ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 27 - 31)

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Điên Biên và cộng đông dân cư địa phương.

3.1.2. Phạm vị nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại xã Chung Chải trong tổng số 5 xã thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.

3.1.3. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2019 đến 30/05/2019 3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé + Lịch sử hình thành và phát triển.

+ Tiểm năng về tài nguyên sinh vật.

3.2.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng( QLBVR) tại KBTTN Mường Nhé + Tổ chức quản lý.

+ Đánh giá về các hoạt động về QLBVR.

+ Đánh giá các hoạt động về nghiên cứu khoa học, đào tạo.

+ Đánh giá về tiềm năng du lịch sinh thái.

+ Đánh giá về các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân.

3.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLBVR Khu BTTN Mường Nhé + Điều kiện tự nhiên.

+ Điều kiện kinh tế- xã hội.

+ Chính sách.

+ Tổ chức thực hiện (sự tham gia của các bên liên quan).

+ Khoa học kỹ thuật, nhân lực.

3.2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)

3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp

- Kế thừa các tài liệu liên quan đến nghiên cứu được thu thập tại địa phương như: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, diện tích ranh giới, khí hậu thổ nhưỡng, điều kiện dân sinh, KTXH, đặc điểm tài nguyên rừng. Tham khảo các báo cáo về công tác QLBVR của BQL, huyện, tỉnh, các luật pháp, chính sách liên quan.

- Phương pháp thu thập tài liệu:

+ Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết để có thể thu thập theo từng nội dung địa điểm cơ quan cung cấp thông tin;

+ Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin;

+ Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp;

+ Kiểm tra tính chính xác của thông tin thông qua các tài liệu liên quan.

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA) - Địa điểm nghiên cứu:

Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu phải đại diện cho khu vực nghiên cứu.

Chính vì vậy, để kết quả nghiên cứu được khách quan, đề tài chọn địa điểm nghiên cứu nằm trong KBTTN Mường Nhé, Huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp các xã, thôn và số hộ phỏng vấn

TT Tên xã lựa chọn Tên thôn lựa chọn Số hộ/ nhân khẩu Số hộ phỏng vấn

1 Chung Chải

- Bản Đoàn Kết 219/859 06 hộ/bản

- Bản Nậm Pắc 35/124 06 hộ/bản

- Bản Si Ma 24/102 06 hộ/bản

- Bản Pá Lùng 102/698 06 hộ/bản

- Bản Xà Quế 91/546 06 hộ/bản

- Bản Nậm Khum 139/565 06 hộ/bản

- Bản Nậm Sin 54/217 06 hộ/bản

- Bản Nậm Vì 99/537 06 hộ/bản

Tổng cộng 1/5 xã 08 bản 48 hộ

Tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu: 1 xã nằm trong KBTTN Mường Nhé;

mỗi thôn chọn 6 hộ; các hộ gia đình là đại diện cho các dân tộc, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ trung bình.

- Thu thập thông tin:

+ Cách chọn mẫu phỏng vấn: Mỗi thôn chọn 6 hộ/thôn với đầy đủ các nhóm hộ trung bình, nghèo và cận nghèo có ở tất cả các thành phần dân tộc trong thôn, xã đó.

Nội dung phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến các nguồn thu nhập, sinh kế của cộng đồng địa phương, các hình thức và nguyên nhân tác động của cộng đồng vào TNR, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển do chính cộng đồng đưa ra; Ngoài ra phỏng vấn cán bộ hạt kiểm lâm, cán bộ quản lý KBT, cán bộ xã (Đại diện các tổ chức) nhằm kiểm tra chéo thông tin từ các thôn điểm và thu thập thêm số liệu.

+ Thảo luận nhóm: Phương pháp này được thực hiện sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn HGĐ. Tiến hành thảo luận mỗi nhóm thảo luận khoảng 6-7 người, gồm đại diện các hộ nhóm HGĐ, lãnh đạo thôn, đoàn thể. Thảo luận về mức độ tác động của người dân vào rừng và đất rừng của KBT các nguyên nhân của sự tác động đó.

Những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.

- Phân tích tổ chức: Phân tích tổ chức bộ bộ máy, xác định chức năng, nhiệm vụ, đánh giá thực trạng của các tổ chức tới việc QLBV&PTR, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy nâng cao năng lực của Ban quản lý

KBTTN Mường Nhé. Những căn cứ phân tích, đánh giá chủ yếu dựa vào các văn bản pháp lý và quy hoạch tổ chức bộ máy của KBT:

+ Đánh giá thực trạng tổ bộ máy : Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức và quản lý hệ thống RĐD và các văn bản liên quan khác để đánh giá.

+ Đề xuất giải pháp tổ chức bộ máy theo lộ trình quy hoạch, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ.

3.3.3. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn được xử lý và phân tích bằng phương pháp mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh, định tính và định lượng theo từng nội dung nghiên cứu, để đánh giá được kết quả, tồn tại trong quản lý bảo vệ rừng cũng như đề xuất các giải pháp đề xuất từ người dân trong quản lý rừng tại KBTTN Mường Nhé - tỉnh Điện Biên.

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)