Kết quả đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc (2011- 2015)

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 56 - 59)

2.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Kết quả đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc (2011- 2015)

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong thực hiện phân cấp về phê duyệt các dự án đầu tư và phân bổ nguồn vốn, tuy nhiên, chất lượng đầu tư trên địa bàn Vĩnh Phúc đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình hình nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) chưa được giải quyết triệt để.

Những năm qua, công tác đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù nền kinh tế trong nước nói chung và của tỉnh nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, song huy động vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 vẫn đạt khá.

Theo số liệu báo cáo của sở Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2011 - 2015, tổng nguồn vốn huy động từ NSNN trên địa bàn tỉnh đạt trên 24.209 tỷ đồng (tăng 64% so với giai đoạn 2006 - 2010). Trong đó: Tổng NSNN giao 17.320,24 tỷ đồng (tăng 122% so với giai đoạn 2006 - 2010); nguồn vốn trái phiếu Chính phủ huy động được 363,714 tỷ đồng; nguồn vốn ODA: 2.578 tỷ đồng (tăng 140% so với giai đoạn 2006 - 2010); nguồn vốn huy động từ Chương trình Mục tiêu quốc gia đạt 80,7 tỷ đồng; nguồn thu từ đất: 2.250 tỷ đồng (tăng 178% so với giai đoạn 2006 - 2010); nguồn ngân sách khác bổ sung cho đầu tư XDCB (tăng thu, cải cách tiền lương, dự phòng...) đạt hơn 1.617 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt hiệu quả đáng ghi nhận, nhất là khu vực FDI và khu

triển khai, đến nay, nhiều dự án quy hoạch quan trọng đã được triển khai thực hiện. Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đạt kết quả tích cực. Hoạt động thanh tra, giám sát trong quá trình đầu tư được các cấp, các ngành hết sức quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Nhờ vậy, các công trình trọng tâm, các dự án trọng điểm, các dự án xây dựng nông thôn mới... cơ bản được hoàn thành, phát huy tối đa hiệu quả, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cùng với các địa phương khác trên cả nước, giai đoạn 2011 - 2015, Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư dự án sử dụng vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý nợ đọng trong XDCB tại các địa phương.

Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo, giám sát, đôn đốc các cấp, các ngành, các chủ đầu tư thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cơ chế đầu tư của HĐND tỉnh, trong đó, quan tâm đầu tư các công trình trọng điểm và đặc biệt chú trọng xử lý nợ đọng trong XDCB. Theo đó, tỉnh đã rà soát tất cả các công trình, trong đó, tiến hành dừng, giãn, hoãn tiến độ đầu tư các dự án, công trình nhằm tập trung nguồn lực thanh toán nợ XDCB, các công trình chuyển tiếp và chỉ khởi công đầu tư mới các dự án thực sự cấp thiết. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đưa ra chủ trương và thống nhất quan điểm về cơ cấu đầu tư 30 - 30 - 40 (tức là 30% nguồn vốn dành cho thanh toán nợ đọng XDCB;

30% dành cho các công trình trọng điểm và 40% cho các dự án chuyển tiếp và đầu tư mới). Đây được xem là bước đi đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Đặc biệt, với những cải cách mạnh mẽ trong quản lý, tỉnh đã từng bước kiểm soát được việc phát sinh nợ đọng trong XDCB, nhiều vấn đề tồn tại từ các giai đoạn trước như đầu tư dàn trải, phê duyệt dự án tràn lan... được giải quyết, từ đó, nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng của tỉnh.

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về xử lý nợ đọng trong XDCB, UBND tỉnh có những giải pháp đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư xây

dựng công trình, tập trung thanh toán nhanh, gọn tất cả các công trình hoàn thành có quyết định phê duyệt quyết toán. Đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, rà soát, đăng tải thông tin và đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu chậm quyết toán, qua đó giảm đáng kể các dự án chậm quyết toán từ 2.526 dự án (năm 2012) xuống còn 1.373 dự án (tính đến thời điểm 20/3/2015).

Theo quy định tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 - 10 - 2012 về những giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phải bảo đảm đến hết năm 2015 hoàn thành xử lý nợ đọng XDCB. Đối với Vĩnh Phúc, việc xử lý nợ XDCB luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, 3 năm trở lại đây, tỉnh ta đã dành trên 3.801 tỷ đồng để thanh toán nợ XDCB (trong đó: Ngân sách tỉnh dành 2.433 tỷ đồng, ngân sách huyện dành hơn 1.112 tỷ đồng, ngân sách xã và các nguồn khác dành hơn 255,6 tỷ đồng). Như vậy, tính đến thời điểm 30/5/2015, toàn tỉnh còn nợ XDCB 1.871,281 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách tỉnh nợ 537,791 tỷ đồng, ngân sách huyện nợ 325,036 tỷ đồng, ngân sách xã và nguồn khác nợ 1.008,455 tỷ đồng). Giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh đã dừng, giãn tiến độ 147 công trình với tổng mức vốn đầu tư là trên 5.886 tỷ đồng, trong đó, có một số công trình trọng điểm, tổng mức đầu tư lớn, như:

Đường song song đường sắt tuyến phía Nam thành phố Vĩnh Yên; đường chuỗi công nghiệp đô thị Bình Xuyên - Yên Lạc - Vĩnh Tường; dừng, giãn tiến độ Dự án cấp bách cải tạo, nâng cấp và mở rộng mặt đê tả Sông Lô...

Để nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN và hạn chế tối đa, tránh phát sinh nợ đọng XDCB, hoàn thành mục tiêu xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB trong năm 2015; chính quyền các cấp trong tỉnh và các ban, ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát nợ đọng XDCB, có kế hoạch dừng, giãn tiến độ một số dự án để tập trung xử lý nợ đọng, đồng thời hạn chế khởi công mới các dự án khi chưa xử lý dứt điểm nợ. Bên cạnh đó, tiếp tục vận động, huy động các nguồn vốn như ODA, Trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình lớn, dành nguồn vốn ngân sách tỉnh cho trả nợ XDCB.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)