MỞ RỘNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN (1965-

Một phần của tài liệu Đường trường sơn trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn (1959 1975) (Trang 37 - 42)

Giao thông vận tải là mục tiêu đánh phá số 1 của địch, trong đó trọng

tâm là đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh.

Trước sự đánh phá của địch, để đảm bảo yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến, tháng 10-1965, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương xác đinh: “ Đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trong tình hình hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm đột xuất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta”.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-1965) chỉ rõ: “ Vấn đề mấu chốt là phải đảm giao thông vận tải thông suốt trên những chặng đường chiến lược quan trọng. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải khắc phục mọi khó khăn để giữ những con đường chi viện cho miền Nam” [16]

Tháng 6- 1965, Hội đông Chính phủ quyết định thành lập Đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước. Hàng chục vạn nam, nữ thanh niên miền Bắc xung phong lên đường nhận nhiệm vụ ở những nơi khó khăn ác liệt nhất, chủ yếu là trên mặt trận cầu đường. Một số đội thanh niên xung phong được điều vào tuyến đường Trường Sơn và các tuyến trọng điểm ở Quân khu 4 làm nhiệm vụ mở đường, đảm bảo giao thông.

Ngày 3-4-1965, Thường trực Quân ủy Trung ương ra nghị quyết tăng cường nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Tư lệnh 559: Tuyến 559 phải khẩn cấp mở thêm các trục đường cho các chiến trường miền Nam và Hạ Lào, đồng thời có nhiệm vụ: đánh địch, mở rộng và giữ vững hành lang, mở đường chiến lược, vận chuyển hàng chiến lược; dẫn khách vào chiến trường và chuyển thương binh từ các chiến trường ra; giúp bạn xây dựng cơ sở dọc tuyến hành lang.

Đầu tháng 4 – 1965, Đoàn 559 mở đường 128 vượt qua Tha Pa chôn, Lùm Bùm, Văng Mu xuống đường 9. Do yêu cầu thông đường gấp nên tuyến đường 128 được các lực lượng vừa tiến hành khảo sát, thiết kế vừa thi công.

Nhà nước và quân đội tạo mọi điều kiện để đảm bảo thi công tuyến đường quan trọng này. Một số đông lực lưỡng kĩ thuật bao gồm các kỹ sư, cán bộ kĩ thuật trung cấp và công nhân tay nghề cao của Bộ giao thông vận tải được

điều vào tuyến. “Ngoài ra còn 700 thanh niên xung phong tỉnh Hà Tĩnh, 800 thanh niên xung phong tỉnh Ninh Bình tập trung mở đường 128 phía bắc đường 9. Đại bộ phận công binh của Đoàn 559 tập trung mở đường 128 phía nam đường 9. Đoạn này dựa vào đường thồ cũ bắt đầu từ Bạc đến Tà Xẻng dài 250km” [29, tr. 25]. Lực lượng thi công gồm hai trung đoàn công binh 98 và 279. Thời gian thi công rất khẩn trương trong khi việc tiếp tế hậu cần gặp rất nhiều khó khăn. Lương thực, thực phẩm, thuốc men đều rất thiếu thốn, phải gùi gánh từ xa tới nhưng cũng không đủ cung cấp cho bộ đội; sức khỏe cán bộ, chiến sĩ giảm sút nghiêm trọng. Tuy gặp rất nhiều khó khăn, các chiến sĩ vẫn động viên nhau giữ vững quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Bộ đội lao động thêm giờ, vào rừng kiếm rau rừng, đào củ mài, củ chuối, kiếm măng, bắt cá…để cải thiện bữa ăn. Đến đầu năm 1966, đường 128 đã mở thông dài 400 km nhưng chất lượng còn xấu, mặt đường hẹp, gồ ghề, bán kính đường vòng không đảm bảo, xe chạy còn khó khăn.

Song song với việc mở đường 128, “ Đoàn 559 còn mở một số đường nhánh, đường tránh và tích cực chống lầy trên hai trục đường 128 và 129”

[29,tr.26].

Trước tình hình địch leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các ngành, đặc biệt là quân đội và ngành giao thông, tăng cường bảo đảm giao thông chống chiến tranh phá hoại, tạo đủ chân hàng cho Đoàn 559 đưa vào chi viện các chiến trường. Quân khu 5 ra sức khắc phục hậu quả đánh phá của địch để bảo đảm giao thông các trục đường 1, 8, 12, 15…huy động nhân dân tham gia chống lầy, sửa đường ở các trọng điểm bị địch đánh phá ác liệt. Nhờ vậy, trong thời gian ngắn, 70%

lượng hàng vận chuyển cho Đoàn 559 đã được thực hiện.

Kết thúc năm 1965, nhờ đổi mới toàn diện các mặt hoạt động nên khối lượng hàng vào chiến trường qua tuyến 559 gần bằng khối lượng vận chuyển

trong 5 năm ( 1959-1964). “ Tuyến 559 còn bảo đảm cho gần 50000 cán bộ, chiến sĩ gồm 7 trung đoàn, 20 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh bằng số quân vào chiến trường từ năm 1959- 1964” [29, tr. 26].

Từ năm 1966, đế quốc Mỹ đẩy mạnh cuộc “ chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và cuộc “ chiến tranh phá hoại” ở miền bắc lên mức cao nhất. Đối với tuyến đường Hồ Chí Minh, đế quốc Mỹ thực hiện “khoét đáy” áp dụng triệt để “chiến tranh điện tử”, phát triển lối đánh hỗn hợp nhiều loại bom mìn, kết hợp bộ binh tấn công và thả biệt kích phá hoại.

Tháng 2-1966, Quân ủy Trung ương họp bàn thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng về mặt quân sự. Hội nghị chỉ đạo Đoàn 559: “ Lấy vận tải cơ giới làm chủ yếu, tích cực tận dụng mọi phương tiện thô sơ, kết hợp chặt chẽ vận chuyển cơ giới và thô sơ, kết hợp chặt chẽ vận tải đường bộ với vận tải đương thủy, kết hợp đánh, phòng, tránh để thắng địch” [29, tr. 27].

Đầu tháng 1 năm 1966, đề án mở đường 20 nhằm tăng thêm một cửa khẩu vào tuyến, tạo thế trận phân tán sự ngăn chặn của địch và tránh túi nước ở đường 12, được Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ thông qua. Đây là công trình trọng điểm được Bộ Tư lệnh tập trung lực lượng thi công nhanh để kịp thời sử dụng vào mùa mưa năm 1966 và chuẩn bị cho những năm sau. Với tinh thần “Vì miền Nam ruột thịt”, toàn công trường đã nỗ lực làm việc với trách nhiệm cao, hoàn thành tuyến đường 20 dài 123km chỉ trong thời gian chưa đầy 4 tháng. Cũng thời gian này, nhiều đường tránh các trọng điểm cũng được thi công.

Từ đầu năm 1966, Trung đoàn 98 mở đường S9 kéo dài đến Xiêm Pạng (Campuchia) dài 204km, thông đường vào ngày 3 tháng 4 năm 1966. Đây là con đường thồ đầu tiên vươn xa vào đất bạn để khai thác hàng từ Campuchia và Hạ Lào .

Bắt đầu từ mùa khô 1966- 1967, đường giao liên tách khỏi đường ô tô,

đi song song với đường ô tô. Tuyến giao liên được tăng cường lực lượng và xây dựng tốt hơn về hệ thống cung, trạm, cầu đường; khối lượng quân đi lớn hơn các năm trước; đi bộ vẫn là phương thức chủ yếu nhưng bắt đầu kết hợp chuyển thương bệnh binh bằng xe vận tải. Từ 45 trạm trực thuộc các binh trạm nay tổ chức thành 10 binh trạm gồm 57 trạm.

Trong mùa khô 1966- 1967, “ nhờ hệ thống cầu đường được đổi mới một cách cơ bản trong thế trận hiệp đồng chiến đấu giữa các binh chủng trên toàn tuyến nên công tác vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam tăng gấp 25 lần, giao cho bạn Lào tăng gấp 12 lần so với chỉ tiêu của Bộ giao, tổng số 470 đoàn với 176 367 người” [13, tr. 33].

Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương, đến cuối năm 1967, “ Đoàn 559 đã xây dựng được một mạng đường vững chắc với 2959km đường ô tô, gồm 725 trục dọc chính, 445 trục dọc phụ, 822km đường ngang, 516km đường vòng tránh và 540km đường vào kho lấy hàng. Một thế trận cầu đường có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau” [29, tr. 34].

Công tác cầu đường đã phục vụ đắc lực cho công tác vận chuyển chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968.

Bộ Tư lệnh 559 quyết định mở chiến dịch vận tải nhằm dứt điểm các chỉ tiêu phục vụ và cấp tốc mở đường Làng Ngòi đi Tà Lương, phục vụ chiến dịch Đường 9- Khe Sanh. Tham gia làm đường còn có dân công hỏa tuyến do Quân khu Trị- thiên huy động. Sau 20 ngày, tuyến đường dài 45km đã hoàn thành. Trước tình hình một số vùng đất đai của Trị- Thiên và Khu 5 được giải phóng, có khả năng giữ và xây dựng thành hậu phương vững chắc của ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho Bộ Tư lệnh 559: “ Tổ chức và cải tạo chiến trường bảo đảm có thể sử dụng các binh đoàn lớn, lực lượng lớn để đánh địch. Muốn làm được như vậy, vấn đề hệ thống đường sá và hậu cần rõ ràng có một tác dụng quyết định” [29, tr. 34].

Căn cứ vào chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Đoàn 559 đã có dự án xây dựng hành lang chiến lược với hai trục đường cơ bản ở Đông và Tây Trường Sơn, có thể vận chuyển cả hai mùa, tạo thế vững chắc cho nhiệm vụ vận chuyển chiến lược, xây dựng căn cứ hậu phương cho cách mạng Việt Nam và các nước bạn. Dự án của Đoàn 559 đã được Bộ quốc phòng chấp nhận và cho triển khai gấp.

Trên các chiến trường từ Trị- Thiên, Tây Nguyên tới Nam Bộ, công binh kết hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích, thanh niên xung phong, nhân dân tiếp tục xây dựng hệ thống vận chuyển đường bộ, đường thủy trong căn cứ địa và vùng giải phóng. Ta còn mở các tuyến đường ngang nối với tuyến vận tải chiến lược, phục vụ vận chuyển bằng nhiều phương thức: ô tô, gùi, gánh, cáng võng, xe đạp thồ, xe bò, xe trâu để vận chuyển thương binh, vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm từ đồng bằng lên miền núi, phục vụ các chiến dịch, các trận đánh. Tại Quân khu 5, ta đã xây dựng xong tuyến hành lang H50 dài trên 250km nối hành lang chiến lược của Trung ương đến căn cứ của Khu. Tại Quân khu 7, cuối tháng 11 năm 1967, theo chỉ thị của Bộ chỉ huy Miền, Cục Hậu cần tổ chức lại các tuyến vận tải gồm các tuyến 50,60,70,100.

“ Ngày 11 tháng 3 năm 1968, tuyến đường chạy từ Phước Long đến sông Sê Rê Pốc, Quảng Đức dài 200 km được xây dựng, nối thông với đường chiến lược 559, hoàn thành vào cuối tháng 7 năm 1968, phục vụ vận chuyển các loại phương tiện, kể cả các loại xe pháo, trong cả mùa khô và mùa mưa”

[29, tr. 35].

Một phần của tài liệu Đường trường sơn trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn (1959 1975) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)