Chương 1: ĐIỀU KIỆN, CƠ SỞ VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO
1.2 Khái quát quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam
1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ
Sự phát triển của tôn giáo ở Cần Thơ cũng theo hướng chọn Cần Thơ để thiết lập tổ chức, trụ sở quan trọng của giáo phái hội. Trong quá trình du nhập và phát triển, cùng với những nguyên nhân chủ quan và khách quan thì đạo Tin Lành nơi đây có những đặc điểm riêng của nó.
- Tính đa dạng, phong phú về hệ phái, tổ chức của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ (vấn đề tôn giáo mới và Tin Lành).
Trước khi đi sâu vào đặc điểm này thì tác giả giới thiệu sơ lược về
“Hiện tượng tôn giáo” mới để hiểu rõ hơn về sự ra đời của một số hệ phái Tin Lành trong thời gian gần đây tại Cần Thơ.
“Hiện tượng tôn giáo mới” là một trong những vấn đề thời sự của tôn giáo thế giới thế kỷ XXI. Dù rằng người ta còn phải tiếp tục trao đổi, tranh luận để tìm kiếm định nghĩa về nó nhưng những kết quả nghiên cứu hai, ba thập niên gần đây của chuyên ngành khoa học về các tôn giáo (tôn giáo học) đã cho thấy sự hiện diện “có lý” của các hiện tượng tôn giáo mới trong đời sống tôn giáo của nhân loại.
Khi bàn về nguồn gốc nảy sinh của “hiện tượng tôn giáo mới”, các nhà nghiên cứu quan tâm trước hết đến những nhóm phái có nguồn gốc từ Kitô giáo, đặc biệt là đạo Tin Lành với sự xuất hiện của hàng loạt hệ phái mới ở thành phố Cần Thơ trong thời hiện đại.
Ngoài hai hệ phái có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân là Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và Giáo hội Cơ đốc Phục Lâm, do đặc thù về lịch sử của miền Tây Nam Bộ nên ở thành phố Cần Thơ, đạo Tin Lành đã hình thành nhiều hệ phái mới như: Chứng nhân Giê-Hô-Va; Liên hữu Cơ Đốc Việt Nam; Báp - Tít Việt Nam (Nam Phương); Phúc âm Ngũ Tuần; Mennonite Việt Nam; Trưởng Lão Việt Nam;
Giám lý Liên Hiệp; Liên Hiệp Truyền giáo; Phúc âm Toàn Vẹn; Đấng Christ ven sông; Đức Chúa Trời; Tin Lành đất hứa… So với một số tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ đạt kỷ lục về sự ra đời của các tổ chức Tin Lành.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, qua tìm hiểu và khảo sát thực tế, tác giả thấy rằng hầu hết các hệ phái Tin Lành mới xuất hiện nêu trên đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của Tin Lành chính thống và được tách ra từ Hội thánh Tin Lành Việt Nam. Do sự đa dạng trong việc lựa chọn đức tin, sự chuyển hóa các giá trị và đời sống đức tin và sự “bình đẳng” hơn giữa các loại hình đức tin đã dẫn đến sự ra đời của các hệ phái Tin Lành mới nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mỗi người, tạo sự chuyển biến trong đời sống tâm linh tôn giáo trong xã hội hiện đại.
Mỗi hệ phái đều có những yêu cầu, đường hướng, mục tiêu khác nhau, tôn chỉ mục đích, hoạt động khác nhau do sự phân nhánh, sự khác biệt trong quan niệm về giáo lý, giáo luật đã tạo nên tính đa dạng, phong phú trong sinh hoạt tôn giáo.
Các hệ phái có tổ chức độc lập, có sắc thái riêng, mặc dù cùng lấy cơ sở đức tin chung là Kinh Thánh, lòng tin và ân điển của Chúa, nhưng lại hiểu khác nhau và cách thức sinh hoạt tín ngưỡng cũng khác nhau, chẳng hạn như: những người theo Tin Lành chính thống thì họ tin vào ba ngôi Đức
cha, đức con và Đức Thánh Linh. Hệ phái Tin Lành khác thì chỉ tin vào Đức Chúa Trời mà không tin vào Chúa Jêsus. Có hệ phái sinh hoạt vào ngày thứ Bảy như Cơ đốc Phục Lâm.Ngoài ra, một số phái khác lại sinh hoạt thờ phượng vào ngày Chúa nhật.
Mặc dù có sự khác nhau trong việc giảng giải Kinh thánh cũng như cách thức sinh hoạt thờ phượng nhưng giữa các hệ phái Tin Lành cũng có điểm giống nhau, đó là các tín đồ Tin Lành chỉ tin vào Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, Đấng Vinh hiển, Thánh khiết, yêu thương, nhơn từ, thành tín và quyền năng tuyệt đối đáng được muôn loài thờ phượng và tôn vinh.
Nếu đứng ở góc độ của những người vô thần, họ cho rằng việc tín hữu Tin Lành tin vào tín lý trên đều là những người mê tín nhưng trong giáo hội Tin Lành thì họ được đánh giá là những con chiên ngoan đạo. Chúng ta chưa thể đưa ra nhận xét đúng sai vì không thể đứng ở góc độ chủ quan để nhận xét. Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo là quyền tự do của mỗi cá nhân mà Hiến chương Giáo hội không hề đề cập cũng như Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo không đưa họ vào danh sách một tôn giáo hay một hệ phái nhất định.
Đó là mặt tích cực cho phép tín đồ ít phụ thuộc vào một tổ chức hay phải trải qua trung gian những hàng giáo phẩm. Một vấn đề nữa là ở thành phố Cần Thơ đã xuất hiện rất nhiều hệ phái Tin Lành khác nhau để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân.
Hiện nay, số lượng tín đồ đạo Tin Lành còn quá ít.Tín đồ đạo Tin Lành đứng thứ ba sau Phật giáo và Công giáo nhưng thiên hướng vật chất không những tràn ngập xã hội mà còn thâm nhập sâu vào đời sống của tín đồ. Một số tín đồ trẻ chưa chuyên tâm trong việc thờ phượng Chúa, bị áp lực vật chất chi phối để rồi đánh mất niềm tin của chính mình. Mặt khác, một số tín hữu do cuộc sống khó khăn, họ phải bươn chải để kiếm sống hằng ngày
thì làm sao đáp ứng được cho nhu cầu tín ngưỡng. Họ không có tiền bạc thì làm sao có thể dâng hiến để góp phần xây dựng Hội thánh và phục vụ cho công việc nhà Chúa. Vì vậy, mà họ ngại đến nhà thờ. Nói như vậy không có nghĩa là đòi hỏi khi sinh hoạt tôn giáo thì phải cần đến vật chất mà trái lại hoàn toàn đều dựa trên cơ sở tự nguyện và xuất phát từ lòng thành và niềm tin của mỗi tín đồ. Thực tế, một số người đến nhà thờ để học hỏi giáo lý, nắm vững nghi lễ. Xét thấy đến nhà thờ sẽ gặp nhiều phiền phức vì nghi lễ rườm rà và tốn nhiều thời gian nên một bộ phận tín đồ đã tự động lập nhóm để sinh hoạt tại gia. Từ đó, nhiều điểm nhóm tư gia xuất hiện ngày càng nhiều ở Cần Thơ. Hầu hết, các điểm nhóm này đều thuộc về các hệ phái Tin Lành mới. Họ tự đứng ra thành lập điểm nhóm và mời gọi mọi người tham gia. Có một số tự đi học thần học viện dưới sự giúp đỡ của một số tổ chức nước ngoài để được phong chức mục sư. Trong quá trình nhận sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là những kẻ phản động nên họ đã đi sai hướng và không ngừng xuyên tạc những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với những hạn chế nêu trên nên có một bộ phận nhân dân không còn thiện cảm với đạo Tin Lành và một số tín đồ mất niềm tin đối với đạo bởi một số vị mục sư, truyền đạo biến chất. Đây không chỉ là điều đáng báo động cho đạo Tin Lành về những sinh hoạt độc lập của tín đồ mà còn là tiếng chuông cảnh tỉnh để tín đồ nhìn lại chính mình. Hiến chương Giáo hội cũng không đặt vấn đề nhóm tín đồ sinh hoạt tại tư gia như thế. Do đó, không cần phải cảnh giác đối với họ. Nếu thích thì họ có thể bỏ hệ phái này để theo hệ phái khác không có ai cấm cản vì nơi đây có sự xuất hiện của nhiều hệ phái Tin Lành mới. Điều quan trọng là tín đồ cho dù theo hệ phái nào đi chăng nữa thì cần phải tìm ra giải pháp đúng đắn để hướng dẫn những
tín đồ lầm lạc quay trở về với chính mình và giữ vững niềm tin của họ trước sự cám dỗ của vật chất hiện nay.
- Tính dung hợp về văn hóa của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ Để tìm hiểu tính dung hợp về văn hóa của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ, chúng ta cần hiểu thế nào là dung hợp. Theo đại từ điển Tiếng Việt, dung hợp có nghĩa là dung hòa, điều hòa với nhau một thể thống nhất [63; tr.435]. Còn dung hợp về văn hóa là sự thẩm thấu, dung hòa với nhau của các giá trị văn hóa trong một tổng thể văn hóa thống nhất.
Tính dung hợp về văn hóa biểu hiện ở những khía cạnh nội dung giáo lý, kiến trúc, sinh hoạt của đạo Tin Lành. Thành phố Cần Thơ là địa bàn của nhiều hệ phái Tin Lành.
Ngoài các tổ chức Tin Lành lớn như Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Cơ Đốc Phục Lâm là mặc nhận và được chính quyền địa phương tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo, còn có các hệ phái Tin Lành mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Trong các hệ phái, có sự phân chia Tin Lành chính thống (hoạt động theo đúng giáo lý Kinh Thánh và tôn chỉ mục đích hoạt động) và Tin Lành tà giáo (không theo tôn chỉ mục đích hoạt động, điều lệ của Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam) như Chứng nhân Giê-Hô-Va, Hội thánh Đức Chúa Trời... Những người theo tà giáo, họ không nhóm họp tại nhà thờ mà nhóm tại nhà riêng, khách sạn, hội trường thuê. Họ nhóm lưu động, không chính thức ở một nơi nào.
Trong các hệ phái Tin Lành có mặt ở Cần Thơ, do quan niệm giáo lý có những chỗ khác biệt như đối với các hệ phái tư gia (nhóm tại nhà) mang yếu tố mở, năng động, họ nhảy múa, la to lúc hát và thờ phượng Chúa thì Tin Lành chính thống (CMA) lại phải tôn kính, nghiêm trang. Nhà thờ là nơi thờ phượng nên khi con cái Chúa đến nhóm lại thì phải thể hiện sự tôn nghiêm, không la hét, nhảy múa ồn ào như bên tà giáo. Một số hệ phái đi
nhà thờ vào ngày thứ bảy và một số hệ phái cho phép được cưới nhiều vợ (như phái Mormon) khác với điều răn Chúa dạy trong Kinh Thánh là một vợ một chồng. Các tín đồ đạo Tin Lành dù theo hệ phái nào đi chăng nữa thì họ vẫn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa Việt Nam. Cần Thơ là nơi sinh sống của cộng đồng bốn dân tộc anhem Kinh, Khmer, Hoa và Chăm. Là vùng đất của lễ hội, của nền văn hóa đa dạng, đầy bản sắc nên những kiểu kiến trúc nhà thờ hiện đại, khang trang vẫn chứa đựng dấu ấn của yếu tố văn hóa Tây phương, Hoa, Kinh để tạo nên bức tranh sinh động của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ.
- Tính linh hoạt, tính hòa đồng và thích ứng của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ
So với đạo Tin Lành ở miền Bắc, thì đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ (do ảnh hưởng của đạo Tin Lành ở miền Nam) ít giáo điều, cởi mở, dân chủ và có tính linh hoạt cao. Tính linh hoạt của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ thể hiện qua nội dung giáo lý, giới luật, hình thức biểu hiện, sự tiếp thu, thích ứng với hoàn cảnh đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Các chi hội, hệ phái hoạt động phù hợp với Hiến Chương và có sự liên hệ với chính quyền địa phương.Tính hòa đồng, thích ứng xã hội thể hiện qua các chương trình, dự án như:
+ Đạo Tin Lành tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào các hoạt động từ thiện xã hội như chương trình khám bệnh từ thiện nhằm giúp một bộ phận nhỏ người dân tiếp xúc với công nghệ tiên tiến của y học, phát hiện ra những căn bệnh tiềm ẩn trong người; Hướng dẫn, khám bệnh và phát thuốc miễn phí. Đặc biệt các Chi hội - thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) tại Cần Thơ hy vọng qua sự tận tâm phục vụ của các y bác sĩ và tín hữu tại Hội thánh địa phương sẽ đem lại nguồn động viên, khích lệ to lớn đối với
người bệnh, giúp họ thay đổi cách nhìn và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cộng đồng với tín đồ Tin Lành tại Cần Thơ.
+ Hội thánh Tin Lành còn chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, quan tâm nhiều hơn đến đời sống của các tín đồ cũng như những người lân cận. Chương trình tủ thuốc tình thương, phát thuốc miễn phí và cử người phụ trách để được hướng dẫn cách điều hành tủ thuốc. Nhiều người nghèo nhờ đó mà vượt qua được các cơn bệnh hiểm nghèo trong hoàn cảnh khó khăn.
+ Hội thánh đã kêu gọi sự đóng góp từ các ân nhân và các tín hữu giúp đỡ những người nghèo sửa chữa hoặc xây mới những căn nhà nát để họ yên tâm sinh hoạt, làm ăn.
+ Tài trợ học bổng cho người đến trường, tặng quà giáng sinh.v.v đã khích lệ tinh thần hiếu học của các em học sinh- sinh viên thuộc các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
+ Với sự tài trợ của Hội thánh Brisban – Úc và con cái Chúa của Hội thánh Bình Thủy dâng hiến tài chính đã xây dựng nhà tình thương cho hơn 70 người khiếm thị sống cùng gia đình, con cái của họ tại hẻm 6, đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy.
+ Cơ sở thủ công mỹ nghệ ( của Hội thánh Giám Lý Liên Hiệp) tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật Cần Thơ.
Chính những việc làm thiết thực này đã làm nổi bật lên sự đa dạng trong bức tranh tổng thể của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ. Điều đó, có thể giúp cho việc tìm hiểu ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố Cần Thơ một cách đúng đắn, khách quan. Mặt khác, là cơ sở để các cấp chính quyền, trong đó có Ban Tôn giáo
và dân tộc, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch. Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đưa ra giải pháp đối với đạo Tin Lành, khai thác những giá trị của đạo Tin Lành, đáp ứng nhu cầu tâm linh của các tín đồ, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của thành phố Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới.
- Tính cạnh tranh của Tin Lành trong đời sống tôn giáo
Cần Thơ hiện có mặt các tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài. Sự hình thành và phát triển các tôn giáo trong thành phố Cần Thơ khá đa dạng.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Cần Thơ, điều kiện tồn tại của tôn giáo truyền thống đã biến đổi làm cho một mặt là tính khoan dung tôn giáo và mặt khác là sự bất đồng giữa đạo Tin Lành và các tôn giáo khác về các vấn đề như giáo lý, giới luật, sự tranh chấp về tín đồhiện nay diễn biến rất phức tạp.
Không giống quan niệm của những tôn giáo khác, Tin Lành tin “Thiên huệ” là do Chúa trực tiếp ban cho con người, cho nên con người phải biết tôn thờ Ngài. Với đức tin đó, tín hữu Tin Lành luôn rao giảng về đạo cho mọi người thông qua các hoạt động truyền giáo với mong muốn là thu hút ngày càng nhiều dân chúng theo Tin Lành để nhận được sự cứu rỗi. Phương pháp truyền giáo năng động và sáng tạo nên số người theo đạo Tin Lành ngày càng nhiều. Thậm chí có một số người sẵn sàng từ bỏ đạo trước đây của mình để theo Tin Lành bất chấp sự ngăn cấm của gia đình.
Tính cạnh tranh của Tin Lành còn được thể hiện qua việc tranh giành, lôi kéo tín đồ giữa các hệ phái Tin Lành với nhau. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Cần Thơ tính đến tháng 6 năm 2012, thành phố Cần Thơ có 19 hệ
phái Tin Lành với quy mô hoạt động khác nhau. Có những hệ phái chỉ có vài người tín đồ nhưng vẫn hoạt động tích cực nhằm mục đích lôi kéo tín đồ từ các hệ phái khác để phát triển về số lượng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Tín hữu Tin Lành thuộc các hệ phái không ngừng miệt mài, lặn lội, cứu giúp những người có hoàn cảnh khó khăn đúng lúc và kịp thời.Chính sự giúp đỡ về vật chất, tuy giá trị không lớn nhưng lại có tác động to lớn đến người nhận.
Giáo lý đạo Tin Lành đã cảm hóa được những thói hư tật xấu của một số người; đáp ứng được nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân; số lượng tín hữu Tin Lành tăng lên đáng kể theo thời gian và có được chỗ đứng trong lòng nhân dân. Tuy nhiên, tính cạnh tranh của Tin Lành cũng đem lại những hạn chế nhất định như: có một số phần tử vì quyền lợi cá nhân và được sự hậu thuẫn của bọn phản động lưu vong nước ngoài nên cố tình tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, lôi kéo quần chúng để tập hợp lực lượng chống lại chính quyền, gây mất đoàn kết trong quần chúng nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến việc truyền đạo và phát triển của đạo Tin Lành tại nơi đây. Một số người cũng vì nguyên nhân này mà không có sự thiện cảm với đạo Tin Lành. Do đó, để tạo điều kiện cho Tin Lành phát huy được vai trò
“tôn giáo xã hội” của mình, Nhà nước ta cũng cần có những xem xét tạo cho đạo Tin Lành khả năng và quyền hạn pháp lý để có thể đóng góp nhiều hơn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
- Tính mâu thuẫn trong văn hóa tôn giáo của Tin Lành với đời sống văn hóa tôn giáo truyền thống Cần Thơ
Ngay từ buổi đầu du nhập vào Cần Thơ, đạo Tin Lành - một tôn giáo đặc trưng của xã hội tư sản phương Tây đã phải đối mặt và mâu thuẫn gay gắt với hệ thống tín ngưỡng dân gian đa dạng của người dân nơi đây. Quá