Một số phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung lịch sử vào dạy học địa lí ở trường THPT (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG II. TÍCH HỢP NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.5. Một số phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông

2.5.1. Kể chuyện lịch sử

Những mẩu chuyện lịch sử luôn cuốn hút HS, với ngữ điệu và các thao tác sư phạm phù hợp, GV khi kể một câu chuyện lịch sử không những khiến HS dễ nhớ và nhớ lâu sự kiện mà tâm hồn, trái tim các em cũng sẽ thực sự rung cảm.

Ví dụ: GV kể một mẩu chuyện lịch sử về hai lần ném bom của Mĩ vào hai thành phố Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki của nước Nhật Bản trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai khi dạy Bài 9: Nhật Bản -phần II. Tình hình phát triển kinh tế để khắc sâu thêm kiến thức về kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn này bị suy sụp nghiêm trọng.

Đó là câu truyện “Thảm họa Horoshima và Nagasaki 8/1945 – Những dấu ấn không thể nào quên”. Tháng 8/1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản), biến hai thành phố công nghiệp này trở thành nghĩa địa khổng lồ. Hồi ức về thời khắc kinh hoàng của những nhân chứng sống trong vụ thả bom ngày hôm đó sẽ không bao giờ phai theo năm tháng. Hiroshima ngày 6/8/1945 Đó là một buổi sáng đầu tháng 8, mặt trời dần ló rạng trên bầu trời trong xanh, hứa hẹn một ngày ấm áp và dễ chịu. Những tia nắng dịu dàng chiếu xuống thành phố Hiroshima. Bác sĩ Michihiko Hachiya, một nhân chứng sống cách tâm của vụ nổ khoảng 1 km, cho biết, ông trở về nhà sau một đêm trực trong bệnh viện và vô cùng mệt mỏi. Hayachi vào phòng khách để nằm nghỉ. "Bỗng nhiên, một ánh sáng lóe lên khiến tôi giật mình.

Chiếc đèn đá trong vườn bỗng sáng rực rỡ. Tôi tự hỏi, không biết ánh sáng này từ đâu. Đầu óc tôi trở nên mơ hồ. Quang cảnh tươi đẹp trước đấy đã biến mất và nhường chỗ cho bụi bặm và những đống đổ nát", Hachiya viết. Người đàn ông này cho hay ông bị thương nặng và quần áo trên người cháy sạch nhưng vẫn cố gắng thoát khỏi đống đổ nát và chạy đi tìm người thân. Một nhân chứng khác là ông Yoshitaka Kawamoto. Khi vụ nổ xảy ra, ông chỉ là một cậu bé 13 tuổi và đang ngồi trong lớp. "Tôi bị mắc kẹt dưới đống đổ nát, không thể di chuyển và cảm thấy đau khủng khiếp. Sau đó, những người còn sống trong lớp tôi bắt đầu

hát vang bài hát truyền thống của trường. Chúng tôi nghĩ, ai đó bên ngoài sẽ nghe thấy và đến giúp. Nhưng không một ai xuất hiện. Tiếng hát nhỏ dần. Cuối cùng, chỉ còn lại mình tôi hát", Kawamoto nói. Bà Akiko Takakura, 89 tuổi, là một trong số ít những người ở cách tâm của vụ nổ 300 m còn sống. "Hầu hết những ngôi nhà trong thành phố đều nát vụn dưới sức ép của quả bom. Tất cả những người ở ngoài trời khi đó đã chết ngay lập tức. Nhiều cái xác bốc cháy và biến dạng. Những người mắc kẹt dưới đống đổ nát rên rỉ cầu xin sự giúp đỡ.

Những người thoát nạn nháo nhác chạy quanh. Tiếng rên rỉ, tiếng khóc, tiếng la ó,... vang lên ở khắp nơi. Cả thành phố ngập trong biển lửa", bà Takakura nói.

Bà lão 89 tuổi cho hay, bà bị ám ảnh và sợ bất cứ thứ gì liên quan đến lửa kể từ khoảnh khắc đó. Một nạn nhân bom nguyên tử ở Hiroshima.

Như vậy sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng nhưng đến năm 1952 nền Kinh tế Nhật Bản đã khôi phục ngang mức chiến tranh và đến giai đoạn 1955-1973 đã đạt tốc độ cao nhất và còn được gọi là giai đoạn phát triển thần kì...

Với câu truyện này học sinh sẽ ghi nhớ sâu hơn về nền kinh tế Nhật Bản có những giai đoạn phát triển nổi bật, và những thành tựu mà Nhật Bản đã đạt được, để thấy được rằng người Nhật luôn cần cù chịu khó, luôn có tinh thần trách nhiệm cao ... Đó là một tấm gương để người dân Việt Nam học hỏi.

2.5.2. Dùng tài liệu lịch sử để khắc sâu kiến thức địa lí

GV khi dạy học lịch sử nếu biết khắc sâu những kiến thức cơ bản bằng các phương pháp phù hợp sẽ giúp HS hiểu bài sâu sắc, trên cơ sở đó trình độ kiến thức cũng là một yếu tố quan trọng để giáo dục tư tưởng chính trị, hình thành thế giới quan khoa học và phát triển năng lực tư duy của HS.

Ví dụ: khi dạy Địa Lí lớp 11 Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU) GV sử dụng tài liệu lịch sử SGK Lịch Sử lớp 12 – Bài 7. Tâu Âu, mục V- Liên minh Châu Âu ,để nói về quá trình hình thành, phát triển, cơ chế hoạt động của EU và mối quan hệ giữa Việt Nam với EU hiện nay.

Cụ thể như khi nói về quá trình hình thành của EU, GV cần lấy tài liệu lịch sử để nhấn mạnh việc thành lập liên minh Châu Âu và quá trình hình thành

của liên minh GV tích hợp kiến thức: đến những năm 40 của thế kỷ XX sau khi thế chiến kết thúc, mới xuất hiện một phong trào lành mạnh ủng hộ việc tạo dựng một Châu Âu nhất thể hoá. Mặc dù vậy, chỉ sau khi vấn đề nước Đức được đặt ra sau thế chiến thứ hai cùng với nguyện vọng gìn giữ hoà bình Châu Âu và sự căng thẳng trong quan hệ Pháp - Đức về vùng Sarre gây trở ngại cho tiến trình thống nhất Châu Âu thì ý tưởng liên kết hoá Châu Âu mới được thúc đẩy để sau đó được thực hiện trong thực tế. “Cộng đồng than và thép Châu Âu”

(ECSC) ra đời ngày 18 tháng 4 năm 1951 với sáu nước thành viên là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, và Italia là cột mốc đầu tiên đánh dấu Châu Âu bắt đầu tập họp lại một cách lành mạnh về tổ chức. Tuy nhiên tiến trình liên kết Châu Âu chỉ thực sự bắt đầu khi đại diện sáu nước thành viên ECSC ký các hiệp định Roma chính thức thành lập “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (EEC) và “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” (Euratom) với tư tưởng trung tâm là hình thành một thị trường rộng lớn ở Châu Âu coi như một công cụ phối hợp và hoà nhập các chính sách kinh tế của các nước thành viên. Đến cuộc họp thượng đỉnh giữa các vị nguyên thủ quốc gia các thành viên của châu Âu năm 1972 tại Paris thì lần đầu tiên thuật ngữ EU được nhắc tới. Sự ra đời các cộng đồng Châu Âu đã đáp ứng được nhu cầu tạo lập không gian không biên giới cho việc tự do lưu chuyển các nguồn lực và sản phẩm trong toàn Châu Âu

2.5.3. Sử dụng bản đồ tích hợp kiến thức lịch sử để luận giải nội dung địa lí Việc so sánh, phân tích để rút ra những kết luận khái quát, giải đáp những vấn đề phức tạp của lịch sử phải dựa trên cơ sở nền tảng của hệ thống tư liệu phong phú, logic đủ sức thuyết phục. Điều này rèn cho HS có phong cách tư duy mạnh dạn táo bạo nhưng cẩn trọng, không vội vã hồ đồ.

Ví dụ: khi dạy Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) lớp 11 để HS có thể nắm vững được sự hình thành và phát triển cũng như mối liên kết giữa các nước thành viên trong EU, GV sử dụng lược đồ Liên minh Châu Âu năm 2007

Hình 2.1. Lược đồ các nước thuộc Liên minh châu Âu

Khi GV sử dụng lược đồ này HS sẽ nhanh chóng phát hiện ra những mốc thời gian các nước trong khu vực Tây Âu gia nhập EU; thấy được sự mở rộng số lượng thành viên và phạm vi của EU.

2.5.4. Tích hợp tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học địa lí

Nghiên cứu địa lí địa phương luôn gắn liền với nghiên cứu lịch sử dân tộc. Bởi lẽ, lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, lịch sử dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở khái quát những sự kiện, hiện tượng lịch sử điển hình ở các địa phương. Một sự kiện lịch sử xảy ra gắn liền với một vị trí không gian cụ thể, trong khoảng thời gian nhất định, do vậy sự kiện đó trước hết phải mang tính địa phương. Do quy mô mức độ ảnh hưởng khác nhau mà sự kiện đó trở thành sự kiện lịch sử địa phương hay sự kiện lịch sử dân tộc. Dù sao chăng nữa, những sự kiện, hiện tượng xảy ra, nhất là trong quá trình đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các địa phương với nhau. Thực tế đó để từ đó giúp cho người nghiên cứu khái quá hoá

những nội dung chung nhất để xây dựng lịch sử dân tộc hoặc đi sâu phản ánh những nét tiêu biểu có tính đặc thù ở mỗi địa phương.

Dựa vào hoạt động thâm nhập thực tế, ta có thể thực hiện việc nghiên cứu những diễn biến chi tiết, cụ thể của các sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra ở các địa phương. Việc tìm hiểu, nắm vững tri thức lịch sử địa phương, khu vực là cơ sở rút ra những nhận định, đánh giá, kết luận chính xác khi trình bày lịch sử dân tộc. Chính vì vậy, nhiều nội dung của lịch sử dân tộc được cụ thể hoá, được bổ sung, đính chính, hoàn thiện dựa trên kết quả nghiên cứu lịch sử địa phương.

Ví dụ: khi dạy địa lí địa phương tỉnh Sơn La, GV sử dụng tài liệu lịch sử:

“phong trào chống Pháp ở Sơn La từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945”, NXB ĐH Sư Phạm. 2013 của (TS Phạm Văn Lực). Tài liệu nêu rõ: Vị trí vùng đất và quá trình thành lập tỉnh Sơn La; Điều kện tự nhiên tỉnh Sơn La (địa hình, sông ngòi, khí hậu); Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. Từ đó HS nhận thấy các dân tộc tỉnh Sơn La cũng như các dân tộc Việt Nam đều có truyền thống và bản sắc chung.

2.5.5. Tích hợp các tài liệu lịch sử địa phương, tài liệu văn học, tài liệu địa lí trong hoạt động ngoại khóa địa lí

Cùng với việc tiến hành bài học nội khóa, hoạt động ngọai khóa góp phần thực hiện những mục tiêu giáo dục bộ môn, nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác ngoại khóa lịch sử góp phần bồi dưỡng, làm phong phú, sâu sắc toàn diện tri thức lịch sử mà HS thu nhận trên lớp. Các hoạt động ngoại khóa đã gắn việc học tập lịch sử của HS với đời sống, tạo cho các em ý thức, trách nhiệm phục vụ xã hội, ngoài ra hoạt động ngoại khóa sẽ phát huy năng lực nhận thức độc lập khả năng linh hoạt chủ động của HS.

Ví dụ: tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS tìm hiểu “em yêu quê hương” của tỉnh Sơn La. Đặc biệt ở Sơn La có rất nhiều thành phần dân tộc anh em, cũng như có lịch sử phát triển lâu đời, vì vậy cần phải tìm hiểu sự phát triển kinh tế - xã hội của Sơn La cũng như phong tục tập quán, giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc. GV cần sử dụng tài liệu lịch sử địa phương tỉnh Sơn La, Địa lí Địa phương của tỉnh Sơn La để HS tìm hiểu quê

hương mình. Cùng với đó là một số hoạt động: viết bài, vẽ tranh, triển lãm ảnh, mẫu vật, trang phục truyền thống... Với chủ đề “Em yêu quê hương” để HS có thể tìm hiểu sâu hơn về địa phương mình.

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung lịch sử vào dạy học địa lí ở trường THPT (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)