Một số khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung lịch sử vào dạy học địa lí ở trường THPT (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP NỘI DUNG LỊCH SỬ VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Định nghĩa phương pháp dạy học

Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (methodos) có nghĩa là con đường đi đến mục đích. Theo đó, PPDH là con đường để đạt mục đích dạy học.

Khái niệm PPDH được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, nhiều tầng bậc với mức độ khái quát khác nhau. Có nhiều khái niệm về PPDH, như:

Theo N.M. Veczilin và V.M. Coocxunskaia: “Phương pháp dạy học là cách thức thầy truyền đạt kiến thức, đồng thời là cách thức lĩnh hội của trò”.

Nguyễn Ngọc Quang (1970): “PPDH là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học”.

Đặng Vũ Hoạt (1971): “PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”.

Đinh Quang Báo (2000): “PPDH là cách thức hoạt động của thầy tạo ra mối liên hệ qua lại với hoạt động của trò để đạt mục đích dạy học”.

Trần Bá Hoành (2002): “PPDH là con đường, cách thức GV hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS nhằm đạt các mục tiêu dạy học”.

Từ các định nghĩa trên có thể nêu ra bản chất của PPDH là:

->PPDH gồm hoạt động của thầy và hoạt động của trò ->Hai hoạt động này có sự tác đông qua lại lẫn nhau

-> Trong đó thầy có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập của trò.

-> Trên cơ sở đó trò tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức cần thiết

-> Kết quả tương tác giữa hoạt động của thầy và của trò trong quá trình dạy học là đạt được các mục tiêu dạy học đề ra.

Vậy, PPDH là cách thức hoạt động của thầy và trò trong mối liên hệ qua lại, thầy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập của trò một cách tích cực, chủ động nhằm đạt các mục tiêu dạy học đề ra.

1.1.2. Phương pháp dạy học tích cực

Với định hướng vào người học, các nhà nghiên cứu giáo dục - dạy học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều PPDH tích cực. Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều hướng đến mục đích cuối cùng là làm cho HS của mình tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Khó có thể nói là phương pháp nào hay hơn mà ta chỉ có thể nói rằng mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng, vận dụng nó thế nào chính là vai trò của người thầy trong quá trình dạy học.

Phương pháp giảng dạy được gọi là tích cực nếu hội tụ các yếu tố sau:

- Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có.

- Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học.

- Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động.

- Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối tương tác trong quá trình học.

- Thể hiện được kết quả mong đợi của người học.

Do đó, phương pháp dạy học tích cực được hiểu là một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Ở đây, “tích cực” được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động (nghĩa tích cực không tiêu cực).Phương pháp dạy học tích cực hướng phát huy tính vai trò của người học. Do đó, GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Nhận xét: Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.

1.1.3 Phương pháp dạy học tích hợp 1.1.3.1. Khái niệm về “tích hợp”

Trong những năm gần đây xuất hiện thuật ngữ “tích hợp” - tương đương với các từ “intégration” (tiếng Pháp) hay “intergation” (tiếng Anh). Thuật ngữ “tích hợp” mang những nội dung khác nhau trong các lĩnh vực khoa học (sinh học, toán học, triết học, giáo dục học...). Từ điển bách khoa toàn thư Xô viết định nghĩa, “tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”.

Dưới góc độ giáo dục thì tích hợp (Intergration) được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất.

1.1.3.2 Khái niệm về dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp có rất nhiều quan niệm khác nhau.

Quan điểm của Xavier Rogier: Tích hợp là một quan điểm lí luận dạy học, tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa nhập... Theo ông tích hợp có 4 loại chính :

- Tích hợp trong nội bộ môn học - Tích hợp đa môn

- Tích hợp liên môn - Tích hợp xuyên môn

Quan điểm của Susan M Drake (2007) lại xây dựng tích hợp dựa trên chuẩn, các môn học này được xây dựng theo mức độ tăng dần :

- Tích hợp trong môn học - Kết hợp lồng ghép - Tích hợp đa môn - Tích hợp liên môn - Tích hợp xuyên môn

Quan điểm của Fograty (1991) gồm 3 dạng và 10 cách tích hợp:

Dạng 1. Trong khuôn khổ các môn học riêng rẽ : chia thành các môn học, kết nối, lồng nhau.

Dạng 2. Tích hợp xuyên môn gồm: Mô hình chuỗi tiếp nối, chia sẻ, nối mạng, cách tiếp cận luồng, tích hợp.

Dạng 3. Băng và thông qua việc học: nhúng chìm dắm chìm, nối mạng Ở 3 dạng này chúng ta nhấn mạnh đến dạng 2 và đề cập đến dạy học tích hợp thì thực chất đó là tích hợp liên môn.

Như vậy có thể hiểu dạy học tích hợp là sự phối kết hợp các tri thức một số môn học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề, những kiến thức nguồn, nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung lịch sử vào dạy học địa lí ở trường THPT (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)