CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ quản lý vận hành bảo dƣỡng sửa chữa
Từ thực tế nguồn nhân lực kỹ thuật hiện có của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật chuyên sâu trong quản lý vận hành mà đặc biệt là bảo dƣỡng sửa chữa các nhà máy điện gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nguồn chuyên gia vận hành, bảo dưỡng (O&M) của nước ngoài nên thiếu sự chủ động trong công việc và chi phí phải trả cho chuyên gia nước ngoài là
rất cao. Trong giai đoạn 2015 – 2020 và các năm tiếp theo, ngoài các nhà máy đang quản lý vận hành bao gồm nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1, Vũng Áng 1, Nhơn Trạch 2,… Tổng Công ty sẽ tiếp nhận và quản lý vận hành – bảo dƣỡng sửa chữa các nhà máy điện khác do Tập đoàn làm chủ đầu tƣ nhƣ: Thái Bình 2, Sông Hậu, Long Phú 2,… với công nghệ mới và thiết bị hiện đại. Do đó để chủ động trong công tác quản lý vận hành – bảo dƣỡng sửa chữa Nhà máy điện nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả kinh tế, cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.
Để giải quyết vấn đề về chất lƣợng nguồn nhân lực kỹ thuật O&M trình độ cao cần nhiều giải pháp đồng bộ, một trong những biện pháp khả thi nhất đó là xây dựng những chương trình đào tạo bài bản, dài hạn, có quy mô và mục tiêu lâu dài để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hiện có và định hướng họ trở thành những chuyên gia trong tương lai. Đa số các chương trình đào tạo hiện nay tại PV Power là những chương trình đào tạo ngắn hạn, bồi huấn kiến thức trong vòng một vài ngày, Với thời lƣợng nhƣ vậy, các khóa học tập trung vào việc hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản hoặc giới thiệu về một số công nghệ, thiết bị mới, nội dung các khóa học này chƣa đủ sâu để đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật cao. Vì vậy, cần phải xây dựng và triển khai một đề án đào tạo chuyên sâu định hướng phát triển chuyên gia O&M Nhà máy điện cho Tổng Công ty.
3.3.2. Nội dung công việc phải thực hiện
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính của Tổng Công ty là sản xuất và kinh doanh điện, Tổng Công ty cần đào tạo chuyên sâu và xây dựng đƣợc đội ngũ chuyên gia lĩnh vực vận hành, bảo dƣỡng sửa chữa nhà máy điện trên tất cả các chuyên ngành nhiệt, điện, cơ và C&I, cụ thể:
- Đối với chuyên ngành vận hành các nhà máy điện sẽ tiến hành đào tạo chuyên sâu về chế độ vận hành tối ƣu của các thiết bị trong nhà máy điện, đào tạo chuyên sâu kỹ năng xử lý các dạng sự cố trong vận hành nhà máy điện.
- Đối với chuyên ngành bảo dƣỡng sửa chữa nhà máy điện sẽ tiến hành đào tạo chuyên sâu công tác bảo dưỡng sửa chữa hệ thống đo lường và điều khiển trong
nhà máy điện (C&I), đào tạo chuyên sâu công tác bảo dƣỡng sửa chữa hệ thống điện trong nhà máy điện, đào tạo chuyên sâu về công tác bảo dƣỡng sửa chữa hệ thống Cơ - Nhiệt trong nhà máy điện.
Đối tượng được tham gia đào tạo chuyên sâu với số lượng dự kiến 50 người và là các cán bộ kỹ thuật nòng cốt, có kinh nghiệm và trình độ làm việc trực tiếp về công tác quản lý vận hành, bảo dƣỡng sửa chữa nhà máy điện PV Power từ 03 năm trở lên, có khả năng và triển vọng phát triển tốt trở thành những chuyên gia sau này.
Ngoài ra các cán bộ kỹ thuật giỏi của các đơn vị ngoài đƣợc PV Power tuyển chọn đáp ứng đƣợc các yêu cầu đƣa ra của PV Power cũng sẽ đƣợc cho đi đào tạo.
Hình thức đào tạo sẽ đƣợc xây dựng cho từng chuyên ngành cụ thể, bao gồm 03 giai đoạn, trong đó trung bình mỗi học viên sẽ đƣợc đào tạo khoảng 10 khóa đào tạo trong giai đoạn 2015 -2020, cụ thể:
- Giai đoạn 1 (từ 6 tháng - 1 năm): Đào tạo ngoại ngữ nâng cao và chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo trong nước. Trong giai đoạn này, các học viên được đào tạo Tiếng Anh nâng cao theo tiêu chuẩn TOIEC (hoặc TOEFL) và đào tạo tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật. Dự kiến mỗi học viên tham gia 02 khóa đào tạo.
- Giai đoạn 2 (từ 1-2 năm): Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, học viên đƣợc xác định chuyên ngành hẹp để vừa đào tạo vừa nghiên cứu/ứng dụng những kiến thức đƣợc học vào làm việc. Trong giai đoạn này, mỗi học viên sẽ đƣợc tham gia bình quân 06 khóa học, bao gồm i) 02 khóa đào tạo nâng cao do các cơ sở đào tạo trong nước thực hiện; ii) 02 khóa đào tạo mời chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực O&M về giảng dạy tại các nhà máy điện PV Power; iii) 02 khóa đạo tại nâng cao tại nước ngoài, trong đó: 01 khóa tổ chức tại các nước trong khu vực (Asean, Trung Quốc); 01 khóa tổ chức tại các nước tiên tiến (Đức, Nhật Bản, Austrailia…).
- Giai đoạn 3 (2 năm): Đào tạo chuyên sâu chuyên môn, học viên đƣợc học tại vị trí làm việc cụ thể và tiếp thu các kinh nghiệm nghề nghiệp từ những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên ngành hẹp trực tiếp kèm cặp, giảng dạy.
Giai đoạn này, các học viên tham gia sẽ được đào tạo tại nước ngoài cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế do các cơ sở đào tạo/các nhà sản xuất thiết bị cấp (nhƣ Siemens,
Alstom,…). Bình quân các học viên sẽ tham gia 02 khóa đào tạo tại các hãng sản xuất/cơ sở đào tạo chuyên sâu của các nước tiên tiến (Đức, Nhật Bản, Austrailia…).
3.3.3. Người chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp a. Thành phần:
Để kiểm tra lựa chọn học viên tham gia đề án hoặc kết thúc mỗi giai đoạn đào tạo, Tổng Công ty/ Đơn vị đào tạo sẽ tiến hành kiểm tra kết quả học tập của các học viên và lựa chọn các thành viên có thành tích xuất sắc, đủ điều kiện để tham gia các giai đoạn đào tạo tiếp theo. Tổng Công ty thành lập Hội đồng tuyển chọn/ Hội đồng đánh giá học viên qua các gia đoạn, bao gồm các thành phân sau:
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kỹ thuật – Chủ tịch;
- Trưởng Ban Kỹ thuật – Phó Chủ tịch;
- Lãnh đạo các đơn vị - Ủy viên;
- Mời chuyên gia giàu kinh nghiệm có uy tín trong lĩnh vực đào tạo chuyên sâu - Ủy viên.
- Các cán bộ Ban TCNS, Ban Kỹ thuật - Ủy viên b. Nhiệm vụ của tổ:
- Khảo sát và đánh giá các ứng viên tiềm năng;
- Tổ chức thi tuyển chọn học viên;
- Thỏa thuậ hợp tác với các cở sở/ các nhà máy điện uy tín trong nước;
- Liên hệ với các chuyên gia về lĩnh vực O&M của các hãng sản xuất để xác định nội dung, chương trình học, cơ sở đào tạo phù hợp cũng như xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng lĩnh vực đào tạo;
- Tổ chức các đoàn công tác để tiếp xúc, thỏa thuận với Cơ sở đào tạo về việc tiếp nhận học viên Việt Nam; khảo sát về chi phí đào tạo, sinh hoạt phí của học viên để dự toán chi phí cho phù hợp với thực tế ở từng nước; việc theo dõi, quản lý học viên trong thời gian ở nước ngoài; Ký kết văn bản thỏa thuận hoặc các hợp đồng đào tạo với các Cơ sở đào tạo chuyên gia;
- Tổng kết, đánh giá, công nhận chuyên gia và tuyể chọn các học viên cho từng giai đoạn.
3.3.4. Chi phí cho giải pháp
Chi phí thực hiện đề án bao gồm 04 nội dung:
- Chi phí tổ chức triển khai đề án: Bao gồm các khoản kinh phí khảo sát và xây dựng báo cáo đánh giá về tình hình nhân lực kỹ thuật và công tác đào tạo tại các cơ sở trong và ngoài nước; Xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức hội thảo thông qua nội dung chương trình đào tạo; Tổ chức thi kiểm tra đầu vào học viên. Tổ chức thi, kiểm tra đánh giá phân loại học viên trong quá trình đào tạo; Kinh phí quản lý đào tạo cho toàn bộ các khóa đào tạo của đề án.
- Chi phí đào tạo: Là các khoản chi phí trả cho các cơ sở đào tạo để tiến hành đào tạo, chi phí thuê chuyên gia giảng dạy, các khoản chi phí tổ chức triển khai đào tạo.
Đơn giá đào tạo đƣợc tính dựa trên việc tham khảo báo giá kinh phí đào tạo của các cơ sở chuyên sâu có uy tín trên thế giới và khu vự nhƣ Siemens, Alstom,… và tham khảo báo giá của các cơ sở đào tạo Tiếng Anh, đào tạo chuyên môn, chuyên sâu trong nước.
- Công tác phí: Bao gồm các chi phí phương tiện đi lại, ăn ở, lưu trú phí và các chi phí liên quan khác. Đơn giá đƣợc dựa trên số ngày đào tạo trung bình dự kiến của các khóa đào tạo và đƣợc tính theo quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của PV Power và các quy định hiện hành.
- Chi phí dự phòng: Đƣợc tính bằng 10% kinh phí thực hiện đề án. Đƣợc sử dụng cho các chi phí trƣợt giá và các khoản chi phí đột xuất thay đổi khác.
Theo kinh nghiệm đã triển khai đào tạo của Tập đoàn và một số Đơn vị trong Tập đoàn đã thực hiện đƣa cán bộ đi đào tạo thì chi phí bình quân để đào tạo chuyên sâu rơi vào khoảng 40.000 USD/1 người.
3.3.5. Kết quả mong đợi
Xây dựng được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có phương pháp tư duy hệ thống, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, kỹ năng thực hành tốt, đủ năng lực và trình độ, có khả năng làm chủ các vấn đề khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vận hành bảo dƣỡng sửa chữa các thiết bị trong nhà máy điện để từng bước phát triển kinh nghiệm nghề nghiệp và trở thành những chuyên gia kỹ thuật cốt lõi của PV Power.
Thông qua chương trình đạo tạo chuyên sâu trong và ngoài nước, qua các chương trình đào tạo chuyển giao công nghệ của các nhà máy, để từng bước nắm bắt toàn bộ công nghệ của nhà chế tạo, tiến tới chủ động trong việc vận hành bảo dưỡng sửa chữa dần thay thế các chuyên gia nước ngoài từ các nhà chế tạo, để chủ động thực hiện công tác quản lý vận hành bảo dƣỡng sửa chữa các nhà máy điện của PV Power.
Khuyến khích, định hướng sửa dụng cán bộ kỹ thuật theo 2 hướng: Chuyên gia chuyên sâu và cán bộ quản lý làm việc lâu dài cho Tổng Công ty.