Giới thiệu về Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý vận hành và bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy sản xuất điện thuộc tổng công ty điện lực dầu khí việt nam và giải pháp hoàn thiện (Trang 33 - 41)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ BẢO DƢỠNG SỬA CHỮA CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam là công ty TNHH một thành viên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập tại Văn bản số 2259/VPCP- ĐMDN ngày 2/5/2007 của Văn phòng Chính phủ; Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ban hành Quyết định số 1468/QĐ-DKVN ngày 17/5/2007 về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng Nhà máy điện Dầu khí Việt Nam. Tổng Công ty có tên tiếng Anh: PETROVIETNAM POWER CORPORATION (viết tắt PV Power), trụ sở chính tại Tầng 8, 9 Tòa nhà Viện Dầu khí, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Qua 8 năm hình thành và phát triển, đến nay PV Power hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD, để trở thành một đơn vị có tiềm lực tài chính tốt của Tập đoàn, vai trò và trách nhiệm của PV Power đƣợc nâng cao và Chính phủ đã xác định lĩnh vực Điện lực là một trong năm lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Theo đó, với Vốn điều lệ ban đầu là 7.600 tỷ đồng, đến nay tổng số Vốn điều lệ tăng lên 13.107 tỷ đồng; Từ 7 đơn vị thành viên đến nay có 26 đơn vị thành viên và liên kết. PV Power đã thực hiện cung ứng cho đất nước trên 95 tỷ kWh điện, tổng doanh thu hơn 125.350 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế 4.781 tỷ đồng và đặc biệt quan trọng là đã đóng góp hơn 7.120 tỷ đồng cho ngân sách quốc gia trong bối cảnh nguồn thu ngân sách cho nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với đó, PVPower đã xây dựng đƣợc một đội ngũ hơn 2.200 cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có chuyên môn cao, có trách nhiệm và tâm huyết, đáp ứng tốt nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, cơ bản đã làm chủ công nghệ tiên tiến hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Định hướng phát triển ngành điện lực Dầu khí từ nay đến 2020, công suất đặt toàn Tổng Công ty phấn đấu đạt 9.951 MW chiếm trên15% công suất đặt cả nước,

sản lƣợng ổn định hàng năm hơn 42 tỷ kWh chiếm 14-15% sản lƣợng điện toàn quốc và doanh thu phấn đấu đến cuối giai đoạn 2020 là 65.659 tỷ đồng/năm (tương đương khoảng 3,2 tỷ USD/năm) và lực lượng lao động khoảng trên 4.000 người có chuyên môn và tay nghề cao. Bên cạnh đó việc phát triển lĩnh vực dịch vụ sẽ đƣợc quan tâm ƣu tiên cao hơn mà tiên phong là dịch vụ vận hành bảo dƣỡng và dịch vụ cung ứng đảm bảo than cho các nhà máy nhiệt điện.

2.1.2. Vị trí của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

PV Power ra đời với những sứ mệnh hết sức cao cả. Đó là, cùng PVN đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, góp phần phát triển kinh tế đất nước và phục vụ đời sống nhân dân. Phát triển PVPower thành nhà sản xuất và cung cấp điện hàng đầu Việt Nam; trở thành nhà cung cấp điện với chất lƣợng ổn định cao nhất. Coi khí điện là ƣu thế ngành, đầu tƣ nhiệt điện than công suất lớn tạo lập thị phần, thủy điện và năng lƣợng tái tạo là mũi nhọn đột phá. Tạo động lực thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. Tiên phong trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghiệp điện Việt Nam. Lấy yếu tố thân thiện với môi trường là điều kiện tiên quyết trong đầu tư và phát triển nguồn điện. Cung cấp dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ và dịch vụ vận hành bảo dƣỡng hàng đầu trong khu vực.

Hình 2.1. Tỷ trọng các loại hình sản xuất điện năng trong HTĐ Việt Nam (Theo số liệu của EVN năm 2012)

Hình 2.2. Tỷ trọng các nguồn điện năng trong HTĐ Việt Nam (Theo số liệu của EVN năm 2012)

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã đƣợc thành lập vào ngày 17/05/2007. Chức năng, nhiệm vụ chính của PV Power là: Tham gia xây dựng và phát triểnnguồn điện, sản xuất kinh doanh điện năng.

Hiện nay, PV Power và các đơn vị PV Power có cổ phần chi phối đang nắm giữ các nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt 2.700 MW chiếm khoảng hơn 10%

tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống, bao gồm các nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2; Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2…

Danh sách một số nhà máy điện của PV Power có cổ phần chi phối đƣợc thống kê trong bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Danh sách một số nhà máy điện PV Power có cổ phần chi phối

STT Dự án Loại hình Công suất

(MW)

Năm vận hành 1 Nhà máy điện Cà Mau 1 Nhiệt điện khí 750 2008 2 Nhà máy điện Cà Mau 2 Nhiệt điện khí 750 2008 3 Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 Nhiệt điện khí 450 2009

STT Dự án Loại hình Công suất (MW)

Năm vận hành 4 Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 Nhiệt điện khí 750 2011

5 Nhà máy điện Hủa Na Thủy điện 180 2013

6 Nhà máy điện Đăkđrinh Thủy điện 125 2014

7 Nhà máy điện Vũng Áng Nhiện điện than 1200 2015 8 Nhà máy điện Thái Bình 2 Nhiện điện than 1200 2016 9 Nhà máy điện Long Phú 1 Nhiện điện than 1200 2017 10 Nhà máy điện Sông Hậu 1 Nhiện điện than 1200 2018 11 Nhà máy điện Quảng Trạch 1 Nhiện điện than 1200 2019

Song song với công tác sản xuất điện năng, Tổng Công ty luôn xác định việc triển khai đầu tƣ xây dựng các dự án phát triển nguồn điện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, góp phần vào việc thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển của Tổng Công ty.

Đồng thời, việc phát triển điện sạch (năng lƣợng tái tạo) đang là xu thế của thế giới và thực hiện định hướng của Đảng, Nhà nước trong quy hoạch phát triển điện năng, PV Power đã đang tích cực triển khai thực hiện các dự án phong điện Phú Quý, Hòa Thắng... hay các dự án điện Địa nhiệt tại Quảng Ngãi, dự án điện sử dụng khí hóa lỏng LNG và tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm các dự án điện gió ở những khu vực có tiềm năng.

Song song với lĩnh vực đầu tƣ và phát triển các dự án điện, PV Power cũng đã định hướng xây dựng các đơn vị vệ tinh nhằm tạo thế đứng vững chắc gồm 3 lĩnh vực: Phát điện – Đầu tƣ mới nguồn điện – Dịch vụ cho ngành điện. Đến nay các đơn vị Công ty Cổ phần Tƣ vấn Dự án ĐLDK ViệtNam (PV Power PCC), Công ty CP Tƣ vấn ĐLDK Việt Nam (PVPE) và Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPS) đã dần trưởng thành, tạo thế phát triển lâu dài và bền vững cho Tổng công ty. Đặc biệt PVPS đã trở thành đơn vị bảo dƣỡng sửa chữa có uy tín và kinh nghiệm tại ViệtNam.

Các lĩnh vực kinh doanh chính cửa PV Power:

- Sản xuất kinh doanh điện năng;

- Nhập khẩu, kinh doanh và phân phối than đảm bảo nguồn cung cấp than cho các nhà máy điện;

- Sửa chữa, bảo trì, bảo dƣỡng các nhà máy điện;

- Đầu tƣ tài chính vào các Công ty con hoạt động trong ngành nghề có liên quan nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh trên các lĩnh vực kinh doanh chính của PV Power.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động:

Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức PV Power

2.1.5. Chức năng nhiệm vụ các Ban chuyên môn cơ quan Tổng Công ty

Các Ban chức năng Công ty mẹ - Tổng Công ty đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Tổng Công ty. Các Ban chức năng Công ty mẹ - Tổng Công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tổng Công ty trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ - Tổng Công ty đƣợc quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty và các đơn vị trực thuộc, các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.

2.1.5.1. Văn phòng

Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công tác hành chính – quản trị, thư ký – tổng hợp, văn thư – lưu trữ, quan hệ công chúng (PR) – phát triển thương hiệu, đối ngoại, quản lý công tác an ninh, quốc phòng, bảo mật của cơ quan Tổng Công ty.

2.1.5.2. Ban Tổ chức nhân sự

Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công tác tổ chức, đổi mới và phát triển doanh nghiệp; Công tác cán bộ; Thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; Lao động, tiền lương và chế độ chính sách; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Pháp chế doanh nghiệp, Thi đua, khen thưởng của cơ quan Tổng Công ty và của các đơn vị thành viên.

2.1.5.3. Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán

Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công tác tài chính, kế toán và kiểm toán của toàn Tổng Công ty.

2.1.5.4. Ban Kinh tế - Kế hoạch

Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công tác kế hoạch, thống kê; công tác đấu thầu thuộc lĩnh vực đầu tƣ xây dựng các dự án do Tổng Công ty làm chủ đầu tƣ/chủ quản đầu tƣ.

2.1.5.5. Ban Thương mại

Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công tác thương mại, thị trường, xuất nhập khẩu, phát triển dịch vụ của Tổng Công ty;

2.1.5.6. Ban Đầu tư phát triển

Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công tác đầu tư, đánh giá giám sát đầu tƣ phát triển của Tổng Công ty

2.1.5.7. Ban Xây dựng

Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công tác xây dựng (thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các hạng mục công trình…) của Tổng Công ty.

2.1.5.8. Ban Kỹ thuật

Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công tác: kỹ thuật vận hành, sửa chữa các nhà máy điện; kỹ thuật công nghệ các dự án; nghiên cứu khoa học-công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng Công ty.

2.1.5.9. Ban An toàn - Sức khoẻ - Môi trường

Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty về công tác an toàn, sức khoẻ và môi trường (bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường…) trong toàn Tổng Công ty.

2.1.6. Nguồn lực và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty

2.1.6.1. Nguồn lực a. Cơ sở vật chất

Là một Tổng Công ty Công nghiệp – Thương mại – Tài chính mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế, trong đó lấy sản xuất điện là trọng tâm hàng đầu, nên PV Power đã xây dựng đƣợc đƣợc một cơ sở vật chất khá mạnh so với các đơn vị sản xuất cùng lĩnh vực tại Việt Nam bao gồm các Nhà máy, văn phòng, kho bãi, công cụ sản xuất và con người, có khả năng đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

 Các nhà máy điện:

Hiện nay PV Power đang quản lý và khai thác các nhà máy phát điện với nhiều loại hình nhƣ phong điện, thủy điện, nhiệt điện… trong đó trực tiếp vận hành 4 nhà máy là: Nhà máy nhiệt điện khí Cà Mau 1&2, Nhà máy nhiệt điện khí

Nhơn Trạch 1, Nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 1. Các nhà máy điện của PV Power đều là nhà máy điện hiện đại, có mức độ tự động hóa rất cao. Toàn bộ nhà máy đƣợc vận hành tự động trên hệ thống điều khiển tiên tiến nhất của các Tập đoàn lớn trên thế giới nhƣ Siemens – Đức, Alstom – Thụy Sỹ, Yokogawa – Nhật Bản...

 Hệ thống CNTT, quản lý an toàn:

Tổng Công ty đã kết nối và sử dụng hệ thống mạng WAN/LAN trong toàn Tổng Công ty và các chi nhánh với đường truyền tốc độ cao bảo đảm thông tin liên lạc, giao dịch nội bộ cũng nhƣ với khách hàng đƣợc thông suốt và kịp thời. Công tác quản lý an toàn, chất lƣợng đƣợc duy trì theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001:2000, OHSAS 18001:2007, ISO 14001:2005…)

b. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của PV Power giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng, được đào tạo tại những nước có công nghệ tiến bộ. Bên cạnh đó, Tổng Công ty cũng chú trọng đến việc đầu tƣ lớn và lâu dài cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tính đến thời điểm đầu năm 2015 (chƣa tiếp quản nhà máy Vũng Áng 1 và thành lập chi nhánh Nhà máy điện Dầu khí Hà Tĩnh), tổng số lao động toàn Tổng Công ty là: 1.613 người, trong đó:

- Trình độ trên Đại học: 105 người, chiếm 6,51%;

- Trình độ Đại học: 984 người, chiếm 61%;

- Trình độ dưới Đại học: 524 người, chiếm 32.49%.

2.1.6.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty Bảng 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012 -2014

Tên chỉ tiêu ĐVT Kết quả thực hiện qua các năm

2012 2013 2014

1. Doanh thu tỷ VNĐ 22.282 23.380 31.586

2. Lợi nhuận trước thuế tỷ VNĐ 576 672 2.824

3. Thu nhập bình quân

(VNĐ/người/tháng) triệu 8,5 10 11,7

(Nguồn: Ban TCKT&KT-PV Power)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý vận hành và bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy sản xuất điện thuộc tổng công ty điện lực dầu khí việt nam và giải pháp hoàn thiện (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)