Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rừng đặc dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 22 - 26)

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.4. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rừng đặc dụng

Năm 2001, Đỗ Anh Tuấn thực hiện một nghiên cứu điểm tại KBTTN Pù Mát cho đề tài ảnh hưởng của bảo tồn tới sinh kế của các cộng đồng địa phương (CĐĐP) và thái độ của họ về các chính sách bảo tồn. Tác giả chủ yếu đánh giá sự thay đổi sinh kế của người dân địa phương do ảnh hưởng của KBT và mức độ chấp nhận của cộng đồng thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa cộng đồng và tài nguyên.

Nghiên cứu cho rằng hầu hết người dân địa phương vẫn còn sử dụng TNR một cách bất hợp pháp. Tại thời điểm nghiên cứu, trung bình 34% tổng thu nhập hàng năm của một hộ gia đình trong vùng đệm và 62% tổng thu nhập của một hộ gia đình (HGĐ) trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt là từ rừng. Việc thành lập KBTTN (năm 1997) đã làm giảm 30% - 71,4% diện tích đất và khoảng 50% thu nhập từ rừng của người dân địa phương. Mặc dù đã có một vài chương trình hỗ trợ được thực hiện tại KBTTN, nhưng chúng chưa bù lại được những mất mát do thành lập KBTTN [22].

Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự (2003) dưới sự hỗ trợ của chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội, trung tâm đào tạo Lâm nghiệp xã hội đã được thực hiện một nghiên cứu về khả năng thu hút các cộng đồng địa phương vào quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại khu phục hồi sinh thái (PHST). Các tác giả cho rằng hệ thống chính sách hiện nay là đầy đủ để có thể thu hút CĐĐP vào quản lý, sử dụng các khu RĐD, không thể loại trừ cộng đồng ra khỏi quyền hưởng lợi từ VQG và đề xuất mô hình quản lý đất đai trong khu PHST của VQG Ba Vì [13].

Nguyễn Thị Phương (2003) khi “Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm đến tài nguyên rừng VQG Ba Vì – Hà Tây” đã vận dụng phần mềm SPSS trong việc tổng hợp và xử lý số liệu về hình thức tác động và các nguyên nhân tác động và chỉ ra rằng: Cộng đồng ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng diện tích đất nông nghiệp rất ít và năng suất lúa thấp. Vì vậy, để giải 15 quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày họ tác động tới tài nguyền rừng dưới nhiều hình thức như:

sử dụng đất rừng để sản xuất hàng hóa, khai thác sản phẩm với mục đích tiêu dùng, chăn thả gia súc…trong đó hình thức sử dụng đất rừng để sản xuất hàng hóa cho tỷ trọng thu nhập cao nhất trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng (36,4%). Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá được mức độ tác động tới tài nguyên rừng của các dân tộc, các nhóm hộ khác nhau [14].

Hoàng Quốc Xạ (2005) đã có sự kết hợp tốt giữa phân tích định tính và định lượng trong việc xác định các hình thức tác động khi nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương đến TNR tại vùng đệm VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các giải pháp được tác giả đưa ra tuy bao hàm nhiều lĩnh vực song chưa dựa trên các yếu tố đã được phân tích cụ thể tại khu vực nghiên cứu và chưa thể hiện được tính khả thi của các giải pháp đưa ra [24].

Ngô Ngọc Tuyên (2007) đã lượng hóa tốt và thể hiện sinh động ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến tổng thu nhập của hộ gia đình cũng như mối quan hệ giữa tổng thu nhập với các nhân tố trong khai thác TNR thông qua việc thực hiện nghiên cứu tác động của người địa phương đến TNR tại KBTTN Na Hang, Tuyên Quang.

Tác giả đã lựa chọn 4 dân tộc chính trong khu vực, mỗi dân tộc 30 HGĐ để phỏng vấn, nhưng chưa chỉ ra cho người đọc cách thức và nguyên tắc chọn mẫu. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng, để giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày người dân đã tác động TNR dưới nhiều hình thức song “sử dụng tài nguyên rừng” là hình thức có tác động bất lợi nhất, các dân tộc khác nhau thì mức độ tác động cũng khác nhau.

Nghiên cứu đã sử dụng hàm Cobb-Douglas để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của HGĐ, tuy nhiên phân tích mới dừng lại ở 3 yếu tố nguồn lực mà chưa phân tích đến các yếu tố hiệu quả [23].

Khuất Thị Lan Anh (2009) khi: “Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm đến tài nguyên rừng tại KBTTN Kim Hỷ – tỉnh Bắc Kạn”, đã nghiên cứu các yếu tố kinh tế và xã hội chi phối các hình thức và mức độ tác động bất lợi của người dân địa phương tới tài nguyên rừng. Đề tài đã phần nào lượng hóa được mức độ tác động của người dân tới KBT như: Sử dụng tài nguyên rừng, sử dụng đất rừng để chăn thả gia súc, tác động đến TNR do các nguyên nhân rủi ro, các hoạt động khai thác vàng… Tuy nhiên đề tài chưa đi sâu nghiên cứu các tác động tích cực của người dân. Thêm vào đó, các giải pháp đưa ra còn chung chung, chỉ tính chất định hướng, chưa đi sâu vào các giải pháp mang tính khả thi đối với địa phương [2].

Trần Ngọc Thể (2009) khi: “Nghiên cứu tác động của người dân địa phương tới tài nguyên rừng tại VQG Ba Bể – tỉnh Bắc Kạn” đã đưa ra 1 hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu tác động của người dân tới các KBT. Ngoài ra đề tài còn lượng hóa được mức độ tác động của người dân tới tài nguyên rừng ở VQG Ba Bể bằng cách phân tích các yếu tố sản xuất ảnh hưởng tới tổng thu nhập của các HGĐ thông qua hàm Cobb-Douglas (hàm sản xuất có độ co gián không đổi). Nghiên cứu đã đưa 7 biến sản xuất (diện tích đất, số lao động chính, phân bón, đầu tư bằng công, khai thác gỗ, chăn thả gia súc, số khẩu), 11 biến hiệu quả (học vấn chủ hộ, độ cao, loại kinh tế hộ, mức độ gần rừng, dân tộc DT1T, dân tộc DT2T, mức độ thuận tiện giao thông, khả năng tiếp cận thị trường, tỷ lệ LĐC/số khẩu, số lần đốt nương rẫy, sử dụng giống) vào mô hình để phân tích, kết quả cho 4 biến sản xuất và 6 biến hiệu quả tồn tại trong mô hình. Kết quả cho thấy: Tồn tại mối quan hệ rất chặt giữa tổng thu nhập từ rừng với 4 yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và 6 yếu tố hiệu quả với hệ số xác định R = 0,93 (F= 14,601, Sig.F = 0.000); và 93% biến động của thu nhập được giải thích bởi các yếu tố này. Đây là 1 nghiên cứu mẫu có ý nghĩa tham

khảo rất tốt. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung phân tích các tác động bất lợi của người dân địa phương tới tài nguyên rừng (TNR) của VQG Ba Bể mà chưa quan tâm tới tác động tích cực của người dân, trong khi đó sự tham gia của người dân theo hướng tích cực là phần không thể thiếu đối với công tác bảo tồn ở bất kỳ VQG nào [20].

Đỗ Thị Hường (2010) khi: “Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại KBTTN Thượng Tiến – huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình” đã đánh giá được tình hình hiện trạng công tác quản lý bảo vệ TNR, phân tích kinh tế HCĐ, nghiên cứu các hình thức và mức độ tác động của người dân đến TNR và 17 tổng thu nhập của các HCĐ ở khu vực nghiên cứu. Đã phân tích sự phụ thuộc, các nguyên nhân dẫn đến sự tác động bất lợi của người dân đến TNR. Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp tác động tích cực và hạn chế các tác động bất lợi của cộng đồng người dân tới TNR của KBT, các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn có thể làm tài liệu tham khảo tốt [11].

Trong hội thảo Đồng quản lý RĐD Việt Nam 24/5/2013. Tại Hà Nội, Việt Nam. Tổ chức FFI Việt Nam (tổ chức động vật hoang dã thế giới) và FanNuTure (Trung tâm con người và thiên nhiên) đã xây dựng, nghiên cứu thí điểm dự án thực hiện đồng quản lý tại 3 khu bảo tồn ở vùng núi phía Bắc là: khu bảo tồn loài và sinh cảnh chế tạo, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Woọc mũi hếch Hà Giang; KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Mục tiêu nhằm hài hòa giữa nhiệm vụ bảo vệ rừng đặc dụng và nhu cầu sinh kế của người dân địa phương cũng như nâng cao hiệu quả quản lý các KBT. Các thành viên tham dự đều đi đến thống nhất Mô hình đồng quản lý RĐD có sự tham gia của người dân là hướng đi mới và phù hợp với tình hình quản lý bảo vệ rừng hiện nay [10].

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé từ khi thành lập đến nay đã có một số đề tài điều tra, nghiên cứu chủ yếu về: ĐDSH, thành phần loài, động thực vật, quản lý rừng cộng đồng... đã góp phần bổ xung cho các cơ quan chức năng quản lý tài nguyên rừng ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc nghiên cứu trong những năm qua tại Khu bảo tồn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu, đặc biệt là các giải pháp về công tác quản lý bảo vệ rừng cũng còn có những hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)