Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.4. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN trong nước và quốc tế

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi ngân sách nhà nước và quản lý chi NSNN; tổ chức hệ thống ngân sách ở một số quốc gia, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi NSĐP của các tỉnh, trong đó có Quảng Ninh, như sau:

Một là, dù chế độ quản lý ngân sách của mỗi quốc gia khác nhau và dựa trên cơ sở pháp lý ở các cấp độ khác nhau (có thể là một văn kiện pháp lý hay một đạo luật), nhưng trên cơ sở hiến pháp được xây dựng, tuỳ theo mô hình cụ thể và trình độ phát triển, mỗi quốc gia đều có Luật quy định riêng về ngân sách nhà nước và đều thực hiện quản lý chặt chẽ trên cơ sở quy định của Luật.

Hai là, các địa phương đều thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chi ngân sách nhà nước trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN).

Ba là, các địa phương rất coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục

vụ cho việc hoạch địch chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến chi ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tượng; chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là các chính sách vĩ mô của nhà nước).

Bốn là, các địa phương khác nhau có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, có phương thức tạo lập ngân sách khác nhau nhưng đều rất coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách, nhất là cải cách thể chế, cơ chế quản lý chi ngân sách cho phù hợp với tiến trình phát triển và thông lệ quốc tế; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý chi ngân sách ở các cấp; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dưỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.

Năm là, các địa phương đều thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý nhiệm vụ đi đôi với phân cấp quản lý chi ngân sách cho các cấp chính quyền cấp dưới trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Kinh nghiệm của địa phương khác là rất quý báu, tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương, từng quốc gia khác nhau nên nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt giúp cho việc quản lý chi NSNN có hiệu quả hơn.

Kết luận chương 1

Ngân sách nhà nước nói chung, chi NSNN nói riêng là công cụ vật chất quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng của mình trong điều tiết, phát triển KT- XH. Trong phạm vi địa phương, NSNN tồn tại như một tất yếu khách quan, là công cụ tài chính của các cấp chính quyền tương ứng và phục vụ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền đã được phân công quản lý.

Quản lý chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN là một vấn đề các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, nhất là trong điều kiện hiện nay, việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các lĩnh vực chi còn dàn trải, tính bao cấp chưa được xoá bỏ triệt để, hiệu quả đầu tư còn thấp; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách còn nhiều thất thoát, lãng phí; chi tiêu hành chính và chi ngân sách cho một số lĩnh vực như y tế, giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết, tình trạng chi ngoài dự toán, chi vượt dự toán không đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN ...

đang trở thành thách thức, cản trở lớn cho quá trình phát triển của Tỉnh Quảng Ninh.

Với những cơ sở lý luận cơ bản mang tính khoa học đã trình bày ở Chương I, sẽ giúp hiểu sâu hơn về chi NSNN, những khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chi NSNN, những nhân tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả quản lý chi NSNN, để làm căn cứ đánh giá tình hình quản lý, sử dụng NSNN của Tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN được trình bày ở các chương sau.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)