Một số đặc điểm của KBTTN Mường Nhé

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 31 - 34)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Một số đặc điểm của KBTTN Mường Nhé

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

- Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé là một trong những khu rừng cấm được thành lập từ rất sớm, có tên trong Quyết Định 194/CT ngày 9/8/1986 của Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với diện tích 182.000 ha.

- Từ năm 1995 đến năm 1998 khu bảo tồn trực thuộc Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu (cũ).

- Năm 2005, Ban quản lý KBTTN Mường Nhé được tái thành lập trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên.

- Từ 2009 đến nay Ban quản lý KBTTN Mường Nhé được kiện toàn theo Quyết Định số 500/QÐ-UBND ngày 10 tháng 4 nãm 2009 của UBND tỉnh Ðiện Biên, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ðiện Biên.

4.1.2. Tiềm năng về tài nguyên sinh vật a) Tài nguyên thực vật:

Bảng 4.1. Thành phần thực vật rừng Khu BTTN Mường Nhé

TT Ngành thực vật Số họ

thực vật

Số chi thực vật

Số loài thực vật

Tổng cộng 156 500 740

1. Thông đất (Lycopodiophyta) 1 1 1

2. Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1

3. Dương xỉ (Polypodiophyta) 21 31 53

4. Hạt trần (Pinophyta) 4 6 7

5. Hạt kín (Magnoliophyta) 129 461 678

(Nguồn số liệu:Báo cáo số liệu Ban QLKBTTN Mường Nhé – tỉnh Điện Biên) Rừng trong Khu BTTN Mường Nhé đa dạng về tổ thành loài thực vật; có những loài thuộc loại quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Kế thừa tài liệu điều tra cho thấy Khu rừng BTTN Mường Nhé đã giám định và lập được danh mục 740 thực vật bậc cao có mạch, thuộc 500 chi của 156 họ trong nghành thực vật. Thành phần các loài thực vật rừng được thống kê. Bảng 4.1.

So sánh với một số vườn quốc gia và khu bảo tồn vùng núi phía Bắc thì Khu BTTN Mường Nhé tương đối phong phú một số loài cây điển hình của vùng dự án như: Giổi găng, Giổi lông mượt, Bằng lăng cườm, Muồng xanh, Cọ khẹt. Nhiều loài thực vật ngoài cung cấp gỗ còn cung cấp tinh dầu và làm nguyên liệu thuốc chữa bệnh.

Phân theo mục đích sử dụng hiện Khu BTTN Mường Nhé được phân như sau:

- Cây cho gỗ: 236 loài.

- Cây làm thuốc 306 loài.

- Cây cho tinh dầu: 15 loài.

Một số loài thực vật nằm trong danh mục sách đỏ của Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ và phát triển.

- Có 29 loài cây nằm trong sách đỏ của Việt Nam.

- Trong sách đỏ Việt Nam và thế giới 4 loài.

- Nằm trong sách đỏ thế giới 6 loài.

Bảng 4.2. Phân loại loài theo cấp bảo tồn

Cấp đánh giá Ký Hiệu Số Loài Ghi Chú

Rất nguy cấp CR 3 CR : Rất nguy cấp

Nguy cấp EN 6 EN: Nguy cấp

Sẽ nguy cấp VU 9 VU: Sẽ nguy cấp

Bị đe dọa LR/NT 2 LR/NT: Bị đe dọa

(Nguồn số liệu:Báo cáo số liệu Ban QLKBTTN Mường Nhé – tỉnh Điện Biên) b) Hệ động vật rừng

Kế thừa tài liệu điều tra của các chuyên gia động vật Viện điều tra Quy hoạch rừng cho thấy Khu BTTN Mường Nhé có 133 loài động vật rừng; trong đó có 55 loài

động vật rừng quý hiếm như: Gấu chó, Gấu ngựa, Vượn bạc má, Vọoc, các loài Khỉ, Công, Niệc cổ hung.Theo các kết quả điều tra thì hiện nay đã ghi nhận được 133 loài động vật thuộc 95 họ, 27 bộ thuộc các lớp thú, chim, bò sát và Lưỡng thê. Kết quả tổng hợp bảng 4.3.

Bảng 4.3. Số lượng loài động vật rừng Khu BTTN Mường Nhé

TT Số lớp ĐVR Số bộ Số họ Số loài

1. Thú 8 24 31

2. Chim 16 53 72

3. Bò sát 2 15 20

4. Lưỡng thê 1 3 10

Tổng cộng 27 95 133

(Nguồn số liệu: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé) Thời gian gần đây hoạt động điều tra về động vật trong Khu BTTN Mường Nhé được các viện, trung tâm nghiên cứu trong nước cũng như một số tổ chức của quốc tế quan tâm, triển khai điều tra và cũng đã có những kết quả bổ sung vào danh lục các loài động vật cho Khu BTTN. Cụ thể:

+ Phối hợp với đoàn cán bộ nghiên cứu linh trưởng của Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (CRES) và tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI) thực hiện dự án điều tra Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại Khu BTTN Mường Nhé kết quả đã phát hiện được loài Vượn đen má trắng. Ngoài ra còn ghi nhận sự có mặt và phân bố một số loài động vật nguy cấp quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam như:

Nai (Cervus unicolor), gấu ngựa (Ursus thibetanus), Gấu chó (Ursus malayanus), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides).

+ Phối hợp với Viện tài Nguyên Sinh Vật Việt Nam điều tra Chim và Bò sát, kết quả đã phát hiện:

Khu hệ chim: Tổng số 210 loài chim thuộc 13 bộ và 46 họ đã được ghi nhận trong đợt điều tra; trong đó có 2 loài được ghi nhận trong Sách đỏ IUCN 2009 gồm;

Bồng chanh rừng và Sẻ đồng ngực vàng (Sắp bị đe dọa). Ngoài ra, hai loài có mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé tỉnh điện biên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)