Đế quốc Mỹ phá hoại hiệp định Genevơ 1954 chia cắt Việt Nam

Một phần của tài liệu Đường trường sơn trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn (1959 1975) (Trang 20 - 24)

Xâm lược Việt Nam là một bộ phận trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ. Âm mưu của chúng là “ kéo dài biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17”, tiêu diệt phong trào cách mạng của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, biến miền Nam thành quốc gia riêng biệt thân Mỹ, nằm trong

“ thế giới tự do”, đối lập với “ phe cộng sản”; làm bàn đạp tấn công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, bao vây, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á; lập phòng tuyến ngăn chặn không cho chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á.

Để thực hiện âm mưu đó, trước khi Hiệp định Genevơ được ký kết, ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn thay Bảo Đại. Tháng 9- 1954, Mỹ cử tướng Colin sang làm Đại sứ ở Sài Gòn và xây dựng kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam, được gọi là “ Kế hoạch Colin. Đây là kế hoạch xâm lược đầu tiên của đế quốc Mỹ đối với miền Nam Việt Nam, được thực hiện qua chính quyền và quân đội tay sai, một hình thức thực dân trá hình, giấu mặt vô cùng nguy hiểm của đế quốc

Mỹ.

Ngày 9- 10- 1954, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã các chức Tổng Tham Mưu trưởng Nguyễn Văn Hinh và một loạt tướng tá thân Pháp khác. Đồng thời chúng chia rẽ các giáo phái khác. Đồng thời, chúng chia rẽ các giáo phái, các lực lượng đối lập, dùng bạo lực để tiêu diệt các lực lượng vũ trang của các giáo phái thân Pháp như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Với chiến thuật vừa đánh, vừa dụ dỗ, mua chuộc, chưa đầy hai năm các lực lượng vũ trang, giáo phái thân Pháp cơ bản bị tan rã.

Ngày 6 -7- 1955 phó tổng thống Mỹ Níchxơn đã nói rằng: “Mỹ hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Chính phủ Diệm không tham gia tổng tuyển cử thống nhất đất nước” [27, tr. 24]. Tiếp đó, ngày 17-7-1955, với sự giúp đỡ và chỉ đạo của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức phá hoại Hiệp Định Genevơ, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về việc tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong thời hạn hai năm theo hiệp định Genevơ.

Được sự giúp đỡ của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã tuyên bố “không có hiệp thương tổng tuyển cử, chúng ta không ký Hiệp định Genevơ, bất cứ phương diện nào, chúng ta cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó” [27, tr. 24].

Để phục vụ cho mưu đồ phá hoại Hiệp định Genevơ, ngày 23- 10- 1955, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiến hành cuộc” trưng cầu dân ý” để phế truất vua Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, đồng thời xây dựng miền Nam thành một” quốc gia mạnh” để chống phá cách mạng, chống phá cộng sản. Để tạo chỗ dựa, Diệm đã cho thành lập các tổ chức: Đảng Cần lao nhân vị, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới từ trung ương đến các địa phương nhằm tập hợp bọn phản động trong giai cấp địa chủ, tư sản, Thiên chúa giáo và những phần tử có hận thù với cách mạng. Ngày 4- 3- 1956, chúng tổ chức bầu “ Quốc Hội” riêng rẽ; ngày 26- 10- 1956, cho công bố

Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa. Đó là những việc làm hoàn toàn bất hợp pháp, đi ngược lại với tinh thần Hiệp điịnh Genevơ. Ngoài ra, chúng còn liên tiếp mở những cuộc hành quân để bình định, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới tại miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, đặt nhân dân Việt Nam dưới sự thống trị của chúng.

Chúng đã thử nghiệm một loạt chiến lước chiến tranh, sử dụng mọi loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, trừ vũ khí hạt nhân, nhằm giành phần thắng, với mưu đồ thiết lập một “ Vương quốc” thứ 2 của đế quốc Mỹ tại Việt Nam. Chúng tiến hành đánh phá , tàn sát các cơ sở cách mạng của ta, “ để triệt bố những người kháng chiến cũ mà chúng gọi là cộng sản hoặc phần tử thân cộng sản” [1, tr 36- 37].

Để chuẩn bị chiến tranh xâm lược và tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đặc biêt chú trọng khủng bố công nhân và nông dân, chúng ra sức bần cùng hóa nhân dân. “ Ách bóc lột của Mỹ- Diệm ngày càng đè nặng lên đầu lên cổ nhân dân miền Nam” [9 , tr. 517- 518]. Riêng “ công nhân và nhân dân lao động thành thị còn phải nai lưng đóng góp cho chính quyền miền Nam không biết bao nhiêu sưu thuế, quyên góp, phạt vạ. Mỹ- Diệm lại còn trắng trợn đốt nhà, đuổi nhà làm cho đời sống nhân dân lao động miền Nam ngày càng điêu đứng thêm” [9 ,tr. 517- 518].

Tháng 3- 1959, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh. Tháng 5- 1959 chúng đưa ra đạo luật 10/59, thiết lập tòa án quân sự đặc biệt, biến miến Nam thành nơi tràn ngập nhà tù, trại giam, trại tập trung, công khai chém giết đồng bào ta, không chỉ nhằm tiêu diệt cộng sản, tiêu diệt lực lượng cách mạng mà còn gây không khí sợ sệt, nghi kỵ chia rẽ trong dân chúng, làm tê liệt ý chí chống lại chính quyền Sài Gòn.

Đầu năm 1957, Việt Nam Cộng hòa nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp

Quốc. Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ việc này nhưng Liên Xô và một số nước khác phản đối, đơn xin bị phủ quyết.

Tính ra, “ từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa 7 tỷ đôla, trong đó viện trợ quân sự là 1.500 triệu đôla” [12, tr.43].

Trong những năm 1955-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla giúp trang bị cho các lực lượng thường trực quân Việt Nam Cộng hòa, gồm 170.000 quân và lực lượng cảnh sát 75.000 quân; 80% ngân sách quân sự của chế độ Ngô Đình Diệm do Mỹ viện trợ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ này giúp Quốc gia Việt Nam đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.

Mỹ bắt đầu xây dựng các cơ sở quân sự quan trọng như các sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Sơn Trà, Vũng Tàu. Đến giữa năm 1956, Mỹ đã đặt ở Sài Gòn bốn phái đoàn:MAAG, TRIM, CATO, TERM và đến năm 1960 thêm hai phái đoàn: MSU và USOM. Riêng phái đoàn quân sự MAAG, năm 1954 có 200 cố vấn và nhân viên, đến năm 1960, con số đó đã lên đến gần 2.000 trong đó có 800 cố vấn quân sự.

Đầu năm 1961, khi vào Nhà Trắng, chuẩn bị công bố chiến lược "phản ứng linh hoạt", Tổng thống Kennedy tuyên bố: "Bây giờ đây, chúng ta có một vấn đề là phải làm cho thế giới tin vào sức mạnh của chúng ta, mà Việt Nam chính là nơi để thực hiện điều đó’’ [35].

Nhưng suốt trong một thời gian tương đối dài, trong quan hệ đồng minh, Ngô Đình Diệm vẫn tìm mọi cách đấu tranh, hạn chế bớt sự lấn át của Mỹ khi Mỹ tỏ ra thiếu thiện chí hay muốn can thiệp quá sâu vào nội bộ miền nam Việt Nam. Năm 1963 xảy ra cuộc đảo chính của một nhóm tướng lĩnh không hài lòng với cách điều hành đất nước của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Đại sứ Mỹ hỗ trợ cho cuộc đảo chính này, bao gồm của vụ ám sát Diệm - Nhu. Kết quả cả 2 anh em Diệm - Nhu bị quân đảo chính bắn chết, chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ.

Từ năm 1962, các chính quyền Mỹ luôn tuyên bố rằng nguyên nhân Mỹ có mặt tại Việt Nam chính là để "giúp miền Nam Việt Nam chống miền Bắc xâm lược", trong khi không nhắc đến sự trợ giúp của chính Mỹ cho Pháp trước đó. Số đông nhân dân Mỹ thường ghét áp bức, bất công và xâm lược, cách tuyên truyền đó nhiều lúc kích động được tâm lý của người dân Mỹ, đồng thời cũng làm cho nhiều người trong chính giới Mỹ ủng hộ các chính sách của chính phủ Mỹ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đường trường sơn trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn (1959 1975) (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)