Về kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 50 - 54)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng

4.3.2. Về kinh tế - xã hội

Qua kết quả tổng hợp điều tra : Tại 5 xã quanh KBT có 41 thôn bản với 2.308 hộ, 13.589 nhân khẩu, thuộc 10 dân tộc, chủ yếu H’ Mông. Mật độ dân số trung bình là 16,4 người/ Km2. Nhìn chung tập quán canh tác của nhân dân còn lạc hậu, chủ yếu là làm rẫy kết hợp khai thác lâm sản, săn bắn…Cơ sở vật chất hạ tầng trong khu vực đã được cải thiện nhiều, đã có đường lên thôn, lên xã. Y tế giáo dục khá phát triển.

Tổng hợp dân số 5 xã KBT bảng 4.8 và 1 xã trong khu vực nghiên cứu bảng 4.9.

Bảng 4.8. Thống kê dân số 5 xã KBTTN Mường Nhé

TT Số thôn Dân số (người) Mật độ dân số

(người/km2)

1 Sín Thầu 8 2.105 12,7

2 Leng Su Sìn 4 2.011 11,1

3 Chung Chải 8 2.275 11

4 Mường Nhé 12 4.337 19,9

5 Nậm Kề 9 2.861 18,6

Tổng số 41 bản 13.589 16,4

(Trong số 41 thôn bản có 83 hộ, gần 501 nhân khẩu đang sinh sống trong vùng lõi của khu bảo tồn, 218 lao động)

Bảng 4.9. Tình hình dân số của xã khu vực nghiên cứu của KBT

TTT Tên xã Số

thôn Số hộ Số khẩu MĐDS

ng/km2

Tổng Nam Nữ

1 Chung Chải 08 528 2.275 1.160 1.115 11

Tổng cộng 08 528 2.275 1.160 1.115

6%

13%

81%

81%

Số hộ giàu Số hộ trung bình Số hộ nghèo

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giàu, trung bình và nghèo của người dân xã Chung Chải

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, với 528 hộ, trong đó: Số hộ giàu là 32 hộ, chiếm 6%, số hộ trung bình là 68 hộ, chiếm 13%, số hộ nghèo là 428 hộ, chiếm 81%.

- Về kinh tế- xã hội: Qua thông tin thu thập và tiếp cận với đại diện với một số hộ dân trong khu vực được điều tra cho thấy: sản xuất Nông nghiệp trong khu vực chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng sản xuất Công nghiệp – xây dựng còn nhỏ, dịch vụ chậm phát triển. Nhìn chung trong khu vực nền kinh tế bước đầu đã có sự chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nhưng cần có sự chuyển đổi cơ cấu nhanh mới có thể tiến kịp và hòa nhập với xu thế chung của các vùng trong tỉnh. Năng suất lúa bình quân đạt 23,97 tạ/ha, bình quân lương thực 323,7 kg/năm/người. Tổng hợp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tại xã trong khu vực nghiên cứu, bảng 4.10, 4.11.

Bảng 4.10. Diện tích đất nông nghiệp tại xã trong khu vực nghiên cứu ĐVT: Ha

TT Tên xã Tổng diện tích (ha)

Đất nông nghiệp Đất ruộng lúa

Ha % Ha %

1 Chung Chải 11.870,4 11.560,1 97 90,63 0,78

(Nguồn số liệu:Báo cáo Ban QLKBTTN Mường Nhé)

Bảng 4.11. Diện tích đất Lâm nghiệp ở xã trong khu vực nghiên cứu ĐVT: Ha

Loại đất rừng Xã Chung Chải

I. Tổng điện tích tự nhiên 11.870,4

1. Đất lâm nghiệp 9.362,0

1.1. Đất có rừng 8.137,5

1.2. Đất trống 1.224,5

(Nguồn số liệu:Báo cáo Ban QLKBTTN Mường Nhé)

Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người tại vùng đệm trong vùng lõi cao hơn nhiều so với vùng đệm ngoài, tuy nhiên, số hộ nghèo chiếm

tỷ lệ cao hơn là do đời sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp, lúa, ngô là cây trồng chính nhưng diện tích ít, một số thôn bản chỉ canh tác được một vụ do thiếu nước sản xuất, phương thức sản xuất lạc hậu nên năng suất cây trồng đạt thấp. Tình trạng thiếu lương thực hàng năm từ 2 đến 3 tháng vẫn có ở một số thôn vùng sâu ( đồng báo Mông, đồng bào Dao). Về chăn nuôi chưa phát triển, vật nuôi chủ yếu là giống địa phương theo phương pháp tự nhiên (thả rông) nên chất lượng thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Sản xuất Lâm nghiệp: Trong khu vực đã có 1 số dự án: 327-QĐ/TTg, 661-QĐ-TTg, sắp xếp ổn định dân cư, chương trình trồng rừng của Huyện, đến nay trong khu vực đã và đang thực hiện chương trình trồng và chăm sóc Keo được nhiều hộ gia đình nhiệt tình tham gia.

* Thực trạng cơ sở hạ tầng các xã trong KBTTN Mường Nhé - Giao thông:

+ Đường giao thông tỉnh lộ: dài 154 km, chạy qua địa phận vùng quy hoạch khoảng 52 Km gồm:

Đoạn Si Pha Phìn – huyện lỵ Mường Nhé dài 79 km; mặt đường dải nhựa, hiện nay việc đầu tư cơ bản hoàn thành đã đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa vào trung tâm huyện được cả hai mùa.

+ Đường giao thông huyện lộ: Tổng chiều dài theo quy hoạch là 158 km; hiện đang sử dụng 89,7 km, nền đường rộng 4 m trở lên; phần lớn mặt đường đã được rải cấp phối và có hệ thống cầu cống, rãnh thoát nước tạm nên đi lại dễ dàng về mùa khô, mùa mưa thường bị sạt lở, đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

+ Đường giao thông xã, bản: Tổng chiều dài 194,8 km, bề rộng nền đường từ 2 - 3,5 m, chủ yếu kết cấu mặt đường đất; đi lại rất khó khăn, đặc biệt là mùa mưa.

- Thủy lợi: Phần lớn số diện tích ruộng nước trên địa bàn vùng phân tán nhỏ lẻ trong các khu vực khe, suối, bãi bồi do đó sự đầu tư xây dựng công trình thủy cũng hạn chế so với các vùng khác trong tỉnh. Những năm gần đây vùng dự án đã được Nhà nước, Tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi nhỏ nhằm tăng diện tích ruộng nước, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương trái phép.

- Y tế: Các xã đều có trạm y tế tại trung tâm xã, các thôn có cán bộ y tế thôn bản, tuy nhiên trang thiết bị nghèo nàn, trình độ cán bộ y tế còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của bà con nhân dân.

+ Giáo dục: Các xã đều có trường tiểu học, phòng học là nhà cấp 3 và cấp 4 nhưng trang thiết bị và đồ dùng học tập còn thiếu, tỷ lệ học sinh tới trường học đạt 95 - 96%, cấp tiểu học đặt 100% chất lượng việc dạy và học tập còn thiếu.

+ Đời sống văn hóa xã hội: Khu vực KBTTN Mường Nhé là những xã vùng sâu thuộc vùng biên giới của huyện Mường Nhé, nên đời sống văn hóa xã hội của người dân còn thấp. Được sự quan tâm của nhà nước, các xã trong khu vực đều đã có điện lưới quốc gia, hầu hết các gia đình có Tivi nên có điều kiện nâng cao dân trí và tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)