CHƯƠNG II. TÍCH HỢP NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.4. Xây dựng một số chủ đề tích hợp nội dung lịch sử trong dạy học địa lí ở trường phổ thông
2.4.1. Các bước xây dựng chủ để tích hợp:
Bước 1: Phân tích nội dung chương trình của môn để tìm ra những nội dung chung có liên quan với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn.
Do đó để tích hợp nội dung lịch sử trong dạy học Địa lí, đầu tiên người GV cần phải phân tích nội dung, chương trình của hai môn lịch sử và địa lí để tìm ra mối liên hệ, bổ xung, hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: Nội dung Lịch sử 10 là Lịch sử thế giới và Việt Nam là thời kỳ nguyên thủy, cổ đại, trung đại và cận đại (đến đầu thế kỷ XX) nên những kiến thức này ít liên quan đến nội dung môn địa lí.
Tuy nhiên chúng ta cần một số nội dung sau:
Bài 11: Nội dung những cuộc phát kiến địa lí, GV cần nắm để hiểu rõ đâu là “cựu lục địa”, đâu là “tân lục địa”, GV có thể liên hệ được sự phân bố dân cư theo thời gian và không gian thuộc nội dung địa lý 10.
Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu (SGK Lịch sử lớp 10) nội dung này giúp bổ sung thêm các giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (địa lí 11).
Bước 2: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của HS.
Việc lựa chọn nội dung tích hợp cần có chọn lọc và phù hợp với năng lực của HS nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả bài học. Nếu như trong một bài học địa lí mà đề cập đến quá nhiều nội dung lịch sử sẽ khiến cho HS cảm thấy khối kiến nặng nề, đễ biến thành một bài giảng lịch sử và dễ gây nhàm chán cho HS. Thêm vào đó, khi lựa chọn chủ đề, nội dung tích hợp, GV cũng cần quan tâm đến trình độ nhận thức của HS để có sự bổ xung, phân tích cụ thể, hợp lí.
Bước 3: Đề xuất và tiến hành xây dựng một số chủ đề cụ thể ở các khối lớp.
Bước 4: Điều chỉnh các chủ đề sau khi thực nghiệm.
2.4.2. Một số chủ đề tích hợp nội dung lịch sử trong dạy học địa lí ở trường THPT
Bảng 2.1: Một số chủ đề tích hợp nội dung lịch sử trong dạy học Địa lí Lớp 11
STT Bài tích hợp Nội dung lịch sử cần tích hợp Ghi chú 1 Bài 1: Sự tương phản về
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, nội dung này giúp bổ sung thêm các giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
2 Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa
Lịch sử lớp 12 . Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa đầu thế kỉ XX. Cụ thể là GV bổ sung phần kiến thức xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó để làm nổi bật xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế
3 Bài 5: Một số vấn đề của khu vực và châu lục
GV cũng nên vận dụng những kiến thức Lịch sử 12 để làm rõ những nguyên nhân làm cho nền kinh tế Châu Phi chậm phát triển, Khu vực Mĩ La Tinh phát triển không ổn định, khu vực Tây Nam Á là “điểm nóng của thế giới”...
4 Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì
Bài 6- Lịch sử 12 trình bày:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Sở dĩ nền kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố sau: 1. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ khoa học kỹ thuật cao. 2. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh... Kiến thức về nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai cũng như giai đoạn từ 1991 đến 2000 sẽ giúp cho GV đi sâu vào nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ.
4 Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU, địa lí 11)
Cần tham khảo vận dụng kiến thức Lịch sử về Liên minh Châu Âu trong nội dung bài 7 Lịch sử 12 để làm rõ hơn phần hoàn cảnh ra đời cũng như cơ chế hợp tác của Liên minh Châu Âu.
5 Bài 8: Liên Bang Nga Nội dung Liên Xô xây dựng xã hội chủ nghĩa (lớp 11) và Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991) và Liên Bang Nga (1991-2000) để hiểu rõ các giai đoạn phát triển kinh tế quả Liên Bang Nga, cũng như vai trò của Liên Bang Nga trong việc tạo dựng Liên Xô thành một cường quốc, GV phải có kiến thức Lịch sử vững.
6 Bài 9: Nhật Bản GV cần biết sự kiện lịch sử:
Ngày 6/8/1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người chết. Ngày 9/8/1945, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Na- ga-xa-ki, giết hại 2 vạn người.
Như vậy, chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản là nước bại trận, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Nhật Bản đã có những chính sách gì để phục hồi phát triển kinh tế đất nước và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế như hiện nay.
Cũng liên quan đến nội dung Nhật Bản, GV nghiên cứu bài 8 - Lịch sử 12 trình bày về Nhật
Bản từ 1945 đến năm 2000, trong đó chia thành nhiều giai đoạn nhỏ 1945-1952, 1952- 1973, 1973-1991 và 1991 đến 2000. GV biết vận dụng kiến thức này sẽ bổ sung thêm vào các giai đoạn phát triển kinh tế Nhật Bản nhất là giai đoạn
“phát triển thần kỳ” của Nhật Bản từ 1952-1973 cũng như những chính sách sau 1973 để làm rõ hơn kiến thức Địa lí 11 về Nhật Bản.
7 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Bài 3 - Lịch sử 12, mục II- Trung Quốc, trình bày sự về Trung Quốc 1949-1959, giai đoạn 1959-1978 và đặc biệt công cuộc cải cách, mở cửa (từ 1978) sẽ bổ sung cho nội dung bài Trung Quốc (Địa lí 11), nội dung công cuộc cải cách, mở cửa (từ 1978) sẽ giúp GV tổ chức hướng dẫn HS học tốt hơn nội dung Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa.
8 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á. Tiết 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Địa lí 11)
GV có thể tham khảo nội dung Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN (Bài 4 - Lịch sử 12) để bổ sung thêm, mở rộng kiến thức môn Địa lí.