Đề xuất các giải pháp QLBVR

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 60 - 66)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất các giải pháp QLBVR

Để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng bền vừng KBTTN Mường Nhé giai đoạn 2020 - 2025 cần bổ sung biên chế theo quy định của Nghị định 117/2010/NĐ-CP, nhân sự và cơ cấu tổ chức, quản lý KBT như sau:

a) Ban giám đốc: Gồm 03 người (01Giám đốc và 02 Phó giám đốc)

- Giám đốc đồng thời là Hạt trưởng Hạt kiểm lâm: Điều hành chung mọi hoạt động của Ban và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Ban trước Giám đốc Sở, UBND tỉnh và Pháp luật.

- Phó Giám đốc:

+ 01 Phó giám đốc trực tiếp làm Hạt phó thường trực Hạt kiểm lâm.

+ 01 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Ban QL và Hạt Kiểm lâm.

b) Các phòng ban trực thuộc: Gồm 03 phòng chuyên môn, 01 hạt kiểm lâm.

- Phòng Tổ chức, xây dựng lực lượng và Hành chính, tổng hợp (gọi tắt là Phòng: Tổ chức – Hành chính).

- Phòng Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và Tài chính, kế toán (gọi tắt là Phòng: Kế hoạch – Tài chính).

- Phòng Khoa học, kỹ thuật bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và hợp tác quốc tế (gọi tắt là Phòng: Khoa học - Hợp tác quốc tế).

- Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn bao gồm Văn phòng Hạt và các Trạm quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng:

+ Văn phòng Hạt gồm các bộ phận: Hành chính – Phục vụ, Pháp chế - thanh tra; Kỹ thuật – Tổng hợp.

+ 01 Đội kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng;

+ Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng số 1 Sín Thầu.

+ Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng số 2 Sín Thầu.

+ Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng số 1 Leng Su Sìn.

+ Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng số 2 Leng Su Sìn.

+ Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng số 1 Chung Chải.

+ Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng số 2 Chung Chải.

+ Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng số 1 Mường Nhé.

+ Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng số 2 Mường Nhé.

+ Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng số 1 Nậm Kè.

+ Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng số 2 Nậm Kè.

4.4.2. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay bộ máy quản lý của đơn vị chưa được kiện toàn theo Nghị định 117/NĐ-CP; Cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị đa số là cán bộ trẻ, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, kinh nghiệm công tác chưa có nên rất khó khăn trong công tác chỉ đạo, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Để đáp ứng được công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng hiện nay cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, tuyên

truyền, chuyên ngành về đa dạng sinh học, nghiệp vụ quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch cho cán bộ chuyên trách. Kiện toàn bộ máy quản lý theo Nghị định 117/NĐ-CP, bổ sung lực lượng quản lý bảo vệ rừng.

4.4.3. Giải pháp về tài chính và tín dụng

Để thực hiện các nhiệm vụ trong phương án đề ra, ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho các khu rừng đặc dụng được quy định trong Quyết định 24/QĐ-TTg, cần huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể:

- Nguồn vốn bảo vệ phát triển rừng: Chi cho hoạt động khoanh nuôi tái sinh rừng hàng năm theo kế hoạch.

- Đối với hoạt động xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng cho khu bảo tồn cần huy động tối đa các nguồn vốn theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, bao gồm:

+ Ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng trụ sở Ban quản lý, trạm quản lý bảo vệ rừng và một số hạng mục khác.

+ Nguồn phòng cháy, chữa cháy rừng đầu tư xây dựng trung tâm cứu hộ động vật, các chòi canh lửa.

+ Hỗ trợ cho cộng đồng dân cư vùng đệm quản lý, bảo vệ rừng (40 triệu đồng/bản/năm).

- Nguồn vốn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng:

+ Chi trả cho hoạt động khoán bảo vệ rừng.

+ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, điều tra đánh giá hệ động, thực vật rừng khu bảo tồn.

+ Đầu tư xây dựng một số trạm quản lý bảo vệ rừng và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý.

+ Hỗ trợ cho người dân vùng đệm phát triển kinh tế xã hội.

- Huy động, lồng ghép các nguồn vốn khác: Cần huy động các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động du lịch, dịch vụ như: xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ ăn uống...

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: Cần lựa chọn, ưu tiên đầu tư cho các hạng mục, các hoạt động cần thiết sớm phát huy hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn.

4.4.4. Giải pháp về cơ chế chính sách Chính sách đất đai:

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, huyện Mường nhé đã được rà soát giao đất, cấp GCNQSD đất giao quản lý, tuy nhiên trong phạm vi ranh giới quy hoạch 45.581ha đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt có những diện tích đất không được cấp GCNQSD đất do nằm trong vành đai biên giới. Tổng diện tích được cấp GCNQSD đất là 44.310 ha, như vậy cần tiếp tục tiến hành rà soát, cấp GCNQSD đất đối với diện tích quy hoạch bổ sung của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.

Đo đạc, quy chủ thực hiện giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất sản xuất nương rẫy của người dân quy hoạch vào xây dựng các hạng mục công trình của phân khu dịch vụ hành chính.

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có trách nhiệm thực hiện cơ chế đồng quản lý rừng hoặc ưu tiên thực hiện khoán bảo vệ rừng đặc dụng, chia sẻ lợi ích từ sản phẩm rừng, dịch vụ môi trường rừng ổn định, lâu dài với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản bị thu hồi đất lâm nghiệp nhằm tăng thu nhập cho người dân sống giáp rừng.

Chính sách đầu tư và tín dụng:

Để thực hiện các nhiệm vụ trong dự án đề ra, ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho các khu rừng đặc dụng được quy định trong Quyết định 24/QĐ-TTg, cần huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể:

- Nguồn vốn bảo vệ phát triển rừng: Chi cho hoạt động trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng hàng năm theo kế hoạch.

- Đối với hoạt động xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng cho khu bảo tồn cần huy động tối đa các nguồn vốn theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, bao gồm:

+ Ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng trụ sở Ban quản lý, trạm quản lý bảo vệ rừng và một số hạng mục khác.

+ Nguồn phòng cháy, chữa cháy rừng đầu tư xây dựng trung tâm cứu hộ động vật, các chòi canh lửa.

+ Hỗ trợ cho cộng đồng dân cư vùng đệm quản lý, bảo vệ rừng (40 triệu đồng/bản/năm).

- Nguồn vốn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng:

+ Chi trả cho hoạt động khoán bảo vệ rừng.

+ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, điều tra đánh giá hệ động, thực vật rừng khu bảo tồn;

+ Đầu tư xây dựng một số trạm quản lý bảo vệ rừng và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý.

+ Hỗ trợ cho người dân vùng đệm phát triển kinh tế xã hội.

Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm:

- Mục đích: Hỗ trợ nhân dân sống trong vùng đệm của khu bảo tồn ổn định đời sống nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, tăng thu nhập, dần dần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần. Từ đó giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên động, thực vật rừng trong khu bảo tồn.

4.4.5. Giải pháp đối với công tác bảo tồn Nâng cao nhận thức bảo tồn

Nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, nhân dân địa phương thông qua các cuộc hội thảo bảo tồn và phát triển, các lớp bồi dưỡng, tập huấn giáo dục môi trường. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về vai trò của các đối tượng chính cần bảo tồn: Vai trò, giá trị môi trường và bảo tồn ĐDSH của các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; Các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm, loài đặc hữu, loài biểu tượng của KBT; Tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc dân tộc, lễ hội truyền thống.

Nâng cao đời sống cộng đồng và sinh kế cho người dân:

- Phối hợp với chương trình phát triển nông thôn mới để xây dựng xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng và kêu gọi đầu tư xây dựng các làng sinh thái điển hình vùng đệm, góp phần giảm thiểu tác động vào rừng.

- Khôi phục các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, làm men, nấu rượu, một số món ăn ẩm thực truyền thống...

- Tiến hành giao khoán khoanh nuôi BVR, phục hồi rừng, trồng rừng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, thu hút người dân vào các hoạt động bảo tồn.

- Thu hút cộng đồng đặc biệt lớp trẻ có trình độ tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, vật nuôi, cây trồng có năng suất cao cho cộng đồng trong sản xuất, chăn nuôi...

- Xây dựng mô hình trang trại rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong thôn bản vùng đệm thông qua khuyến khích việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện các chương trình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.

Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng:

- Tổ chức tuyên truyền luật pháp về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, Luật đa dạng sinh học, Luật bảo vệ môi trường...

- Vận động xây dựng hương ước, quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng giữa các cộng đồng thôn bản, chính quyền địa phương và các cơ quan đóng trên địa bàn.

- Tăng cường công tác thực thi pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật BV&PTR, môi trường và tài nguyên của KBT.

4.4.6. Giải pháp về khoa học công nghệ

Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng như: Phần mềm theo dõi diễn biến rừng, công nghệ ảnh viễn thám, giải đoán ảnh và phần mềm Argis để theo dõi, giám sát tài nguyên rừng và môi trường.

Ứng dụng công nghệ tiến tiến, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động bảo tồn như: Các loại máy quay phim, chụp ảnh tự động để theo dõi tập tính của động vật phục vụ cho nghiên cứu.

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để hỗ trợ phát triển vùng đệm, cụ thể như:

+ Nghiên cứu tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi thông qua chuyển giao khoa học công nghệ hay khuyến nông, khuyến lâm.

+ Nghiên cứu phát triển các ngành nghề mới, tập trung vào chế biến nông lâm sản.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)