Về tổ chức có sự tham gia của các bên liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 56 - 60)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng

4.3.5. Về tổ chức có sự tham gia của các bên liên quan

4.3.5.1. Vai trò sự tham gia của các bên liên quan đối với công tác QLBVR

- Vai trò của cộng đồng dân cư: Cộng đồng dân cư thôn và người dân địa phương có cuộc sống gắn bó với rừng, họ cũng là đối tượng chặt phá khai thác lẫn chiếm rừng, đất rừng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, họ vừa là đối tượng tham gia các hoạt động QLBVR như tuần tra, cung cấp thông tin mật, tố giác báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi khai thác, cất giữ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.

Bảng 4.12. Tổng hợp một số kết quả điều tra phỏng vấn của người dân

Hiểu biết của người dân

Tỷ lệ phiều điều tra/48 hộ Đồng ý

(%)

Không đồng ý (%)

Không biết (%) I. Hiểu biết về lợi ích của việc thành lập KBTTN

1. KBT giúp tăng thu nhập gia đình 87,51 4,16 8,33

2. KBT cung cấp việc làm cho gia đình 83,33 10,42 6,25

3. KBT giúp phát triển KT-XH của địa phương 97,92 0,00 2,08 4.KBT góp phần bảo vệ nguồn nước, điều hòa khí hậu 100 0,00 0,00 II. Hiểu biết về tác động của người dân tới TNR

1. Đốt nương làm rẫy gây ra cháy rừng 87,50 12,50 0,00

2. Du canh du cư là nguyên nhân gây ra mất rừng 95,84 4,16 0,00 3. Canh tác nương rẫy trên đất rừng làm đất bạc màu, thoái hóa 100 0,00 0,00 4. Các sản phẩm rừng ngày càng khan hiếu do khai thác quá mức 100 0,00 0,00 5. Chăn thả gia súc trong KBT làm chết cây con, gẫy cành 91,67 6,25 2,08 6. Khai thác củi quá mức làm giảm diện tích rừng 95,84 4,16 0,00 7. Nếu có nguồn thu nhập khác thay thế thì người dân sẽ không

tác động vào TNR của KBT 100 0,00 0,00

III. Hiểu biết về chính sách sử dụng TNR

1. Gia đình có nhận được thông tin về chính sách giao khoán đất

rừng cho HGĐ 81,25 8,33 10,42

2. Gia đình biết rõ về quyền lợi khi giao khoán BVR của KBT 85,42 10,42 4,16 3. Quyền lợi được hưởng khi nhận giao khoán BVR của KBT là

hợp lý 91,67 2,08 6,25

4. Biết được ranh giới của thôn với KBT 91,67 6,25 2,08

5. Người dân không được phép KT gỗ ở KBT 91,68 4,16 4,16

6. Người dân không được phép thu hái các sản phẩm LSNG trong

KBT 100 0,00 0,00

7. Việc QLBV của BQL KBT có hiệu quả 85,42 8,33 6,25

8. Nên cho người dân lấy củi trong KBT 91,67 6,25 2,08

9. Nên cho người dân lấy cây thuốc trong KBT 89,50 10,42 2,08 10 Nên cho người dân chăn thả gia súc trong KBT 89,59 4,16 6,25 11. Trồng rừng làm tăng độ màu mỡ của đất đai 89,59 4,16 6,25

Thông qua tuyên truyền, vận động nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, hiểu rõ vai trò của KBT, người dân chủ động tự tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhau, góp phần làm giảm những tác động tiêu cực xâm hại vào TNR.

Hiện nay tình hình khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép cơ bản đã được ngăn chặn, tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn xâm hại vào rừng của một số người dân địa phương vẫn còn. Do phong tục tập quán và đời sống còn nhiều khó khăn, cộng với nhu cầu sử dụng gỗ để xây dựng nhà cửa... Thông qua tìm hiểu và phỏng vấn của 48 hộ dân, trên 80% người dân địa phương trong KBT đều cho thấy những mặt được của hiệu quả QLBVR; những tác động đến công tác QLBVR.

- Vai trò của Trưởng thôn: Có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng, tuyên truyền từ các chủ trương chính sách của nhà nước đến với hộ gia đình, người dân thuộc thôn quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ QLBVR, đồng thời cung cấp thông tin về diễn biễn về TNR, các hoạt động ảnh hưởng đến công tác QLBVR của khu vực.

- Vai trò của tổ an ninh thôn: Được giao nhiệm vụ tuần tra bảo vệ an ninh trật tự xã hội trên địa bàn đồng thời thực hiện công việc bảo vệ TNR, PCCCR, phát hiện

bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm TNR theo quy chế QLBVR và quy ước của thôn, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xử lý các vụ vi phạm Luật BV&PTR.

- Vai trò của các tổ chức đoàn thể: Các tổ chức chính trị xã hội như: Mặt tận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…là các tổ chức hoạt động theo điều lệ, ngoài việc thực hiện công việc chung, vai trò của tổ chức đoàn thể còn tham gia rất tích cực vào công tác BV&PTR: Công tác như tuyên Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé Hạt kiểm lâm Mường Nhé, Kiểm lâm viên KBTTN Mường Nhé An ninh thôn Hộ gia đình TC đoàn thể thôn Cộng đồng thôn bản Cơ quan Quân đội, công an...

- Vai trò của chính quyền xã: Chỉ đạo các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và Quy chế quản lý bảo vệ rừng KBTTN Mường Nhé. Là trung tâm của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý TNR; Giám sát đánh giá các hoạt động QLTNR của cộng đồng thôn bản trên địa bàn xã. Phối hợp với các cơ quan chức năng và các giáp gianh giải quyết mâu thuẫn giữa rừng và đất rừng thuộc KBTTN Mường Nhé và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền.

- Vai trò của BQL KBTTN Mường Nhé: Ban QLKBTT là chủ rừng, chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về công tác QLBVR trên phạm vi điện tích được giao, có trách nhiệm tổ chức, Phối hợp với chính quyền và cả hệ thống chính trị địa phương, cộng đồng dân cư trong công tác QLBVR theo đúng các quy định. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác BV&PTR.

- Vai trò của lực lượng Kiểm lâm trong tỉnh Điện Biên: Thực hiện công tác quản lý nhà nước về BV&PTR trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tăng cường lực lượng hỗ trợ BQLKBTTN Mường Nhé trong công tác, truy quyét các hoạt động QLBVR. Tuyên truyền về công tác QLBVR, hỗ trợ về chuyên môn và nghiệp vụ và tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách cho công tác QLBVR. Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền.

4.3.5.2. Sự tham gia của người dân đối với công tác QLBVR

- Vai trò của người dân trong việc khoán bảo vệ rừng: Đơn vị giao khoán cho 34 nhóm hộ là người dân và các đơn vị vũ trang, các đoàn thể xã bảo vệ 18.731,05ha.

Hàng năm, căn cứ vào kết quả nghiệm thu Ban quản lý giao bổ sung thêm diện tích

bảo vệ cho 49 tổ chức cộng đồng thôn bản là 26.523,65ha, với 1.550 hộ tham gia. Số tiền đơn vị chi trả cho các nhóm nhận khoán qua các năm trên 7,4 tỷ đồng.

- Quyền lợi của người dân địa phương khi gia QLBVR:

+ Được tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người dân về công tác QLBVR: Kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền cơ sở thường xuyên tuyên truyền cho người dân về lợi ích của việc bảo vệ rừng, những lợi ích trước mắt và lâu dài. Khi tham gia QLBVR người dân có quyền thực hiện đầy đủ các quy định của Luật quản lý bảo vệ phát triển rừng.

+ Được hưởng lợi về tài chính từ công tác QLBVR: Cộng đồng thôn nhận khoán QLBVR mỗi lần đi tuần tra, kiểm tra rừng về đều có biên bản kiểm tra để làm cơ sở nghiệm thu công tác giao khoán cuối năm. Số tiền giao khoán đó chuyển trực tiếp đến thôn nhận khoán, phục vụ nhu cầu thiết yếu của họ.

- Các hình thức và mực độ tác động của người dân địa phương đến tài nguyên Khu BTTN Mường Nhé: Dân số sống ở trong, xung quanh KBT đông trên 13 nghìn nhân khẩu, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, diện tích đất canh tác ít, chưa có công ăn việc làm ổn định trong các tháng nông nhàn, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng. Trong khi đó việc khai thác, săn bắt động vật hoang rã,vận chuyển gỗ trái phép đem lại siêu lợi nhuận. Vì vậy, đã khiến một bộ phận người dân địa phương bất chấp các quy định của pháp luật trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.

4.3.6. Về khoa học kỹ thuật

Qua kết quả nghiên cứu về KHKT của KBTTN Mường Nhé với những biện pháp tác động KHKT, KBTTN đẩy mạnh các mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu KHKT, bảo tồn, phục hồi quần thể và hệ sinh thái của các loài động vật, thực vật quý hiếm;

cải thiện đời sống nhân dân thông qua các chương trình phát triển kinh tế vùng đệm và sử dụng hợp lý, bền vững nguồn lợi tự nhiên và bảo tồn một số nhiệm vụ sau:

- Điều tra xác đánh giá thành phần loài đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ động, thực vật rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)