PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thực trạng công tác QLBVR tại KBTTN Mường Nhé
4.2.2. Đánh giá giá về các hoạt động QLBVR
a). Công tác tuyên truyền, tập huấn:
Trong những năm qua Ban quản lý KBT thiên nhiên Mường Nhé thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền xã và các cơ quan, ban ngành, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Kết quả đã tổ chức học tập, họp dân tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2016 - 2018 như sau:
Năm 2016 đơn vị tổ chức được 25 buổi tuyên truyền với sự tham gia của 1071 lượt người dân các nội dung văn bản quy định của pháp luật trong lĩnh lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức được 6 lớp tập huấn tuyên truyền về Luật Lâm nghiệp và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các bản vùng đệm với sự tham gia của 240 học viên.
Năm 2017 đơn vị tổ chức được 38 buổi với 1449 lượt người tham gia,tổ chức được 6 lớp tập huấn tuyên truyền về Luật Lâm nghiệp và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các bản vùng đệm với sự tham gia của 240 học viên.
Năm 2018 đơn vị cũng tổ chức được 25 buổi tuyên truyền với sự tham gia của 1071 lượt người dân các nội dung văn bản quy định của pháp luật trong lĩnh lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức được 6 lớp tập huấn tuyên truyền về Luật Lâm nghiệp và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các bản vùng đệm với sự tham gia của 240 học viên.Kết quả bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả công tác tuyên truyền, tập huấn từ năm 2016 – 2018 Năm
Tập huấn Tuyên truyền
Lớp Số Người
Tham Gia Số Buổi Số Người Tham Gia
2016 05 200 27 1.339
2017 06 240 38 1.449
2018 06 240 25 1071
Tổng Cộng: 17 680 90 3.859
(Nguồn số liệu: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé) b) Về giao khoán bảo vệ rừng: Hoạt động giao khoán bảo vệ rừng được chú trọng quan tâm. Với diện tích giao bảo vệ là:27.526,47 ha. Trong đó:
+ Khoán bảo vệ rừng cho đối tượng là các nhóm cộng đồng dân cư: 31 nhóm thuộc 29 bản cộng đồng của các xã vùng đệm (Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè); diện tích khoán bảo vệ là: 19.227,25 ha chiếm 58,20%.
+ Khoán bảo vệ rừng cho đối tượng là lực lượng vũ trang: 11 nhóm (5 Đồn Biên phòng, 5 Ban chỉ huy quân sự xã; 1 nhóm là Công an huyện); diện tích khoán bảo vệ là: 8.299,22ha chiếm 25,12%.
- Diện tích rừng đơn vị tự tổ chức quản lý bảo vệ là: 5.510,82 ha chiếm 16,68%.
Phối hợp với phòng hành chính tổng hợp tiến hành than toán tạm ứng tiền bảo vệ rừng năm 2018 (đợt 1) với đơn giá 400.000 đồng/ha cho các nhóm nhận khoán bảo vệ rừng với tổng số tiền chi trả: 13.214.916.000 đồng.
* Đánh giá chung:
+ Công tác giao khoán bảo vệ rừng KBTTN Mường Nhé đã được các cộng đồng thôn sống gần rừng, chính quyền xã hưởng ứng tích cực. Người dân đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng.
+ Từ khi thực hiện giao khoán, các tổ nhận khoán đã phối hợp với kiểm lâm địa bàn tổ chức tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra rừng trung bình 3 – 6 lần/tổ/tháng, năm 2016 các tổ nhận khoán đã tổ chức tuần tra, kiểm tra được 500 lượt với trên 3.800 lượt người tham gia. Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, báo cáo Trạm kiểm lâm xử lý nhiều vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển lâm sản phép.
* Những tồn tại, hạn chế:
- Một số cộng đồng thôn vẫn ỷ lại việc QLBVR là của Tổ nhận khoán, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng thôn tham gia vào công tác QLBVR, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, cung cấp nhiều thông tin tố giác, phát giác, thậm chí vẫn còn người dân trong thôn vi phạm.
- Một số thành viên Tổ nhận khoán còn ngại va chạm, còn sợ chưa dám tố giác, chưa mạnh dạn cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan Kiểm lâm, Công an để điều tra các đối tượng khai thác rừng trái phép.
- Công tác phối hợp, thông tin liên lạc, báo cáo giữa các Tổ nhận khoán với Kiểm lâm địa bàn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, đôi lúc báo cáo chưa kịp thời.
- Cấp ủy, chính quyền một số xã chưa thực sự vào cuộc, còn buông lỏng quản lý coi công tác QLBVR là của kiểm lâm. Diện tích rừng rộng, địa hình phức tạp núi đá hiểm trở nên việc tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng gặp rất nhiều khó khăn, mức hỗ trợ còn thấp.
c) Về xử lý các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng:
Từ năm 2016 - 2018, Hạt Kiểm lâm KBTTN Mường Nhé đã phát hiện lập biên bản 28 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng: Khai thác gỗ trái phép 02 vụ, cất giấu gỗ trái phép 02 vụ, vi phạm về hành vi phá rừng trái pháp luật 03 vụ, vi phạm quy định chung 01 vụ, cháy rừng 20 vụ.
Trong đó:
- 01 vụ Hành vi vi phạm những quy định chung của nhà nước về công tác bảo vệ rừng. Tổng số tiền phạt thu được 3.000.000 đồng đã nộp vào kho bạc huyện Mường Nhé theo quy định của Nhà nước.
- 02 vụ vi phạm về hành vi khai thác gỗ trái phép: Số lượng, khối lượng tang vật tạm giữ gồm:
+ Gỗ tròn: 62 lóng, cột; Khối lượng: 27,229 m3; Nhóm gỗ: nhóm III; IV + Gỗ xẻ: 1642 thanh, tấm; Khối lượng: 16,35 m3; Nhóm gỗ: nhóm III; IV Trong đó có 550 tấm, khối lượng 5,036m3 Gỗ nhóm IV, khai thác trong lâm phần rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.
- 03 vụ vi phạm về hành vi phá rừng trái pháp luật: phá rừng tại tiểu khu 61, khoảnh 14, trên địa bàn xã Sín Thầu, tiểu khu 177, tiểu khu 84 khoảnh 3, khoảnh 1 lô 9 trên địa bàn Nậm Kè. Đơn vị đã tiến hành lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt: 7.300.000 đồng (bảy triệu ba trăm ngàn đồng chẵn).
- 02 vụ Cất giữ lâm sản gỗ trái phép:
+ Tham mưu giúp UBND xã Mường Nhé ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối tượng Sùng A Chỏ, năm sinh 1961; thường trú tại Bản Nậm San 1, Mường Nhé, Mường Nhé, Điện Biên về hành vi cất giữ lâm sản gỗ trái pháp luật tại tiểu khu 131 khoảnh 6 như sau: Tang vật 15 thanh xà là: 0,279 m3 gỗ xẻ (thuộc loại thông thường từ nhóm III,V); Mức xử phạt: 3.000.000 đồng (ba triệu đồng chẵn).
+ Phối hợp với cán bộ Kiểm lâm Hạt huyện Tham mưu giúp Chủ tịch UBND xã Leng Su Sìn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối tượng Su Lế Hừ, năm sinh 1973; thường trú tại bản Leng Su Sìn - xã Leng Su Sìn – huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên về hành vi cất giấu lâm sản gỗ trái phép tại suối pa pơi tại bản Leng Su Sìn với khối lượng là 0,203 m3 (thuộc nhóm IV); Mức xử phạt 3.000.000 đồng (ba triệu đồng chẵn). Toàn bộ số gỗ trên được bàn giao lại chủ rừng theo quy định.
- 20 vụ cháy rừng: Diện tích thiệt hại là 24,24 ha thuộc các trạng thái rừng phục hồi, mức độ thiệt hại trung bình là 20 – 40%. Số vụ cháy rừng đã giảm rõ rệt so cuối năm 2015, mức độ thiệt hại thấp, chủ yếu cháy dưới tán, rừng có khả năng phục hồi cao. Nguyên nhân gây cháy xác định do người qua lại đốt, tuy nhiên không phát hiện được đối tượng gây cháy.
Trong giại đoạn 2016 - 2018 đơn vị, không phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực vận chuyển, mua bán động vật hoang dã, chế biến gỗ và lâm sản trái pháp luật, trên địa bàn được giao quản lý. Tổng số tiền thu nộp ngân sách trên 16.300.000 đ.
Tổng hợp số vụ vi phạm QLBVR, bảng 4.6.
Bảng 4.6. Số vụ vi phạm công tác QLBVR từ năm 2016-2018
Các hành vi vi phạm Số vụ Ghi chú
Khai thác gỗ trái phép 02
Cất giấu gỗ trái phép 02
Cất giữ lâm sản trái phép 0,0 Không xảy ra
Buôn bán, vậnchuyển ĐVR trái phép 0,0 Không xảy ra
Cháy rừng 20
vi phạm về hành vi phá rừng trái pháp luật 03
Vi phạm quy định chung 01
Tổng Cộng 28
(Nguồn số liệu:Báo cáo tổng kết kết quả công tác QLR đặc dụng KBTTN Mường Nhé 2016 -2018)
Trong 6 tháng đầu năm 2017 trong Khu bảo tồn và khu vực quy hoạch rừng đặc dụng xảy ra 02 vụ vi phạm về hành vi khai thác gỗ trái phép. Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền tổ chức kiểm tra hiện trường tạm giữ 62 cột lóng = 27,229 m3 gỗ tròn từ nhóm III đến nhóm IV và 1642 thanh, tấm = 16,35 m3 gỗ xẻ từ nhóm III đến nhóm IV (trong đó có 550 tấm = 5,036m3 gỗ xẻ, loại gỗ Phay, khai thác trong lâm phần rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Mường nhé). Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Mường Nhé ban hành 02 Quyết định khởi tố vụ án hình sự về về tội vi phạm các Quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng được quy định tại Điều 175 bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và bàn giao cơ quan điều tra tiếp tục thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật. Tổng hợp số vụ vi phạm bị khởi tố hình sự, bảng 4.7.
Qua các năm số vụ vi phạm giảm rõ rệt, tuy nhiên thực tế các loại thực vật, động vật quý hiếm tại Khu bảo tồn vẫn đang bị khai thác, do đó cần đưa ra những phương án cụ thể, mạnh dạn hơn để bảo tồn được nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn.
Bảng 4.7. Số vụ vi phạm bị khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự 2016 - 2018
Năm Khai thác gỗ trái phép
Vận chuyển lâm sản trái phép
Buôn bán, vận chuyển ĐVR
trái phép
Ghi chú
2016 0,00 0,00 0,00 Không xẩy ra
2017 02 0,00 0,00
2018 0,00 0,00 0,00 Không xẩy ra
Cộng 02 0,00 0,00
(Nguồn số liệu:Báo cáo tổng kết kết quả công tác QLR đặc dụng KBTTN Mường Nhé 2016 -2018) 4.2.2.2. Đánh giá về các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo:
Công tác nghiên cứu khoa học được BQLKBTTN Mường Nhé chú trọng quan tâm, tuy nhiên do hạn chế về nhân lực, kinh phí nên thường chỉ tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức khác để nghiên cứu trên một số hoạt động và một số đề tài chủ yếu:Phối hợp với nhiều đoàn nghiên cứu trong nước, nước ngoài như Viện Sinh thái và TNSV, ĐH quốc gia Hà Nội, ĐH SAKAS (Hoa Kỳ), Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga... đạt được nhiều kết quả: Phát hiện 02 loài thực vật mới, quý hiếm thuộc Sách đỏ Việt Nam năm 2007 bổ sung vào danh mục thực vật rừng KBTTN Mường Nhé. Kết quả nghiên cứu sơ bộ về các loài thú nhỏ và lưỡng cư: ghi nhận thêm 10 loài thú nhỏ, 11 loài bò sát và 17 loài lưỡng cư trong khu bảo tồn.
4.2.2.3. Đánh giá về tiềm năng du lịch sinh thái:
Tiềm năng du lịch trong khu vực hiện chưa được khai thác do cơ sở hạ tầng và giao thông đi lại khó khăn, Để khai thác tốt tiềm năng du lịch này cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống các tuyến đường, cơ sở dịch vụ và quảng bá sản phẩm... Các giá trị cảnh quan, môi trường, bảo tồn nằm trong KBT là nơi lưu giữ nhiều sinh cảnh rừng khác nhau, giàu tính đa dạng sinh học.
* Hạn chế tồn tại: Do thiếu nhân lực và điều kiện cơ sở hạ tầng, trong những năm qua chủ yếu tập trung cho công tác QLBVR. BQLKBT cũng chưa có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện, thiếu cán bộ chuyên môn về du lịch sinh thái. Cho
đến nay, chưa có chương trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch, dịch vụ cho KBT. Các hoạt động về phát triển du lịch sinh thái chưa được quan tâm đầu tư nên chưa có điều kiện khai thác tiềm năng này.
4.2.2.4. Đánh giá các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân:
Do hiện nay KBT nằm trong quy hoạch vùng an toàn khu, hạn chế yếu tố người nước ngoài nên cũng có ảnh hưởng trong việc kêu gọi các tổ chức phi chính phủ quan tâm đầu tư vào các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân. Triển khai công tác cắm mốc ranh giới các phân khu chức năng và mốc giới giữa người dân và KBT và quy hoạch KBTTN Mường Nhé. Kết quả một số hoạt động đã hỗ trợ người dân thu được một số kết quả như sau:
- Hoạt động triển khai công tác cắm mốc ranh giới nhằm mục đích phân định ranh giới giữa các khu vực vùng đệm và vùng lõi của KBT từ đó chính quyền và người dân nắm được cụ thể hơn ranh giới RĐD ngoài thực địa, phân định rõ những diện tích đất nông nghiệp mà người dân đang canh tác, tạo điều kiện cho người dân yên tâm, ổn định sản xuất lâu dài.
- Hoạt động quy hoạch KBTTN Mường Nhé: Nhằm mục đích quy hoạch và lập kế hoạch cho các thôn hiện đang sinh sống trong vùng lõi KBT, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu là làm nương rẫy, canh tác lúa nước nhưng diện tích đất canh tác ít, nguồn nước tưới tiêu không chủ động… và phụ thuộc nhiều vào các nguồn lợi từ rừng, vừa cải thiện sinh kế của người dân trong vùng một cách bền vững.