Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung lịch sử vào dạy học địa lí ở trường THPT (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP NỘI DUNG LỊCH SỬ VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp

Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo.

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá”, “coi phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá”, do đó, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và chất lượng giảng dạy cao đẳng và đại học chính quy nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết, là giải pháp quan trọng nhất để nền giáo dục ở nước ta trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 có thể tiến kịp với sự phát triển của khoa học trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Nếu như các doanh nghiệp có thương hiệu thông qua các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình thì chất lượng giảng dạy của các trường tạo thương hiệu cho chính trường đó.Chất lượng giảng dạy được thể hiện ở chất lượng sản phẩm đào tạo. Đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo thông qua khả năng của người được đào tạo, trong đó mấu chốt vẫn là năng lực tư duy sáng tạo của

chính người học. Người học không chỉ có khả năng tác nghiệp nghiệp vụ tốt mà còn phải có chiều sâu của phương pháp luận, chiều rộng của tri thức thực tế, năng lực nghiên cứu khoa học.Nghĩa là, không chỉ biết chiếm lĩnh tri thức mà còn phải biết đánh giá tri thức và tái tạo phát triển tri thức.

Đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các phương pháp cũ bằng hàng loạt các phương pháp mới. Về mặt bản chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và các hình thức tổ chức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, giúp người học sớm đạt được năng lực mong muốn.

1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp

Trên thế giới, dạy học tích hợp (DHTH) đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại bên cạnh các trào lưu sư phạm như: dạy học theo mục tiêu, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học phân hoá, tương tác... Trào lưu sư phạm DHTH xuất phát từ quan niệm coi học tập là một quá trình góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, trong đó HS học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác đã lĩnh hội được.

Dạy học tích hợp được tiếp cận theo hai hướng:

- Hướng thứ nhất: coi dạy học tích hợp là "một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau.

- Hướng thứ hai lại quan niệm: dạy học tích hợp là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó người học hình thành một năng lực nào đó.

Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” vừa được Bộ giáo dục – đào tạo tổ chức vào tháng 12/2012, chương trình đổi mới giáo dục sau 2015, “Dạy học tích hợp là

quá trình dạy học trong đó GV tổ chức hoạt động để HS huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những năng lực cần thiết” Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2012). Định hướng tích hợp sẽ thực hiện trong chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức và mức độ tích hợp trong phạm vi hẹptích hợp trong phạm vi rộng. Hai hướng tích hợp này phần nào tương thích với định hướng tích hợp đa môntích hợp liên môn như đã đề cập ở trên. Phương án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp: tiểu học, THCS và THPT như sau:

Ở tiểu học, tương tự như chương trình tiểu học hiện hành, tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản…, vào các môn học và hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, hai môn học mới được ra đời trên cơ sở kết hợp các môn học có nội dung liên quan với nhau. Đó là môn Khoa học và Công nghệ được xây dựng trên cơ sở hai môn Khoa học và môn Công nghệ (Kĩ thuật) ở các lớp 4 và 5 trong chương trình hiện hành. Môn thứ hai là Tìm hiểu xã hội được xây dựng từ môn Lịch và Địa lý của chương trình tiểu học hiện hành và bổ sung một số vấn đề xã hội). Các môn học này dự kiến sẽ được xây dựng theo mô hình: cơ bản đảm bảo tính logic hệ thống của các phân môn, nội dung chương các phân môn được sắp xếp sao cho có sự hỗ trợ lẫn nhau tránh trùng lặp; đồng thời hệ thống các chủ đề liên kết giữa các phân môn sẽ được phát triển tạo điều kiện cho các kiến thức, kĩ năng, năng lực chung được rèn luyện.

Ở THCS, tương tự như chương trình hiện hành tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân, … và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản, … vào các môn học và hoạt động giáo dục. Hai môn học mới được phát triển.Một là Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành.Và môn Khoa học xã hội được

xây dựng trên cơ sở các môn học Lịch sử, Địa lí trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội.

Riêng ở THPT tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản, … vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung lịch sử vào dạy học địa lí ở trường THPT (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)