Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quyết toán dự án công trình hoàn thành

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 45)

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày nay, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là hết sức cần thiết và cấp bách nếu như chúng ta muốn tận dụng được nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng như các tiềm lực khác của các nước phát triển đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn đang rất hạn hẹp của nhà nước Việt nam.

Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế đều có những quy định cụ thể về công tác quản lý đầu tư và xây dựng, nó phản ánh cơ chế quản lý kinh tế của thời kỳ đó.

Dưới đây là một số văn bản pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng qua một số thời kỳ (chỉ nêu một số văn bản pháp quy trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây). Sự ra đời của những văn bản sau là sự khắc phục những khiếm khuyết, những bất cập của các văn bản trước đó, tạo ra sự hoàn thiện dần dần môi trường pháp lý cho phù hợp với quá trình thực hiện trong thực tiễn, thuận lợi cho người thực hiện và người quản lý, mang lại hiệu quả cao hơn, điều đó cũng phù hợp với quá trình phát triển.

a) Nghị đinh 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

Ngày 08/7/1999 Chính phủ đã có Nghị định 52/1999/NĐ- CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng thay thế Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 42/CP, 92/CP. Quy chế này thể chế hoá quan điểm đổi mới của Đảng khoá VIII:

“Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực...”.

b) Nghị đinh 07/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ.

Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ.

c) Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

Luật xây dựng ra đời thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng và nhà nước Việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Luật xây dựng đã tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư và xây dựng. Luật mang tính ổn định cao, qua đó các chủ thể tham gia phát huy tối đa quyền hạn trách nhiệm của mình.

d) Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Là văn bản dưới Luật, hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng công trình.

g) Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

Nghị định 112/2006/NĐ-CP điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi một số Điều trong Nghị định 16/2005/NĐ-CP cho phù hợp điều kiện thực tế trong quá trình triển khai thực hiện.

h) Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ là sự thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

i) Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng; áp dụng đối với CĐT, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam, với sự ra đời của nghị định số 209/2004/NĐ-CP các chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý chất lượng thi công công trình phát huy được tính chủ động trong công việc của mình đảm bảo đúng trình tự, thủ tục đảm bảo chất lượng và giảm thiểu các thủ tục không cần thiết.

j) Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước (Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn khác áp dụng).

Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định số 99/2007/NĐ-CP có nội dung thay thế nội dung Thông tư số 04/2000/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án

toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước.

k) Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ thay thế nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.

l) Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

Luật đấu thầu ban hành ngày 29/11/2005 quy định các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp.

Với nội dung của Luật đấu thầu, đã có Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29/9/2006 để hướng dẫn thi hành. Nội dung Nghị định số 111/2006/NĐ-CP đã nêu cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục và các nội dung cần thiết trong việc mời thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu của CĐT. Với việc ban hành Nghị định số 111/2006/NĐ-CP hướng dấn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng, công tác đấu thầu dần được đưa vào khuôn phép góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, hạn chế các chi phí và thủ tục không cần thiết trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Ngày 5/5/2008 Nghi định số 58/2008/NĐ-CP ra đời để thay thế nghị định số 111/2006/NĐ-CP và ngày 15/10/2009 nghị đính số 85/2009/NĐ-CP ra đời thay thế nghị định số 58/2008/NĐ-CP. Sự thay thế một cách thường xuyên các nghị định của chính phủ trong việc hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu thể hiện sự chuyển biến trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật việt nam, tuy nhiên điều đó lại gây rất nhiều khó khăn trong các thực hiện của các CĐT.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra được những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư và quản lý dự án đầu tư: khái niệm đầu tư, các loại đầu tư, dự án đầu tư. Các đặc điểm của quản lý dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, phân cấp quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách. Trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết toán dự án đầu tư với các vấn đề: trình tự, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của việc quyết toán dự án đầu tư các công trình có sử dụng nguồn vốn ngân sách đã hoàn thành. Đây là những vấn đề cơ bản phục vụ cho việc phân tích và hoàn thiện công tác quyết toán dự án đầu tư các công trình có sử dụng nguồn vốn ngân sách đã hoàn thành trên địa bàn tỉnh Vính Phúc ở các chương sau.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)