PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thực trạng công tác QLBVR tại KBTTN Mường Nhé
4.2.1. Về tổ chức và quy hoạch rừng đặc dụng
4.2.1.1. Về công tác tổ chức:
- Về tổ chức, bộ máy: Khu BTTN Mường Nhé có tổ chức bộ máy gồm:
+ Ban giám đốc.
+ Các phòng chuyên môn.
+ Phòng Hành chính - tổng hợp.
+ Phòng Kế hoạch - khoa học - kỹ thuật.
+ Bộ phận thông tin - tuyên truyền.
+ Hạt kiểm lâm.
Tuy nhiên, lực lượng làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng chủ yếu thuộc Hạt kiểm lâm và được bố trí cắm ở 05 trạm thuộc 05 xã có diện tích rừng bảo tồn.
- Về lực lượng cán bộ: Tổng số cán bộ công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng của Khu BTTN Mường Nhé hiện nay có 35 người. Trong đó cán bộ trong biên chế là 23 người và lao động hợp đồng 12 người. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trực tiếp có 14 người.
- Về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động quản lý: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng Khu BTTN Mường Nhé hiện mới chỉ được đầu tư hệ thống mốc ranh giới với 124 mốc, 30 bảng nội quy, 90 biển báo và xây dựng 5 trạm quản lý bảo vệ rừng. Trong đó:
Trạm quản lý bảo vệ rừng Sín Thầu: 780 m2. Trạm quản lý bảo vệ rừng Leng Su Sìn: 1.028 m2. Trạm quản lý bảo vệ rừng Mường Nhé: 1.270 m2. Trạm quản lý bảo vệ xã Nậm Kè: 744 m2.
Trạm quản lý Chung Chải: 500 m2.
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức QLBV&PTR và các tổ chức phối hợp thực hiện
Công tác tổ chức phối hợp QLBVR trong những năm qua đã được cấp ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương quan tâm chỉ đạo. Ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trong công tác QLBV&PTR; chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo Quy chế quản lý và bảo vệ rừng KBTTN Mường Nhé.
4.2.1.2. Về công tác quản lý quy hoạch rừng đặc dụng
Sau khi rà soát, qui hoạch 3 loại rừng BQLKBTTN Mường Nhé được phê duyệt, BQLKBT đã cùng với UBND các xã trong khu vực xác định ranh giới KBT và các phân khu chức năng tại thực địa, đã tổ chức đóng cọc mốc giới và bảng nội qui BQLKBTTN Mường Nhé. Về quản lý diện tích, ranh giới các phân khu chức năng: Tổng diện tích tự nhiên KBT: 47.260,1 ha, trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 23.420 ha, chiếm 49,56 %; Phân khu phục hồi sinh thái: 23.495 ha, chiếm 49,71 %; Phân khu Dịch vụ - Hành chính: 312,93 ha, chiếm 0,73 %. Thống kê quy hoạch phân khu chức năng, bảng 4.4.
Cục kiểm lâm
Chi cục kiểm lâm
BQLKBTTN Mường Nhé -
Hạt Kiểm lâm KBTTN Mường
Nhé
Các trạm kiểm lâm
Tổ chức đoàn thể xã (MTTQ,HND,
HPN, HCCB....)
Cán bộ Lâm nghiệp xã; Tổ
QLBVR UBND xã Hạt Kiểm lâm
huyện
Sở NN&PTNT UBND Tỉnh Điện Biên
UBND huyện
Bảng 4.4. Phân khu chức năng KBTTN Mường Nhé Loại đất, loại rừng Hiện trạng
2016
Quy hoạch 2016-2025
Phân khu chức năng BVNN PHST DV-HC Tổng DT tự nhiên 45.581 47.228 23.420 23.495 312,93 I. DT đất LN 45.375,92 47.227,93 23.420 23.495 312,93
1. Phân khu I 28.245,38 29.953 15.851 14.102 0,00
1.1. DT đất có rừng 20.872,13 21.937 11.172 10.481 0,00 1.1.1. Rừng tự nhiên 20.872,13 21.937 11.172 10.481 0,00 - Rừng trên núi đất 20.872,13 21.937 11.172 10.481 0,00
- Rừng trên núi đá 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
1.1. 2. Rừng trồng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
1.2. Đất trống 7.373,25 8.300 4.679 3.621 0,00
-ĐT không có cây tái sinh 6.578,9 7.263,1 3.852,3 2.956,2 0,00 - ĐT có cây gỗ tái sinh 781.77 1.024,32 817 662,5 0,00
- Núi đá không Rừng 12.58 12.58 9,7 2,3 0,00
2. Phân khu II 16.130,54 16.962 7.569 9.393 0,00
1.1. DT đất có rừng 10.926,74 11.545 5.800 5.545 0,00 1.2. DT đất chưa có rừng 5.203,8 5.618 1.769 3.849 0,00
3. DV-HC 312,93
- Trung tâm hành chính, dịch vụ 290
- Công trình bảo vệ, phát triển rừng 22,93
II. Đất khác 151.56 32,17 0,00 0,00 0,00
(Nguồn: Thống kê phân khu chức năng 2016 – KBTTN Mường Nhé) Năm 2016 UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 27/09/2016 phê duyệt dự án, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé huyện Mường Nhé đến năm 2025 là cần thiết, phù hợp với Nghị định 117/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.Năm 2016 thực hiện “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBTTN Mường Nhé giai đoạn 2016 - 2025”, với tổng diện tích tự nhiên của KBT tăng từ 45.581 ha lên 47.260,1 ha(tăng 1.679,1 ha) là do các lý do sau:
Diện tích đất rừng đặc dụng của khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, huyện Mường Nhé sau khi trừ bỏ 917 ha đất nương và nương luân canh thuộc xã Nậm Kè còn lại 45.136 ha. Như vậy,để đảm bảo diện tích đất rừng đặc dụng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại quyết định số 1976/QĐ-TTg cần tiến hành rà soát, quy hoạch bổ sung diện tích đã mất trên. Qua điều tra, khảo sát đánh giá tại một số khu rừng của xã Leng Su Sìn, Chung Chải, xã Mường Nhé với tổng diện tích 2.091 ha đạt tiêu chí đưa vào quy hoạch bổ sung cho khu rừng đặc dụng của huyện. Cụ thể:
+ Xã Leng Su Sìn: Diện tích là 1.047 ha tại các khoảnh 3,4,6,7 tiểu khu 84 và các khoảnh 3,6 tiểu khu 95, toàn bộ diện tích này thuộc quy hoạch đất rừng phòng hộ (trong đó đất có rừng 961 ha với trạng thái IIa,IIb,IIIA1 và rừng hỗn giao, diện tích đất trống 86ha).
+ Xã Mường Nhé: Diện tích là 273 ha tại các khoảnh 2,3 tiểu khu 159(đất có rừng 144 ha với chủ yếu là rừng trạng thái IIa,IIb, đất trống 129 ha) toàn bộ thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.
+ Xã Chung Chải: Diện tích là 771ha tại khoảnh 12, tiểu khu 95 và các khoảnh 5,6, tiểu khu 109. Toàn bộ thuộc quy hoạch đất rừng phòng hộ (trong đó đất có rừng 760 ha, diện tích đất trống 11 ha).
a. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
- Chức năng, nhiệm vụ:
Đây là khu vực có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên như mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng và hệ sinh thái.
Trong phân khu BVNN cấm các hoạt động sau:
+ Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng.
+ Các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã hoặc loài bảo tồn.
+ Thả và nuôi, trồng các loài động thực vật đưa từ nơi khác tới mà trước đây các loài này không có trong khu rừng đặc dụng. Trong trường hợp đặc biệt phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Khai thác tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác. Gây ô nhiễm môi trường. Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dẽ cháy vào rừng, đốt lửa trong rừng và ven rừng. Chăn thả gia súc, gia cầm.
- Diện tích Trong quá trình quản lý cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội trong vùng qua 7 năm có nhiều chuyển biến và đặc biệt sự gia tăng dân số, phân bố dân cư trên địa bàn có nhiều biến động nên để đảm bảo vai trò, chức năng của phân khu BVNN không bị ảnh hưởng; tăng cường quản lý, bảo vệ chặt chẽ giữ nguyên vẹn để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng.Vì vậy phân khu BVNN cũng được quy hoạch điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể:
Tổng diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là: 23.420 ha; giảm 2.259 ha so với diện tích quy hoạch cũ. Diện tích này được điều chỉnh sang quy hoạch phân khu phục hồi sinh thái tại các vị trí các khoảnh 6,8 tiểu khu 168B; khoảnh 4, tiểu khu 173; các khoảnh 1,2,3,4 tiểu khu 177 và các khoảnh 3,4 tiểu khu 178 xã Nậm Kè.
Phân khu BVNN phân bố trên địa bàn 05 xã, và được chia thành hai phân khu nghiêm ngặt.
- Ranh giới:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt I: Nằm ở phía Bắc khu bảo tồn thuộc các xã Sín Thầu, Leng Su Sìn và Chung Chải với diện tích 15.851 ha; bao gồm một số khoảnh thuộc các tiểu khu 61, 81b, 82, 93, 94, 107, 108,129,130. Phần lớn diện tích nằm tiếp giáp với biên giới Việt - Lào, chiếm tỷ lệ diện tích đất có rừng lớn với 11.171,8ha chiếm 70% diện tích đất tự nhiên, trong đó có những khu rừng giàu, rừng trung bình có trữ lượng > 200m3, toàn bộ diện tích này nằm cách xa khu dân cư, có địa hình hiểm trở, chưa có đường giao thông nên chưa bị tác động bởi con người, do vậy trong khu vực này thường là nơi cư trú của một số loài động vật như: gấu, khỉ...
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt II: Có diện tích 7.569 ha nằm trên địa bàn xã Mường Nhé, Nậm Kè bao gồm diện tích một số khoảnh thuộc tiểu khu 149, 159, 162, 172, 173,177 và 178. Phần lớn diện tích nằm tiếp giáp với biên giới Việt – Lào, đây cũng là khu vực có diện tích rừng lớn và hoàn cảnh sinh thái vẫn chưa bị tác động.
- Đặc điểm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học
Tổng diện tích rừng trong phân khu BVNN là 16.971 ha, chiếm 50% diện tích rừng của khu bảo tồn và chiếm 35,9% diện tích đất tự nhiên của cả phân khu. Diện tích rừng ở đây còn tương đối tập trung và ít bị tác động, gồm cả đai rừng á nhiệt đới núi cao và đai rừng nhiệt đới núi thấp. Đây là vùng phân bố chủ yếu của các loài thực vật quý hiếm như Pơ mu, Giổi thơm, Lát hoa...Do hoàn cảnh sinh thái ở đây chưa bị tác động và nằm cách xa với khu vực dân cư, chưa có đường giao thông nên đây là khu vực cư trú của một số loài động vật như: Gấu, hổ, báo...Ngoài ra, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt còn có hệ thống khe, suối dày có nhiều loài động, thực vật sống trong hệ sinh thái khe, suối tạo nên sự đa dạng sinh học rất cao trong phân khu BVNN.
Diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt đủ lớn, kết hợp với việc rừng dần được phục hồi sẽ tạo nên sinh cảnh sống thích hợp cho các loài thú lớn.
- Tình hình phân bố dân cư:
Phân khu BVNN được quy hoạch điều chỉnh hiện tại không có dân cư sống và sản xuất. Phạm vi của phân khu BVNN nằm trong giới hạn an toàn đối với các hoạt động của người dân trong khu vực.
b. Phân khu phục hồi sinh thái (PHST):
Phân khu phục hồi sinh thái là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết.
- Chức năng:
Bảo vệ toàn bộ nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và các di tích lịch sử trong phân khu.
Phục hồi lại những diện tích rừng đã bị suy thoái thông qua các biện pháp lâm sinh như: khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng. Trong trường hợp cần thiết phải tác động bằng việc trồng rừng thì ưu tiên trồng các loài cây bản địa của khu vực.
Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, các chương trình giáo dục về thiên nhiên, tổ chức tham quan, du lịch sinh thái.
- Phạm vi ranh giới và diện tích:
Diện tích phân khu phục hồi sinh thái được quy hoạch điều chỉnh với tổng diện tích là 23.495 ha, được chia làm hai phân khu: Phân khu I với diện tích là 14.101,9 ha bao gồm diện tích còn lại thuộc các tiểu khu 61, 98, 94 thuộc hai xã Sín Thầu và Chung Chải. Phân khu II với có diện tích là 9.393,9ha nằm ở các tiểu khu 149,159,172,173,178 thuộc các xã Mường Nhé, Nậm Kè.
- Đặc điểm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:
Sau khi quy hoạch phân khu phục hồi sinh thái có 16.025 ha rừng tăng so với quy hoạch cũ, do được bổ sung những diện tích đất có rừng nằm giáp ranh giới bảo tồn cũ. Những diện tích rừng này phân bố ở những khu vực thấp, giáp với khu vực sản xuất của nhân dân nên môi trường sinh thái ít nhiều cũng đã bị tác động bởi con người, chiếm chủ yếu diện tích rừng trong phân khu PHST là rừng nghèo, rừng tái sinh có trạng thái IIa, IIb, IIIa1 và 1.137,9ha diện tích rừng trung bình.
Ngoài diện tích đất có rừng trong phân khu PHST còn nhiều diện tích đất trống có cây gỗ mọc rải rác có khả năng phục hồi tốt thông qua tác động một số biện pháp lâm sinh như: Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng.
Trong phân khu PHST hệ động vật cũng rất đa dạng, nhiều loài thú nhỏ như:
Nai, hoẵng, gà rừng, lợn rừng….chọn sinh cảnh sống ở trong những khu rừng này.
Bên cạnh đó các loài bò sát và ếch nhái cũng phong phú về chủng loại do có mạng lưới khe, suối dày có nước quanh năm.
- Tình hình phân bố dân cư:
Theo quy hoạch phân khu PHST thì hiện tại có 12 hộ dân với 96 khẩu dân tộc Mông của bản Huổi Thanh 1 định cư và sinh sống trong phân khu phục hồi sinh thái tại khoảnh 1, 2, 3, 4 tiểu khu 177 và khoảnh 3, 4 tiểu khu 178 xã Nậm Kè từ trước khi thành lập khu BTTN Mường Nhé.
c. Phân khu dịch vụ, hành chính (DVHC):
- Chức năng:
Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của cán bộ Ban quản lý, xây dựng vườn ươm, vườn bảo vệ thực vật phục vụ nghiên cứu. Ngoài ra
còn là nơi tổ chức các dịch vụ du lịch, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục về bảo vệ phát triển rừng, môi trường cho người dân trong khu vực.
- Quy hoạch vị trí, diện tích:
Do tầm quan trọng của phân khu DVHC nên việc quy hoạch phải đảm bảo một số yêu cầu như: Phải khớp nối với các cơ sở hạ tầng chung của huyện, xã, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và gần với khu vực có Điện, nước…đồng thời phải có đủ mặt bằng để bố trí xây dựng các công trình.
Quy hoạch phân khu DVHC với tổng diện tích 312,93ha và được chia thành 02 khu vực.
+ Khu trung tâm dịch vụ hành chính: Đây là khu vực để xây dựng trụ sở làm việc của ban quản lý, trung tâm du khách, nhà trưng bày, trung tâm cứu hộ, bảo tồn sinh vật, vườn thực vật và các công trình phục vụ du lịch. Quy hoạch về khu vực cầu Chung Chải thuộc khoảnh 12, 13 và khoảnh 14 tiểu khu 95 với diện tích 290 ha;
+ Khu xây dựng công trình bảo vệ, phát triển rừng: Diện tích quy hoạch 22,93 ha nằm trên địa bàn 5 xã để xây dựng trạm quản lý BVR, chòi canh lửa, đường tuần tra.
- Đặc điểm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:
Khu vực quy hoạch phân khu DVHC chiếm phần lớn là diện tích đất có rừng để xây dựng vườn thực vật và một phần diện tích đất trống, đất nương rẫy để xây dựng nhà làm việc, công trình khác.
Trong tổng 312,93ha, diện tích đất có rừng 284ha chiếm 0,66% diện tích cả phân khu. Toàn bộ diện tích rừng này thuộc quy hoạch rừng phòng hộ liền kề với ranh giới bảo tồn cũ, rừng phát triển tốt có trữ lượng từ 80 – 120m3/ha quy tụ nhiều tổ thành loài cây rất phù hợp để xây dựng thành vườn thực vật.
- Tình hình phân bố dân cư:
Trong khu vực quy hoạch phân khu DVHC hiện tại không có nhân dân ở nhưng có diện tích đất canh tác sản xuất của một số hộ dân bản Đoàn Kết xã Chung Chải mà trong phương án điều chỉnh quy hoạch để xây dựng trụ sở làm việc, nhà trưng
bày và một số công trình phục vụ du lịch do đó đối với diện tích này sẽ thực hiện việc đền bù GPMB.
Vị trí xây dựng trung tâm DVHC nằm gần với khu trung tâm xã Chung Chải, trên tuyến đường quốc lộ 4H nối cửa khẩu A Pa Chải với trung tâm huyện nên sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển sau này.