CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.2. Giải pháp CNTT tổng thể tích hợp hệ thống IT (Information Technology) và
3.2.1. Lý do đê xuất giải pháp
Đối với đặc thù lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện của PV Power, hệ thống công nghệ thông tin bao gồm 2 bộ phận riêng biệt đó là:
- Operational Technology (OT) – Hệ thống CNTT phục vụ sản xuất tác nghiệp. OT bao bao gồm các hệ thống phần cứng và phần mềm giám sát và điều khiển thiết bị, hệ thống và chu trình công nghiệp. Kỹ thuật này sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành nhƣ các lĩnh vực điều khiển quá trình (PCD), bộ điều khiển logic lập trình (PLC), các hệ thống điều khiển phân tán (DSC), điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu hệ thống (SCADA), hệ thống an toàn instrumented (SIS) ....
- Information Technologies (IT) – Hệ thống CNTT phục vụ quản lý điều hành. IT là các ứng dụng của máy tính, phần mềm để xử lý, truyền tải và lưu trữ dữ liệu, thông thường trong một môi trường kinh doanh hoặc trong doanh nghiệp. Các hệ thống của IT nhƣ hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP), quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM)…
Do có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của các mô hình sản xuất kinh doanh hiện đại, ví dụ trong lĩnh vực năng lượng, sự ra đời của các thị trường phát điện cạnh tranh, bán buôn cạnh tranh… đã thay thế cơ bản tƣ duy sản xuất điện theo kiểu truyền thống. Mặc dù các hệ thống máy tính điều khiển trong các nhà máy công nghiệp (OT) đã có thời gian dài phát triển, nhƣng đã số các tiến bộ đạt đƣợc đó trong các hệ thống OT độc quyền, đó là khó khăn để có thể mở rộng trên nhiều lĩnh vực công nghệ và nhà cung cấp hoặc có thể làm đƣợc nhƣng với chi phí rất lớn với một hệ thống rất cồng kềnh.
Chính vì vậy công tác tích hợp hệ thống điều khiển nhà máy OT với hệ thống công nghệ thông tin IT là xu hướng thiết yếu trên toàn thế giới nhằm đạt được các lợi ích cao hơn, cụ thể:
- Tăng cường công tác hoạch định chiến lược sản kinh doanh;
- Tăng cường khả năng kiểm soát theo các mô hình phân tán;
- Dễ dàng quản lý và theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Phối hợp công việc phản ứng nhanh hơn và cải thiện hiệu năng của toàn Tổng Công ty;
- Lực lƣợng lao động hiệu quả hơn do có nhiều thông tin hơn;
- Quyết định và điều chỉnh chiến lƣợc tốt hơn dựa trên các thông tin kịp thời và chính xác;
- Gia tăng công tác bảo trì chủ động và giảm thời gian đáp ứng với sự gián đoạn không lường trước.
Hệ thống CNTT tổng thể trang bị cho PV Power sẽ góp phần cải tiến đƣợc những hạn chế trong công tác vận hành, sản xuất, kinh doanh hiện nay và sẽ là nền tảng giúp PV Power sẵn sàng tham gia thị trường bán buôn cạnh tranh và xa hơn nữa là bán lẻ cạnh tranh.
Những mục tiêu cụ thể khi đầu tƣ hệ thống CNTT tổng thể cho PV Power bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch phát điện ngắn hạn và dài hạn (kế hoạch tuần/tháng/năm);
- Đáp ứng đƣợc cả hai mô hình quản lý tập trung và độc lập của PV Power đối với các nhà máy điện, đảm bảo phù hợp với quy mô hoạt động của PV Power hiện tại khi tham gia vào Thị trường điện.
- Thu thập thông tin, giám sát hoạt động sản xuất nhằm tăng cường mối liên kết giữa các nhà máy điện, góp phần tối ƣu hoạt động vận hành – bảo dƣỡng sửa chữa của PV Power và các đơn vị thành viên.
- Có đƣợc bộ Cơ sở dữ liệu đầy đủ, hiệu quả phục vụ công tác lập kế hoạch sản xuất, bảo dƣỡng sửa chữa, quản lý vật tƣ, lập báo cáo giám sát vận hành sản xuất… của PV Power.
- Có đƣợc công cụ tạo lập các báo cáo mạnh mẽ, trực quan, linh hoạt, xây dựng các chỉ số KPIs… theo yêu cầu đặc thù từng ban chức năng, giúp giảm thiểu tối đa các thao tác thực hiện thủ công từ phía người sử dụng.
3.2.2. Nội dung công việc phải thực hiện
Trên cơ sở nhu cầu thông tin cần thiết và hiện trạng CNTT của PV POWER cũng như các xu hướng ứng dụng CNTT trong ngành điện tại Việt Nam và trên thê giới, tôi đề xuất mô hình dự kiến triển khai hệ thống CNTT tổng thể với 02 mô đun kết nối hệ thống IT và OT là PPMS và CMMS nhƣ sau (xem hình 3.1).:
Hình 3.1. Mô hình dự kiến triển khai hệ thống CNTT tổng thể
Giai đoạn 1: triển khai áp dụng các hệ thống hiện hành đang có, bổ sung, nâng cấp nhanh để đáp ứng các yêu cầu công việc trong giai đoạn trước mắt của Tổng Công ty và các đơn vị. Giai đoạn này từ 2016 đến 2018.
Giai đoạn 2: Đƣa các hệ thống thông tin mới vào sử dụng để tối ƣu các hoạt động của doanh nghiệp. Giai đoạn này sẽ từ năm 2018 trở đi. Các hệ thống mới sẽ tích hợp hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp vào hệ thống CNTT. Hệ thống này bao gồm các hệ thống ứng dụng quản lý giám sát vận hành, bảo dƣỡng và các module hệ thống ERP. Thông tin của doanh nghiệp sẽ đƣợc tích hợp và liên thông giữa ba mức:
- Mức quản trị doanh nghiệp: hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP.
- Mức giám sát vận hành, bảo dƣỡng: ứng dụng quản lý kỹ thuật, giám sát,..
- Mức điều khiển: các hệ thống điều khiển tại các nhà máy
Các số liệu thuộc mức điểu khiển của các nhà máy đƣợc đƣa lên mức giám sát vận hành để theo dõi và quản lý hiệu năng của các thiết bị, của toàn nhà máy.
Các số liệu tiếp tục đƣợc chuyển tải, tích hợp lên hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp phục vụ công tác điều hành quản lý, hỗ trợ ra quyết định.
a. Hệ thống Plant Performance Monitoring System (PPMS)
Hệ thống PPMS hay còn gọi tắt là hệ thống Plant Information (PI) là hệ thống giám sát và phân tích thông tin vận hành của thiết bị, hệ thống công nghệ trong các nhà máy điện. Ngoài ra, PI cũng là công cụ để quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật, xây dựng các chỉ số vận hành (KPI Dashboard) trong toàn bộ quá trình hoạt động của nhà máy.
PI kết nối dữ liệu với các hệ thống điều khiển, các thiết bị thông minh và lưu giữ thông tin vận hành theo thời gian để xây dựng một cơ sở dữ liệu về quy trình hoạt động tại nhà máy điện giúp cho Tổng Công ty và các Đơn vị dễ dàng hơn trong công tác quản lý hiệu năng hoạt động và hỗ trợ ra quyết định.
Hệ thống PI sẽ tập trung giám sát, hiển thị các thông tin về tình trạng hoạt động của các thiết bị, quá trình sản xuất tại các nhà máy. Hệ thống sẽ lưu trữ và báo cáo các thông tin được tính toán và đo lường từ các nhà máy điện, cung cấp cho cán bộ quản lý cũng nhƣ nhân sự vận hành các thông tin cần thiết để giám sát tình trạng hoạt động của các thiết bị chính một cách hiệu quả, đồng thời cải thiện năng suất hoạt động của nhà máy.
PI có thể dễ dàng kết nối với các hệ thống phần mềm sẵn có của Tổng Công ty nhƣ SAP B1 cũng nhƣ các dữ liệu đƣợc thu thập từ các hệ thống ngoài nhà máy nhƣ hệ thống Gas pipeline SCADA,.. để tổng hợp, phân tích và tính toán chi phí, kế hoạch sản xuất điện đối với các nhà máy điện PV Power. Hệ thống PI cũng cho phép theo dõi đƣợc mức độ hoàn thành về kết quả kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu kinh doanh cho biết hoạt động của nhà máy thực sự có hiệu quả hay không.
b. Hệ thống Computerized maintenance management system (CMMS)
Giải pháp Quản Lý bảo dƣỡng sửa chữa bảng máy tính CMMS là hệ thống trung tâm then chốt của bộ phận bảo dƣỡng sửa chữa, hỗ trợ tất cả các hoạt động
bảo dƣỡng định kỳ và không định kỳ. Hệ thống này tối ƣu hóa hiệu quả của việc vận hành bảo dƣỡng sửa chữa:
- Bảo đảm thiết bị luôn sẵn sàng, giảm thiểu thời gian ngừng máy và dừng hoạt động nhà máy
- Tối ƣu hoá những quyết định sửa chữa, bảo dƣỡng sửa chữa và giảm thiểu chi phí bảo dƣỡng sửa chữa
- Sử dụng nguồn tài nguyên (nguồn nhân lực, công cụ lao động) hiệu quả hơn và gia tăng khả năng linh hoạt đáp ứng những tình huống đột xuất
- Tối ƣu hoá vật tƣ và phụ tùng trong kho, loại bỏ những thiết bị, phụ tùng dƣ thừa và đã cũ hết hạn sử dụng, nhờ đó cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu bảo dƣỡng sửa chữa, thay thế thiết bị
- Nâng cao độ tin cậy và an toàn cho việc vận hành nhà máy - Giảm bớt công tác báo cáo
- Nâng cao việc quản lý bảo dƣỡng sửa chữa thông qua sự phản hồi tốt hơn đối với hoạt động bảo dƣỡng sửa chữa
3.2.3. Người chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp
Để triển khai nghiên cứu, đầu tƣ trang bị phần mềm, PV Power cần thành lập Tổ dự án triển khai hệ thống CNTT tổng thể vận hành – bảo dƣỡng sửa chữa thiết bị nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1, Vũng Áng 1 nhƣ sau:
a. Thành phần:
- Tổ trưởng: Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Tổng công ty.
- Tổ phó: Lãnh đạo Ban Kỹ thuật, Lãnh đạo các nhà máy Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1, Vũng Áng 1;
- Thành viên: Các Ban/Phòng Kỹ thuật, Thương mại, Kế toán, Phân xưởng và PVPS.
b. Nhiệm vụ tổ:
- Nghiên cứu, đề xuất nhu cầu, xác định quy mô, phạm vi triển khai hệ thống CNTT tổng thể đối với các nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1, Vũng Áng 1.
- Đề xuất kế hoạch, phương án, hình thức đầu tư trang bị hệ thống CNTT tổng thể phù hợp với các quy định của Tổng Công ty, Tập đoàn và quy định của Nhà nước.
- Đầu mối phối hợp triển khai trang bị hệ thống CNTT tổng thể tại các nhà máy sau khi đƣợc các cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Đầu mối vận hành hệ thống khi hệ thống đi vào hoạt động.
3.2.4. Chi phí cho giải pháp
Tổng mức đầu tƣ cho dự án công nghệ thông tin tổng thể đƣợc xây dựng dựa trên báo giá của các nhà cung cấp trong vào ngoài nước (trong đó Alstom là đơn vị đang triển khai phần mềm Thị trường điện cho EVN), cụ thể:
- Báo giá cho phần thiết bị hạ tầng Công nghệ thông tin triển khai tham chiếu theo báo giá của công ty Cổ phần Mạng viễn thông C-Link.
- Báo giá cho phần mềm quản lý bảo dƣỡng sửa chữa, quản lý vận hành sản xuất, dịch vụ cài đặt, đào tạo và chuyển giao công nghệ giá tham chiếu theo báo giá của Công ty TNHH Alstom Việt Nam ngày 15/12/2011 có tính thêm phần chi phí trƣợt giá.
- Dịch vụ vận hành và bảo dưỡng hệ thống phần mềm kết nối thị trường điện và giám sát đƣợc tính trong 3 năm, giá tham chiếu theo báo giá của Công ty TNHH Alstom Việt Nam ngày 15/12/2011 có tính thêm phần chi phí trƣợt giá.
Từ đó ta tính toán ra đƣợc tổng mức đầu tƣ của dự án theo bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng mức đầu tƣ của dự án
ĐVT: Triệu VNĐ
STT HẠNG MỤC TỔNG CỘNG
Tổng vốn đầu tư của dự án (trước thuế) 76.993 1 Chi phí thiết bị, phần mềm, dịch vụ lắp đặt 63.250
2 Chi phí quản lý dự án 964
3 Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng 1.368
4 Chi phí khác 4.411
5 Chi phí dự phòng 6.999
Việc đánh giá đầy đủ và toàn diện hiệu quả dự án đầu tƣ Hệ thống CNTT tổng thể cho PV Power trong giai đoạn xây dựng kế hoạch triển khai là một công việc không đơn giản và trong chừng mực nhất định nó mang tính dự báo. Đặc biệt, các số liệu tính toán nhằm đánh giá một cách định lƣợng hiệu quả kinh tế của việc đầu tư triển khai Hệ thống CNTT tổng thể, bên cạnh việc phụ thuộc vào phương pháp tính toán và các số liệu thống kê quá khứ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn phụ thuộc không nhỏ vào xu hướng chuyển đổi, tái cấu trúc mô hình và quy trình quản lý, quy trình hoạt động trong Thị trường điện của bản thân PV Power trong tương lai.
Những kết quả tính toán, phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tƣ cho dự án triển khai Hệ thống CNTT tổng thể tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) trình bày dưới đây dựa trên:
- Số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy điện thuộc PV Power (hoặc các nhà máy điện có công suất tương đương);
- Mức độ cải thiện thường thấy về các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã triển khai Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong Luận văn này sử dụng hai loại số liệu cơ sở là Chi phí quản lý doanh nghiệp và Lợi nhuận thuần trước thuế, các số liệu này được lấy từ báo cáo tài chính năm gần nhất của các nhà máy điện thuộc PV Power. Các dự án nhà máy điện mới hoàn thành hoặc chƣa hoàn thành nên chƣa có báo cáo tài chính sẽ căn cứ vào báo cáo tài chính của các nhà máy điện có công suất tương đương được công bố chính thức. Chi tiết nguồn số liệu đƣợc trình bày trong bảng 3.2:
Bảng 3.2. Nguồn số liệu đầu vào
Dự án Nguồn
NMĐ Cà Mau 1&2 Báo cáo thực hiện kế hoạch SXKD 2013 của Công ty Điện lực Dầu Khí Cà Mau
NMĐ Nhơn Trạch 1 Báo cáo thực hiện kế hoạch SXKD 2012 của Công ty Điện lực Dầu Khí Nhơn Trạch
NMĐ Nhơn Trạch 2 Báo cáo tài chính 2013 của Công ty CP Điện lực
Dự án Nguồn Dầu khí Nhơn Trạch 2
NMĐ Hủa Na Báo cáo tài chính 2013 của Công ty CP Thủy điện Miền Trung (A Lưới 170MW)
NMĐ Vũng Áng 1 Báo cáo tài chính 2012 của Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh (1200MW)
Hiệu quả tài chính của Dự án đƣợc phân tích dựa trên quả sản xuất kinh doanh thực tế của các nhà máy đã vận hành ổn định và kết quả sản xuất kinh doanh dự kiến của các nhà mới hoặc sắp vận hành theo bảng 3.3:
Bảng 3.3. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến
STT Thông tin Tổng (triệu VNĐ)
1 Chi phí quản lý doanh nghiệp (tr.VND) 721,215 2 Lợi nhuận thuần trước thuế (tr.VND) 331,294 Kinh phí dự kiến đƣợc giải ngân toàn bộ trong năm 2016, các thông số tài chính phục vụ tính toán hiệu quả Dự án nhƣ sau:
Bảng 3.4. Các thông số tính toán hiệu quả tài chính
STT Nội dung Số liệu ĐVT
1 Tổng mức đầu tư dự án trước thuế 76.993 triệu đồng 2 Chi phí quản lý, vận hành và bảo
dƣỡng (O&M) 2,50%
3 Thời gian khấu hao công trình 5 năm 4 Số tiền vay ngân hàng 60.993 triệu đồng 5 Lãi suất trung dài hạn theo quý 2,88% /quý 6 Lãi suất vay trung hạn theo năm 11,5% /năm 7 Chi phí SD vốn góp cổ phần theo quý 5,00% /quý
8 Chi phí SD vốn góp cổ phần 20% /năm
9 Thuế TNDN (%/năm) 22%
Dựa vào bảng 3.4, ta tính đƣợc chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC):
Bảng 3.5. WACC
Chi phí Tỷ trọng
VCSH 20,0% 20,78%
Vốn vay 11,5% 79,22%
WACC 11,26%
Tỉ lệ cải tiến chi phí quản lý doanh nghiệp thường thấy khi triển khai hệ thống CNTT là 0.7 - 2.5%. Đối với PV Power, dự án CNTT tổng thể sẽ mang lại nhiều lợi ích ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quản lý như:
- Giảm thời gian thu thập các thông tin thị trường, thông tin hệ thống điện, thông tin các nhà máy… để phục vụ tính toán lập lập kế hoạch sản xuất điện, chiến lƣợc kinh doanh.
- Tối ƣu hóa công tác vận hành, bảo dƣỡng sửa chữa của các thiết bị trong nhà máy kết hợp các ràng buộc về nhiên liệu, tình trạng thiết bị, vật tƣ sử dụng…
- Rút ngắn thời gian thực hiện các tính toán phức tạp trên file excel trong quá trình tính toán các chỉ tiêu định mức Kinh tế - Kỹ thuật.
- Giảm thời gian lập các báo cáo vận hành hằng ngày.
- Trong công tác thanh toán khi tham gia thị trường Điện, Hệ thống giúp giảm thời gian tổng hợp, đối chiếu số liệu từ các nguồn khác nhau, đồng thời hỗ trợ xuất các loại bảng kê thanh toán nhanh chóng.
Căn cứ các lợi ích trên, giả định tỉ lệ giảm chi phí quản lý là 1.8%.
Các dự án triển khai Hệ thống CNTT hỗ trợ doanh nghiệp thường mang lại mức tăng lợi nhuận vào khoảng 4 – 7%. Với đặc thù các nhà máy phát điện, Hệ thống CNTT tổng thể sẽ tác động trực tiếp vào công tác kinh doanh điện, do đó giả định mức tăng lợi nhuận của các NMĐ khi triển khai hệ thống là 3.5%.
Dựa vào các số liệu giải định, ta tình đƣợc lợi ích hàng năm của PV Power do hệ thống CNTT tổng thể đem lại, cũng nhƣ xây dựng kế hoạch vay vốn, trả nợ đối với tổng mức đầu tƣ ban đầu và dự toán kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty. Từ đó ta xác định đƣợc dòng tiền của dự án và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.