CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Quá trình thực nghiệm
3.3.2 Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm\
3.3.2.1 Phân tích kết quả điều tra, khảo sát
Tôi phát phiếu điều tra cho tất cả 85 HS các lớp TN sau khi học xong tiết dạy có sử dụng phương pháp tích hợp với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại để thiết kế bài dạy và các hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của HS. Kết quả như sau:
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả phiếu điều tra của HS sau khi tiến hành dạy học tích hợp
STT Nội dung khảo sát Số phiếu %
1 Đánh giá về mức độ hiệu quả của Phương pháp dạy học tích hợp
Rất hiệu quả 78 91,8
Hiệu quả 6 7,1
Bình thường 1 1,1
Không hiệu quả 0 0
2 Sau khi kết thúc bài học tích hợp em học đƣợc những gì?
Phương pháp làm việc nhóm hiệu quả 80 94,1
Những kiến thức về vấn đề nghiên cứu 85 100 Cách tìm kiếm và tổng hợp thông tin từ
Internet để giải quyết nhiệm vụ học tập.
75 88,2
Ý kiến khác 0 0
3 Đánh giá về mức độ hiệu quả trong việc hoạt động nhóm
Tham gia đầy đủ nhiệt tình. 81 95,3
Không tham gia đầy đủ 4 4,7
4 Đánh giá về mức độ tiếp thu kiến thức bài học thông qua dạy học tích hợp
Hiểu sâu sắc các vấn đề, nội dung bài học 11 12,9 Tiếp thu được nhiều hơn, kiến thức được
mở rộng, phong phú thêm
58 68,2
Thuộc bài ngay trên lớp và trong lúc học bài phần tích hợp
16 18,9
Không tiếp thu được kiến thức đầy đủ, không tự tin làm bài kiểm tra.
0 0
5 Những khó khăn gặp phải khi tiếp thu kiến thức tích hợp
Không có nhiều thời gian 61 71.8
Một số bạn còn bỡ ngỡ trong tiếp thu kiến thức
20 23,5
Không có máy tính, máy chiếu, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường hạn chế.
0 0
GV chưa theo sát để kịp thời giúp đỡ. 4 4,7 6 Nếu thầy cô tiếp tục thực hiện phương pháp dạy học tích hợp thì
em sẽ
Ủng hộ và tham gia nhiệt tình 65 76,5
Ủng hộ 20 23,5
Phải tham gia 0 0
Không quan tâm 0 0
Qua kết quả điều tra cho thấy:
- Đa phần các em HS đều cảm thấy hứng thú, đánh giá cao tính hiệu quả của phương pháp tích hợp kiến thức lịch sử trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông. Thông qua việc thực hiện tích hợp các em có thể nắm vững và ghi nhớ các kiến thức địa lí liên quan, có mở rộng kiến thức và ghi nhớ tốt.
- Trong quá trình thực hiện tích hợp, các em đều nhận thấy các thành viên trong lớp về cơ bản đều nhiệt tình, tham gia đầy đủ và tích cực.
- Do mới được tổ chức thực hiện, phần lớn các em HS còn bỡ ngỡ, có lúc rụt rè, lúng túng nhất là về thời gian, về sử dụng công nghệ thông tin, song với niềm hứng thú, các em đã hoàn thành tích hợp với kết quả tốt. Về cơ bản, tất cả các em đều ủng hộ và sẽ tham gia nhiệt tình khi được tổ chức tham gia các bài học tích hợp tiếp theo.
Đối với các GV tham gia thực hiện tích hợp, khi được hỏi các thầy cô đều cho rằng đây là phương pháp dạy học tích cực, khi tổ chức thành công sẽ có tác dụng phát huy, tính độc lập khai thác tri thức và rèn kĩ năng địa lí của HS. Học theo phương pháp này Gv sẽ tạo hứng thú học tập và chủ động của HS. Vì thế, đây sẽ là một hướng đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian tới.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy việc dạy học có vận dụng phương pháp dạy học tích hợp ở các lớp TN đem lại hiệu quả cao hơn, HS hứng thú hơn, tích cực hơn và chủ động hơn trong quá trình học và làm bài so với phương pháp dạy
học truyền thống ở các lớp ĐC. Qua đó ta thấy việc sử dụng phương pháp dạy học có vận dụng phương pháp tích hợp trong môn Địa Lí đem lại hiệu quả cao hơn, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới giai đoạn hiện nay
Bảng 3.3: Bảng thống kê điểm số qua các bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
Trường Lớp Sĩ Số
Điểm số
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
THPT Minh Đài
11A5 43 0 0 0 0 0 1 3 8 11 13 7
11A4 40 0 0 0 0 0 4 5 7 9 9 6
11A6 42 0 0 0 0 0 0 3 6 11 14 8 11A7 44 0 0 0 0 0 4 6 6 10 12 6
Tổng
TN 85 0 0 0 0 0 1 6 14 22 27 15 ĐC 84 0 0 0 0 0 8 11 13 19 21 12
Bảng 3.4: Bảng phân loại trình độ HS qua bài kiểm tra trong thực nghiệm
Lớp Số bài
Kết quả Yếu kém
( 1, 2, 3, 4)
Trung Bình ( 5, 6 )
Khá ( 7, 8 )
Giỏi ( 9, 10 )
Tổng % Tổng % Tổng % Tổng %
TN 85 0 0 7 8,2% 36 42,4% 42 49,4%
ĐC 84 0 0 19 22,6% 32 38,1% 33 39,3%
0 10 20 30 40 50 60
Yếu kém Trung bình Khá Giỏi
TN ĐC
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh trình độ HS qua các bài kiểm tra trong thực nghiệm giữa lớp TN và lớp ĐC (%)
3.3.2.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm
Qua phân tích và so sánh kết quả thu được sau thực nghiệm, tôi nhận thấy:
Việc vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức lịch sử trong dạy học Địa Lí ở trường THPT đã góp phần tích cực và nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời phát huy tối đa việc tự học, tự nghiên cứu của HS, tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường hứng thú môn học.
Kết quả thực nghiệm chứng tỏ rằng, khi sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú cho HS trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giúp HS lĩnh hội kiến thức. Kết quả thu được cho thấy: chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng và điều đó đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài đưa ra là hoàn toàn đúng.