2.3 Phân tích thực trạng công tác quyết toán các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách đã hoàn thành của tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Phân tích chỉ tiêu mức độ hoàn thành quyết toán
Thầu phụ XD hầm
Thầu phụ XD đường Chủ đầu tư
Ban quản lý GS chung
Tổng thầu xây dựng
Giám đốc quản lý (TVGS trưởng)
Thầu XD chính
>50% khối lượng
Thầu phụ XD cầu
TVGS tiến độ (d)
TVGS chất lượng thi
công TVGS
Thí nghiệm (d) Tư vấn
đo khối lượng và áp giá (d)
Bảng 2.1: Số lượng dự án hoàn thành và quyết toán giai đoạn 1997-2014
Bảng 2.2: Tỷ lệ dự án đã quyết toán / dự hoàn thành giai đoạn 1997 -2014 Năm Tổng số dự án đã
hoàn thành
Tổng số dự án đã quyết toán xong
Tỷ lệ đãQT/Số đã HT GĐ từ 1997-
2011
8.001
3.287 47.83%
Năm 2012 700 8.75%
Năm 2013 1.028 12.85%
Năm 2014 432 5.4%
Tổng 5.987 74.82%
Nguồn: Báo cáo chỉ thị số 27/CT-TTg của Sở Tài chính Vĩnh Phúc Từ năm 1997( thời điểm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc) đến năm nay, số dự án công trình được đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng của tỉnh Vĩnh Phúc là 8.001 dự án, số dự án đã được phê duyệt quyết toán là 5.987 dự án chiếm 74.82
%, số dự án chưa được phê duyệt quyết toán là 2.014 dự án ( trong đó số dự án chưa lập HSQT là: 1.882 dự án, số dự án đã lập HSQT là 132 hồ sơ) chiếm 23.52%;
STT Cấp quản lý
Dự án, công trình hoàn thành đã phê duyệt quyết toán
Dự án, công trình hoàn thành chưa nộp quyết toán
Số hồ sơ dự án, công trình
còn tại cơ quan TTQT tại thời điểm 31/12/2014 GĐ
từ 1997-
2011
Năm
2012 Năm
2013 Năm
2014 Tổng cộng
GĐ từ 1997-
2011
Năm
2012 Năm
2013 Năm 2014 1 Cấp
tỉnh 2.295 340 580 220 3.435 632 207 267 158 68 2
Cấp huyện,
thị xã 1.532 360 448 212 2.552 1.894
142 172 119
64 3
Cấp phường,
xã 1.614 1.649 1.605
Tổng cộng 3.827 700 1.028 432 5.987 2.526 1.963 2.088 1.882 132
* Công trình Đường vào KCN Bá Thiện, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thông tin chung về dự án:
- Tổng mức đầu tư: 70.665 triệu đồng.
- Chủ đầu tư: Sở Giao thông Vận tải Vĩnh Phúc.
- Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2004 đến năm 2007 - Nguồn vốn thực hiện: Vốn ngân sách tỉnh.
- Hình thức QLDA: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban Quản lý dự án của mình.
- Thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng: tháng 02/2007 Lý do chậm tiến độ:
- Đơn vị thi công không phối hợp lập hồ sơ quyết toán, một số đơn vị nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng hiện không còn hoạt động trên địa bàn tỉnh, phá sản, hoặc giải thể, Chủ đầu tư đã nhiều lần làm công văn đôn đốc nhưng không nhận được phản hồi.
* Công trình: Điện chiếu sáng QL2 KM36+700-Km39+600 (điện 2900m) Thông tin chung về dự án:
- Tổng mức đầu tư là: 3.800 triệu đồng.
- Chủ đầu tư: Sở Giao thông Vận tải Vĩnh Phúc.
- Nguồn vốn đầu tư: Vốn xây dựng cơ bản tập trung ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác.
- Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2003 đến năm 2005.
- Hình thức QLDA: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban Quản lý dự án của mình.
- Thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng: Chưa xác định Lý do chậm tiến độ:
Công trình đã thi công từ những năm 2003 đến năm 2005 nhưng không có biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng do công tác giải phóng mặt bằng theo từng đoạn nên khi có mặt bằng đoạn nào thì thi công xong đoạn đó và đóng điện ngay đưa vào sử dụng, khi hoàn thành toàn bộ công trình
thì không thực hiện lập Biên bản bàn giao đưa vào sử dụng ngay, đến thời điểm hiện tại hồ sơ thất lạc, cán bộ phụ trách đã luân chuyển công tác, Sở GTVT đã chỉ đạo làm văn bản ký gửi các đơn vị đang quản lý và sử dụng phối hợp hoàn thiện biên bản bàn giao để trình quyết toán, tuy nhiên đơn vị TVGS, TVTK không còn hoạt động.
* Công trình: Hệ thống cấp nước thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường Thông tin chung về dự án:
- Tổng mức đầu tư là: 19.410 triệu đồng.
- Chủ đầu tư: UBND huyện Vĩnh Tường.
- Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn: Vốn JBIC đầu tư xây lắp, thiết bị chính:
12.300.000.000 đồng, Vốn NSNN đối ứng đầu tư KTCB Khác, GPMB và Dự phòng: 5.110.000.000 đồng, Nhân dân đóng góp 1 phần đường ống phân phối:
2.000.000.000 đồng.
- Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2003 đến năm 2007.
- Hình thức QLDA: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
- Thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng: 06/2007 Lý do chậm tiến độ:
Công trình đã thi công từ những năm 2003 đến năm 2007 nhưng đơn vị thi công xây lắp, TVGS, TVTK và các đơn vị tư vấn khác không phối hợp Lập quyết toán A-B, Chủ đầu tư luân chuyển, thay đổi cán bộ nhiều lần, công tác quản lý hồ sơ yếu kém, thất lạc hồ sơ, một số thủ tục đầu tư XDCB không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng qui định như: quy trình lựa chọn nhà thầu, quy trình nghiệm thu vật liệu vật tư đưa vào công trình....
* Công trình: Nhà giảng đường số 01,02 - Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc;
Thông tin chung về dự án:
- Tổng mức đầu tư là: 54.370 triệu đồng.
- Chủ đầu tư: Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc.
- Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn: : Ngân sách nhà nước và các nguồn hợp
- Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2007 đến năm 2009.
- Hình thức QLDA: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
- Thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng: 06/2010 Lý do chậm tiến độ:
Công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 6/2010, hiện nay hồ sơ quyết toán đã được lập và trình quyết toán, tuy nhiên do năng lực của chủ đầu tư hạn chế nên hồ sơ tập hợp không đầy đủ, thiếu sót, một nguyên nhân khác nữa là do lượng hồ sơ tại cơ quan thẩm tra quyết toán nhiều, lực lượng cán bộ ít, mỗi cán bộ thường xuyên phụ trách thẩm tra từ 15-30 bộ hồ sơ quyết toán, một số cán bộ mới, chuyên môn chưa tốt nên công tác thẩm tra còn kéo dài.
b) Nguyên nhân dẫn đến việc chậm quyết toán dự án hoàn thành như sau:
* Tại các đơn vị chủ đầu tư, ban QLDA:
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án các cấp về cơ bản có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn. Tuy nhiên, ở cấp xã, các ban QLDA thuộc khối các trường học, bệnh viện, các trung tâm và ở một số ngành, cán bộ quản lý dự án thường làm kiêm nhiệm, kiến thức về quản lý dự án đầu tư nói chung và quyết toán DAHT nói riêng rất yếu, bên cạnh đó do làm kiêm nhiệm nên ít quan tâm, thậm chí có đơn vị còn buông lỏng quản lý, phó mặc cho nhà thầu (B) thực hiện toàn bộ các công việc về lập hồ sơ dự án dẫn đến tình trạng hồ sơ dự án lưu trữ không đầy đủ hoặc bị thất lạc, đến khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng thì thiếu hồ sơ để lập quyết toán.
* Tại hệ thống cơ quan thẩm tra quyết toán:
- Về số lượng:
Từ khối lượng công việc thực tế cho thấy số lượng cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán của cơ quan tài chính (tỉnh, huyện) là rất ít, vừa thiếu về số lượng, kém về chất lượng.
Ở tỉnh, đã phải hợp đồng, tăng cường từ các bộ phận khác, thậm chí có thời gian đã phải huy động cán bộ có chuyên môn quản lý đầu tư từ các Sở kỹ thuật chuyên ngành mới đáp ứng được yêu cầu tiến độ công tác thẩm tra quyết toán DAHT.
Ở huyện, số lượng cán bộ phòng Tài chính cũng rất ít, mỗi huyện cũng chỉ có từ 1 đến 3 người làm công tác thẩm tra quyết toán DAHT thành, thậm chí có huyện phải huy động cán bộ từ các phòng chuyên môn khác để kiêm nhiệm làm công tác thẩm tra quyết toán.
- Về trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán rất hạn chế, không đủ khả năng hướng dẫn giúp đỡ đơn vị, có cán bộ nhận thức văn bản máy móc cứng nhắc dẫn đến xung đột trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó còn có một số cán bộ có tư tưởng sách nhiễu gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
Công tác tổ chức thẩm tra quyết toán DAHT của ngành Tài chính còn chưa khoa học dẫn đến thời gian thẩm tra bị kéo dài không cần thiết. Việc giao nhận hồ sơ quyết toán còn nhiều bất cập, không có quy trình làm cho hồ sơ nhận ban đầu không đầy đủ, không xác định rõ được trách nhiệm gây phiền hà không đáng có cho đơn vị (do phải bổ xung tài liệu nhiều lần) đây là điều kiện để cán bộ có cơ hội gây phiền hà sách nhiễu.
- Tại các đơn vị nhà thầu
Trình độ quản lý dự án của cán bộ tại các nhà thầu còn nhiều hạn chế, việc thay đổi chế độ chính sách của Nhà nước về chi phí đầu tư các đơn vị thường tính sai quy định.
Một số đơn vị nhà thầu do được tạm ứng vượt quá giá trị hoàn thành nên chầy ỳ, trốn tránh, không phối hợp lập hồ sơ quyết toán.