chế, thể hiện ở số DAHT chủ đầu tư chưa lập quyết toán để nộp cơ quan thẩm tra phê duyệt là rất lớn và tồn đọng quá lâu (vi phạm quy định của Bộ tài chính về thời gian lập báo cáo quyết toán DAHT) với số lượng là 1.882 DA chiếm 24% tổng số DAHT (khối xã: 1.605 DA, khối huyện: 119 DA, khối tỉnh: 158 DA). Trách nhiệm chính thuộc về các chủ đầu tư và nhà thầu (theo quy định tại Điều 20, Thông tư số 19/2011/TT-BTc ngày 14/02/2011)
2.3.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế:
a. Nguyên nhân khách quan
Về cơ chế chính sách: Các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định về quản lý dự án đầu tư và quản lý chi phí đầu tư thường xuyên thay đổi trong khi quy định về quyết toán dự án hoàn thành phải tuân thủ cơ chế chính sách của Nhà nước phù hợp với từng thời kỳ thực hiện dự án, do đó đã làm khó khăn trong việc nhận thức của các chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình thực hiện.
b. Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân thuộc về cơ quan thẩm tra:
- Quy trình giao nhận hồ sơ, quy trình thực hiện thẩm tra còn nhiều bất cập, gây lãng phí thời gian và nguồn nhân lực, nhiều quy trình có thể rút gọn, giảm thiều thời gian thẩm tra, điển hình là việc tách riêng công tác thẩm tra giá và khối lượng, theo quy định hiện hành thì việc thẩm tra khối lượng dựa trên việc đối chiếu khối lượng hợp đồng, khối lượng quyết toán, và khối lượng nghiệm thu đã được Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và Nhà thầu thi công xác nhận, không đòi hỏi bóc tách khối lượng bản vẽ hoàn công và các tài liệu kèm theo, việc thẩm tra đơn giá là đối chiếu đơn giá đã ghi trên hợp đồng và phụ lục hợp đồng được hai bên ký kết với đơn giá đề nghị quyết toán, cán bộ thẩm tra không chịu trách nhiệm về đơn giá cũng như khối lượng đã được hai bên nghiệm thu và ký kết trong hợp đồng, bởi vậy việc phân công cho 02 cán bộ thẩm tra đơn giá
và khối lượng dẫn tới trùng lặp trong khâu quyết toán ( cả hai đều phải thẩm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra việc chấp hành thủ tục đầu tư XDCB) dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn nhân lực thẩm tra quyết toán.
- Nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhiều dự án phải thực hiện thẩm tra lại do tính phức tạp và đặc thù của dự án.
* Nguyên nhân thuộc về các chủ đầu tư
- Năng lực quản lý dự án của cán bộ ở các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (đặc biệt là cấp xã và các ban QLDA kiêm nhiệm) còn yếu không đáp ứng yêu cầu quản lý dự án đầu tư, lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành.
- Chủ đầu tư thay đổi: do sáp nhập vào đơn vị mới; thay đổi lãnh đạo; cán bộ quản lý dự án luân chuyển làm cho việc theo dõi quản lý hồ sơ còn để thất lạc.
- Nhiều dự án do thiếu nguồn vốn, thay đổi thiết kế làm kéo dài thời gian thi công, dự án phải điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư, dự toán theo quy định song không thực hiện đủ trình tự thủ tục hồ sơ XDCB.
- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tư vấn đầu tư thực hiện không đúng quy trình do đó hồ sơ dự án thiếu một số tài liệu pháp lý.
– Một số trường hợp chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu (xây lắp, tư vấn) cao hơn giá trị khối lượng thực hiện, nhà thầu “lẩn tránh” không phối hợp với chủ đầu tư trong việc lập hồ sơ quyết toán DAHT.
* Nguyên nhân thuộc về nhà thầu
- Cố tình chậm quyết toán để né tránh việc thanh tra, kiểm tra, trốn tránh hoặc trì hoãn thời gian nộp thuế hoặc trì hoãn việc phải nộp tả lại số tiền chủ đầu tư đã thanh toán vươt quá giá trị khối lượng thực hiện.
- Nhà thầu (xây lắp, tư vấn) đã thay đổi do đổi tên, hoặc sáp nhập, hoặc giải thể phá sản.
* Nguyên nhân về công tác quản lý nhà nước
- Việc giao cho UBND cấp xã và một số đơn vị HCSN làm chủ đầu tư, ban QLDA kiêm nhiệm trong khi năng lực chuyên môn không đáp ứng yêu cầu
- Quyết định phê duyệt dự án trong khi chưa bố trí đủ nguồn vốn, hoặc phê duyệt dự án có phần bị chồng lấn; quyết định phê duyệt phương bồi thường GPMB không đúng trình tự (nhiều dự án không có quyết định thu hồi đất, thường ở giai đoạn đầu tái lập tỉnh)
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền chưa thực sự sát sao, quyết liệt, còn có hiện tượng xem nhẹ công tác quyết toán DAHT;
- Việc quản lý nhà nước đối với công tác quyết toán DAHT nhiều năm còn “buông lỏng”, chưa thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát, chỉ đạo điều hành và sử dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của Nhà nước (Nghị định số 126/2004/NDD-CP ngày 26/5/2004 của chính phủ; công văn số 921/TTg-KTTH ngày 20/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 2/02/2009 của Chính phủ; từ năm 2013 thì theo chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ).
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 luận văn đã giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội;
đặc điểm địa lý; tình hình đầu tư XDCB, thực trạng công tác quyết toán dự án hoàn thành các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997- nay.
Tiến hành phân tích công tác quyết toán các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành tại Vĩnh Phúc và phân tích các nguyên nhân chậm quyết toán các dự án từ năm 1997-nay, luận văn đã chỉ ra những dự án, công trình đã hoàn thành; chủ yếu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quyết toán dự án hoàn thành: Chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp, tư vấn, cơ quan thẩm tra quyết toán.
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác quyết toán dự án hoàn thành còn bộc lộ hạn chế, thiếu sót dẫn đến việc ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng quyết toán, giảm hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách nhà nước. Những vấn đề này là cơ sở quan trọng làm căn cứ để đề ra giải pháp ở chương 3.