CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ BẢO DƢỠNG SỬA CHỮA CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý vận hành và bảo dƣỡng sửa chữa
2.2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý bảo dƣỡng sửa chữa
Trước khi đi vào phân tích hoạt động quản lý bảo dưỡng sửa chữa của các nhà máy điện PV Power, tôi tiến hành phân tích mô hình bảo dƣỡng sửa chữa hiện đang đƣợc áp dụng tại các nhà máy của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Theo mô hình hiện nay, mỗi một nhà máy điện khi sắp đƣa vào vận hành sẽ xây dựng một phân xưởng sửa chữa nhằm thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa cho nhà máy đó và tùy theo hợp đồng xây dựng mà các trang thiết bị trong các phân xưởng này được trang bị nhiều hay ít, hiện đại hay không. Thực tế ở các nhà máy hiện nay trang thiết bị dùng cho công tác sửa chữa rất ít và không đáp ứng
đƣợc cho công tác sửa chữa lớn có đòi hỏi kỹ thuật – công nghệ cao, mà phải thuê máy móc và chuyên gia của các hãng chế tạo khi cần thực hiện đại tu nhà máy, nhất là các nhà máy nhiệt điện.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm vận hành và sửa chữa nhà máy điện của lực lượng nhân công trong nước còn hạn chế. Do đó, trong các lần bảo dưỡng sửa chữa lớn, nhà máy đều phải thuê nhiều chuyên gia nước ngoài thực hiện một số khâu kỹ thuật cao cũng nhƣ đào tạo kỹ thuật công nghệ cho lực lƣợng tại chỗ.
Tại các nhà máy điện Việt Nam, sau khi xây dựng và đƣa vào vận hành, ban lãnh đạo nhà máy tổ chức thành lập đội sửa chữa tại nhà máy. Đội sửa chữa này trong thời gian đầu hoạt động sử dụng nhân lực và chuyên gia giỏi của một đơn vị bảo dƣỡng sửa chữa để quản lý theo dạng hợp đồng ngắn hạn. Trong quá trình hoạt động, lực lƣợng bảo dƣỡng sửa chữa sẽ tự đào tạo và tích lũy kinh nghiệm. Sau khi kết thúc hợp đồng, nhân lực của chuyên gia sẽ rút dần, chỉ để lại 1 vài vị trí quan trọng trong lực lƣợng này.
Nhƣ vậy, trên thực tế, các nhà máy sẽ đảm nhiệm 100% khối lƣợng công việc sửa chữa thường xuyên tại nhà máy. Đến thời gian sửa chữa định kỳ, tùy vào khối lƣợng và độ khó của công việc, ban lãnh đạo nhà máy sẽ mở thầu gói sửa chữa lớn. Tất cả các đơn vị bảo dƣỡng sửa chữa đều có thể tham gia (nhƣ NPS, Lilama 69.1,..) dự thầu thi công. Công việc mua sắm thiết bị phục vụ sửa chữa thường xuyên và sửa chữa định kỳ đều do nhà máy bảo đảm. Đơn vị bảo dƣỡng sửa chữa chỉ tham gia gói thầu cung cấp nhân lực và thi công gói sửa chữa lớn.
Các nhà máy điện được các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng tại Việt Nam hiện nay thì nhà máy đảm nhận công tác bảo dƣỡng nhỏ hàng ngày, toàn bộ công tác bảo dƣỡng sửa chữa định kỳ từ tiểu tu (A or Minor Inspection) tới đại tu (Major Overhaul) đƣợc thực hiện bởi nhà chế tạo cung cấp thiết bị chính (OEM) cho Nhà máy thông qua việc ký kết thực hiện hợp đồng dịch vụ cung cấp vật tƣ và dịch vụ sửa chữa dài hạn, bao gồm cả việc chuyên gia của Nhà chế tạo thực hiện giám sát vận hành - sửa chữa hàng ngày tại Nhà máy và lập kế hoạch bảo dƣỡng – sửa chữa.
Giá trị hợp đồng dài hạn đƣợc xác định cụ thể trong hợp đồng dài hạn với một số
điều kiện vận hành (như số giờ vận hành tương đương). Vai trò chuyên gia của Nhà chế tạo thực hiện giám sát vận hành – sửa chữa hàng ngày tại nhà máy rất quan trọng. Mặc khác, ngoài việc ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp thiết bị chính, nhà máy thường ký hợp đồng với một số nhà thầu khác để thực hiện những công việc cụ thể. Giá hợp đồng không xác định cụ thể trong hợp đồng dài hạn, mà giá thanh toán hợp đồng dựa trên khối lƣợng thực tế thực hiện trong từng đợt bảo dƣỡng sửa chữa.
Thực tế hiện nay, PV Power không áp dụng mô hình bảo dƣỡng sửa chữa nào nhƣ trên mà toàn bộ công tác bảo dƣỡng sửa chữa đƣợc giao cho một đơn vị trong PV Power là Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPS). PVPS đƣợc thành lập vào năm 2007, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động bảo dƣỡng, sửa chữa các NMĐ của PV Power bao gồm nhiệt điện than, nhiệt điện khí, thủy điện và phong điện. Tính tới tháng 1 năm 2015 thì tổng nhân lực PVPS có hơn 500 người và phân bổ cho các chi nhánh. Khối kỹ thuật nằm ở Cà Mau và Nhơn Trạch, Hà Tĩnh. Bắt đầu từ năm 2008, PVPS thực hiện công tác bảo dƣỡng sửa chữa các nhà máy nhiệt điện khí Cà Mau 1, 2 và đến năm 2009 là Nhơn Trạch 1 (NT1), 2012 là Nhơn Trạch 2, 2015 là nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 1 thông qua các hợp đồng kinh tế với PV Power.
Trong thời gian đầu mới đưa vào vận hành thương mại, bộ phận bảo dưỡng sửa chữa nằm trong phân xưởng sửa chữa trực thuộc các nhà máy. Sau khi PVPS đƣợc thành lập, lực lƣợng bảo dƣỡng, sửa chữa đƣợc chuyển về PVPS. Công tác BDSC các NMĐ của PVN đƣợc PVPS thực hiện thông qua các hợp đồng dài hạn. Việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa PVPower và PVPS đƣợc thể hiện tóm tắt trong bảng 2.16.
Bảng 2.16. Phân công trách nhiệm và quyền hạn giữa PV Power và PVPS
PVPower PVPower Services
Xem xét, phê duyệt phạm vi công việc công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ.
Lập phạm vi công việc công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ.
Tổ chức mua sắm, cung cấp vật tƣ phục vụ công tác sửa chữa.
Lập danh mục vật tƣ tiêu hao, vật tƣ thay thế phục vụ công tác sửa chữa.
Cung cấp công cụ dụng cụ EPC, cẩu gian máy, điện, nước thi công.
Cung cấp công cụ, dụng cụ, máy thi công.
Thực hiện việc giám sát, nghiệm thu công việc bảo dƣỡng, sửa chữa.
Cung cấp nhân sự thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ, xử lý sự cố.
Quản lý gián tiếp Nhà thầu phụ OEM: phê duyệt phạm vi công việc, vật tƣ, chi phí phát sinh, nhân sự chuyên gia của OEM.
Quản lý trực tiếp Nhà thầu phụ OEM trong các hợp đồng bảo dƣỡng sửa chữa dài hạn khối thiết bị chính của Nhà máy (tuabin khí, tuabin hơi, lò thu hồi nhiệt).
Quản lý trực tiếp các nhà thầu phụ của PVPower Services trong các kỳ sửa chữa định kỳ.
Thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.
Thực hiện các nghĩa vụ khác nhƣ bảo hành, báo cáo định kỳ.
Mô hình của PV Power là giao cho PVPS bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, bảo dƣỡng sửa chữa định kỳ, sửa chữa sự cố và bảo dƣỡng phòng ngừa.
Trong phần bảo dưỡng sửa chữa thì bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên là bảo dƣỡng sửa chữa hàng ngày, kiểm tra tình trạng thiết bị, tra dầu mỡ,… Bảo dƣỡng sửa chữa định kỳ là công việc bảo dƣỡng sửa chữa theo kế hoạch mà đã đƣợc dự kiến trước theo tài liệu của nhà chế tạo OEM. Xử lý sự cố thì PVPS có đội bảo dưỡng sửa chữa túc trực ngay tại nhà máy 24/24 để đảm bảo sự cố bất thường có thể đƣợc xử lý một cách nhanh nhất cho nhà máy nhằm đƣa nhà máy vào trạng thái hoạt động bình thường với thời gian ngắn nhất.
Về lý thuyết, mô hình bảo dƣỡng sửa chữa của PV Power có một đơn vị tập trung sẽ giúp đơn vị tiết kiệm chi phí nhân sự, công cụ dụng cụ, chủ động trong công việc và khắc phục nhược điểm phụ thuộc chuyên gia nước ngoài do tính chuyên môn hóa cao.
Tuy nhiên ở đây, tôi sẽ đƣa ra một số nhận xét, đánh giá về ƣu nhƣợc điểm qua 07 năm tổ chức thực hiện công tác bảo dƣỡng sửa chữa các nhà máy điện khí của PVPower theo mô hình thông qua hợp đồng bảo dƣỡng sửa chữa dài hạn nhƣ đƣợc trình bày trong bảng 2.17. Đây chỉ là một số nhận xét định tính, từ góc nhìn của công tác quản lý kỹ thuật. Để có thể đánh giá tổng quan về mô hình thực hiện trên cần xem xét toàn diện và kỹ lưỡng gồm cả công tác quản lý thương mại, hợp đồng, chiến lƣợc (xem bảng 2.17).
Bảng 2.17. Nhận xét ƣu nhƣợc điểm mô hình BDSC PV Power.
Ƣu điểm Nhƣợc điểm
Thực hiện đúng chiến lƣợc của Tổng công ty về tạo điều kiện hình thành và phát triển của PVPower Services.
Việc đƣợc giao toàn bộ công tác sửa chữa thường xuyên, công tác sửa chữa định kỳ các nhà máy điện đã giúp PVPower Services có nền tảng vững chắc về công việc, doanh thu, có điều kiện ổn định và tích lũy kinh nghiệm cho đội ngũ kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật.
Tăng chi phí trung gian, chi phí quản lý, bao gồm:
Chi phí quản lý của PVPS: PVPS phải hình thành bộ máy quản lý tại trụ sở chính và các chi nhánh.
Chi phí quản lý của Tổng công ty/các đơn vị quản lý vận hành/nhà máy. Tại Tổng công ty, các nhà máy đòi hỏi cần có các nhân sự theo dõi việc thực hiện hợp đồng sửa chữa dài hạn với PVPS, hợp đồng với các Nhà thầu phụ OEM.
Tận dụng hiệu quả nguồn lực về nhân sự, công cụ dụng cụ bảo dƣỡng sửa chữa.
Việc tập trung các nguồn lực về nhân sự, công cụ dụng cụ bảo dƣỡng, sửa chữa về một Công ty đã giúp sử dụng hiệu quả về các nguồn lực trên cho các kỳ sửa chữa định kỳ. Tận dụng đƣợc kinh nghiệm của một số công nhận, kỹ sƣ
Đòi hỏi thời gian, nỗ lực rất lớn trong công tác phối hợp giữa Tổng công ty/các đơn vị quản lý vận hành/nhà máy với PVPS.
Ví dụ, việc thực hiện đòi hỏi các thủ tục hành chính qua lại giữa hai đơn vị nhiều lúc gây mất thời gian, không đảm bảo kịp thời việc xử lý sự cố, khó khăn trong điều độ nhân sự phục vụ
Ƣu điểm Nhƣợc điểm trong sửa chữa định kỳ. Giảm chi phí
thuê nhân sự, công cụ dụng cụ từ các nhà thầu phụ bên ngoài
công tác
Tạo điều kiện xây dựng và tập trung năng lực sửa chữa bảo dƣỡng của Tổng công ty.
Việc đƣợc thực hiện công tác sửa chữa tại nhiều nhà máy điện khác nhau sẽ giúp PVPower Services tích lũy đƣợc kinh nghiệm từ các nhà máy điện khác nhau và áp dụng những kinh nghiệm, kiến thức, cách làm tối ƣu nhất trong sửa chữa bảo dƣỡng cho các nhà máy điện.
Tăng thời gian xử lý công việc do phải thực hiện các thủ tục hành chính qua lại giữa PVPS và Tổng công ty/các nhà máy.
Ví dụ, trong các thủ tục đối với hợp đồng sửa chữa với các nhà thầu OEM.
Tất cả các chi phí của Nhà thầu phụ OEM đƣợc chuyển lại cho Tổng công ty.
Tất cả các quyết định liên quan tới Nhà thầu phụ OEM, hồ sơ thanh toán đều phải có sự xem xét và phê duyệt của các đơn vị vận hành/Tổng công ty. Vì vậy, trong hợp đồng với Nhà thầu phụ OEM trong nhiều công việc, thời điểm thời gian ra quyết định, công tác thanh toán bị chậm trễ, không kịp thời.
PVPS là đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm công tác bảo dƣỡng, sửa chữa bao gồm công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ, khắc phục sự cố.
Khó khăn trong việc xác định phát sinh trong phạm vi công việc.
Trong Hợp đồng không thể chi tiết tất cả các hạng mục. Trong quá trình thực hiện phạm vi công việc luôn cần thay đổi phù hợp với tình trạng thiết bị. Vì vậy, dẫn đến các phức tạp liên quan đến thủ tục phát sinh khi phạm vi công việc thay đổi.
Ƣu điểm Nhƣợc điểm Mức độ bảo dƣỡng sửa chữa đƣợc
chuyên môn hóa cao, gắm liền với từng nhà máy, từng loại hình nhà máy do được tiếp xúc thực tế thường xuyên với thiết bị của nhà máy.
Không khuyến khích công tác sửa chữa, phục hồi vật tƣ sau khi thay thế.
Do PVPS không được hưởng thêm quyền lợi nếu thiết bị có độ tin cậy lớn hơn, vật tƣ đƣợc tiết kiệm hơn, chi phí trong công tác bảo dƣỡng sửa chữa đƣợc tối ƣu hơn. Vì vậy, việc tối ƣu hóa công tác sửa chữa, cải tiến áp dụng các kỹ thuật chuẩn đoán ngăn ngừa trong sửa chữa, sử dụng tiết kiệm vật tƣ, tăng cường công tác sửa chữa vật tư, thiết bị để có thể tái sử dụng chƣa đƣợc coi trọng.
Dưới đây, tôi sẽ lần lượt phân tích các hoạt động trong công tác quản lý bảo dưỡng sửa chữa tại các nhà máy điện PV Power, mà trước hết là công tác bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên.
2.2.2.1. Phân tích thực trạng công tác bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên
Công tác bảo dưỡng sửa chữa thường thực hiện các công việc bảo dưỡng duy tu nhỏ và sửa chữa những hư hỏng hàng ngày theo kế hoạch đã được lập trước cho các thiết bị phụ trợ của Turbine, Lò hơi và BOP trong quá trình vận hành thiết bị/ hệ thống /nhà máy để đảm bảo các thiết bị/ hệ thống/ nhà máy vận hành an toàn, ổn định, đồng thời hạn chế các sự cố bất thường có thể xảy ra dẫn đến ngừng máy trong quá trình vận hành. Các công việc này đƣợc thực hiện trên cơ sở khuyến cáo trong tài liệu O&M của nhà sản xuất (OEM).
Hàng ngày, Đơn vị sửa chữa sẽ cử các cán bộ đi kiểm tra các thiết bị, hệ thống thiết bị được lập danh sách bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên theo khuyến cáo để phát hiện các bất thường như động cơ có tiếng động lạ, bổ sung thêm dầu khi cần thiết, kiểm tra các tủ điều khiển hay thông thổi, vệ sinh để làm sạch vòi phun…
Các công việc này thông thường sẽ do các nhân viên vận hành hoặc xưởng sửa chữa nhà máy thực hiện nhƣng theo mô hình cua PV Power thì toàn bộ công tác bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên sẽ do nhân sự của PVPS thực hiện, đây là một nguyên nhân gián tiếp làm số lƣợng định biên giữa vận hành và sửa chữa rất lớn, ví dụ tại nhà máy Vũng Áng 1, khối vận hành có tổng số 244 người còn đơn vị sửa chữa chiếm tổng số 240 người.
Mặc dù đều là đơn vị thành viên của Tổng Công ty nhƣng trên thực tế nhà máy và đơn vị sửa chữa vẫn là 2 đơn vị độc lập nên đội ngũ nhân sự bảo dƣỡng sửa chữa của PVPS sẽ không có động lực tiết kiệm vật tƣ tiêu hao, vật tƣ thay thế so với đội ngũ nhân sự bảo dƣỡng, sửa chữa nếu thuộc nhà máy.
Cũng do là 2 đơn vị độc lập nên việc phối hợp bảo dƣỡng sửa chữa diễn ra rất mất thời gian mặc dù các công tác thường xuyên rất đơn giản. Ví dụ khi đi kiểm tra khu vực gian máy, Đơn vị sửa chữa phát hiện thấy một bóng đèn bị cháy, họ vẫn phải thông báo lại cho đơn vị vận hành, lên phiếu công tác lập đề xuất vật tƣ, ký biên bản nghiệm thu để hoàn thành công việc.
Bên cạnh đó đơn vị vận hành/nhà máy không có lực lƣợng sửa chữa, bảo dƣỡng vì vậy hoàn toàn phụ thuộc vào việc thực hiện của PVPS, các nhà thầu bảo dƣỡng, sửa chữa. Việc này còn dẫn đến một nguy cơ nữa đó là nhân viên vận hành không hoàn toàn làm chủ đƣợc thiết bị mình vận hành mà chỉ biết sử dụng thiết bị một cách cơ học, rập khuôn.
Tóm lại: Công tác phối hợp sửa chữa thường xuyên với sự tham gia của PVPS gây ra sự lãng phí lớn về mặt nhân sự cũng nhƣ làm giảm tính chủ động của Nhà máy trong công tác vận hành.
2.2.2.2. Phân tích thực trạng công tác bảo dƣỡng sửa chữa định kỳ
Sửa chữa định kỳ là công tác hiện công việc bảo dƣỡng và sửa chữa theo kế hoạch đã được dự kiến trước ở cấp độ vừa và lớn (Tiểu tu, trung tu, đại tu) theo khuyến cáo/ hướng dẫn O&M của nhà chế tạo thiết bị chính (OEM) và kinh nghiệm từ công tác sửa chữa thực tế các thiết bị. Các công việc sửa chữa định kỳ đƣợc thực
hiện khi thiết bị/ hệ thống/ nhà máy ngừng hoạt động và thường được thực hiện trong nhiều ngày.
Khoảng thời gian theo số giờ vận hành tương đương hoặc số năm định kỳ thực hiện công tác sửa chữa theo khuyến cáo/ hướng dẫn O&M của nhà chế tạo (OEM) và kinh nghiệm từ công tác sửa chữa thực tế các thiết bị đƣợc gọi là chu kỳ bảo dƣỡng định kỳ. Theo thực tế hiện các nhà máy điện của PV Power chu kỳ sửa chữa định kỳ đƣợc xác định theo năm (xem bảng 2.18).
Bảng 2.18. Chu kỳ bảo dƣỡng định kỳ các thiết bị chính nhà máy Vũng Áng 1 TT Tên hệ thống thiết bị Loại Thời gian thực hiện theo các năm
2014 2015 2016 2017 2018 2019 ….
1 Lò hơi và hệ thống thiết bị phụ trợ
Đại tu X
Trung tu X
Tiểu tu X X X
2 Turbine và và hệ thống thiết bị phụ trợ
Đại tu X
Trung tu X
Tiểu tu X X X
3
Hệ thống thiết bị trạm 220kV, thiết bị điện nhất thứ và nhị thứ
Đại tu X
Trung tu X
Tiểu tu X X X
4 Hệ thống đo lường, điều khiển và bảo vệ
Đại tu X
Trung tu X
Tiểu tu X X X
…….
(Nguồn: NMĐ Vũng Áng 1)
Dựa vào bảng lịch sửa chữa định kỳ, chúng ta có thể nhận thấy các hiện nay các nhà máy của PV Power chủ yếu mới dừng lại ở mức độ bảo dƣỡng sửa chữa phòng ngừa (Preventive maintenance), trong khi đó ngay ở Việt Nam một số nhà máy điện trọng EVN đã sử dụng các phương pháp bảo dưỡng hiện đại hơn rất nhiều nhƣ bảo dƣỡng sửa chữa dự đoán (Predictive maintenance - dùng các kỹ thuật để thu thập, giám sát, chẩn đoán tình trạng của thiết bị) hay bảo dƣỡng sửa chữa chủ