Ảnh hưởng của đạo Tin lành và đề xuất những giải pháp mang tính định hướng trong công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo tin lành đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố cần thơ (Trang 87 - 173)

Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.2 Ảnh hưởng của đạo Tin lành và đề xuất những giải pháp mang tính định hướng trong công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành

Tồn tại và phát triển hơn 100 năm qua, đạo Tin Lành đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố Cần Thơ. Về đối tượng khảo sát, tác giả chọn thành phố Cần Thơ là địa điểm để thực hiện các điều tra xã hội học. Bởi vì, nơi đây có rất nhiều điển hình cho việc khảo sát ảnh hưởng của đạo Tin Lành. Tác giả thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi bao gồm 200 người với độ tuổi từ 16 đến 68, trong đó nam chiếm tỷ lệ 40.5 % và nữ 59.5 % [phụ lục trang 155].

Xử lý bảng hỏi Câu 1- Bảng 1A

Tôn giáo Tỷ lệ ( %)

Tín đồ Tin Lành 56.5%

Tín đồ Phật giáo 15.5%

Tín đồ Hòa Hảo 8.0%

Tín đồ Cao Đài 0.0%

Tín đồ Thiên Chúa 4.5%

Không theo tôn giáo nào 15.5%

[Nguồn:phụ lục trang 155]

Câu 3 – bảng 1B

Độ tuổi Tỷ lệ ( %)

<= 17 .5%

Từ 18 đến 35 41.0%

Từ 36 đến 50 33.5%

Từ 51đến 65 24.0%

>= 66 1.0%

[Nguồn: phụ lục trang 156]

Câu 6 – bảng 1C

Thành phần Tỷ lệ ( %)

Cán bộ/ CNV 26.5%

Sinh viên/ học sinh 8.0%

Buôn bán/ kinh doanh 18%

Nông dân 11%

Công nhân 15.5%

Khác 21%

[Nguồn: phụ lục trang 157]

Câu 7 – bảng 1D

Mức sống Tỷ lệ ( %)

Tương đối khá 20.5%

Sung túc 17%

Đủ sống 47.5%

Nghèo 11%

Rất nghèo 4.0%

[Nguồn:phụ lục trang 157]

2.2.1 Ảnh hưởng của đạo Tin lành đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố Cần Thơ

Để thấy được sự ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố Cần Thơ, trước hết cần phải tìm hiểu khái niệm văn hóa và văn hóa tinh thần.

Theo Giáo sư Đào Duy Anh, văn hóa chẳng qua là chỉ chung cho tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người, cho nên văn hóa tức là sinh hoạt. Đã là văn hóa thì không có biên giới quốc gia cũng như làng xã, có một phong cách sống, một phong cách sinh hoạt đặc trưng riêng của mình.

Văn hóa là một khái niệm có nội dung rất phong phú và phức tạp, đã có nhiều cách tiếp cận nội hàm khái niệm văn hóa, có nhiều định nghĩa khác nhau tùy theo góc độ của từng lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, dù được hiểu theo nghĩa nào, được nhìn nhận từ góc độ nào thì văn hóa cũng đều gắn với con người và trình độ phát triển của con người trong quá trình tiến hóa của lịch sử. Tất cả điều đó có thể tựu chung lại ở những nội dung cốt lõi đó là:

văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống con người và phương thức, cách thức mà con người tồn tại. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [33; tr.43].

Ở khái niệm trên, Bác Hồ đã nhấn mạnh văn hóa là phẩm chất riêng chỉ có ở con người, do con người sáng tạo ra. Văn hóa đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống của con người và gắn với quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói:

“Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước”. Từ góc độ tiếp cận khái niệm trên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài có thể hiểu: Văn hóa tinh thần là tổng thể các giá trị tinh thần do hoạt động trí óc của con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Trong từ điển triết học của Liên Xô cũ đã định nghĩa văn hóa tinh thần là: “Toàn bộ những hình thức của đời sống tinh thần của xã hội”. Với tính cách là một hệ thống, đời sống văn hóa tinh thần được cấu thành bởi các yếu tố như chính trị, nghệ thuật, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo.

Văn hóa tinh thần còn bao gồm cả ngôn ngữ, lối sống, phong tục, tập quán, những thể chế và thiết chế văn hóa để đảm bảo cho quá trình sản xuất, bảo quản, phổ biến, trao đổi và tiêu dùng…

Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, tác giả chỉ đề cập đến một số lĩnh vực trong đời sống văn hóa tinh thần với sự ảnh hưởng của đạo Tin Lành, cụ thể là quan niệm, tư tưởng, đạo đức, lối sống,cấu trúc gia đình và xã hội, văn hóa- tín ngưỡng và tôn giáo khác. Nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố Cần Thơ, chúng ta cần phải làm rõ khái niệm ảnh hưởng.

Theo danh từ, ảnh hưởng là tác dụng đối với người hoặc sự vật nào đó. Theo nghĩa động từ, ảnh hưởng là tác động để gây nên tác dụng đối với người hoặc sự vật nào đó [66; tr.29].

2.2.1.1 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến quan niệm, tư tưởng Trong ý thức của con người luôn tồn tại quan niệm, tư tưởng. Nhờ có quan niệm, tư tưởng con người mới có niềm tin, tìm ra định hướng đúng cho cuộc sống. Theo Đại từ điển Tiếng việt thì quan niệm là nhìn nhận về một sự vật, một vấn đề; là cách nhìn nhận, đánh giá [66; tr.1287]. Vậy, quan niệm là sự hiểu biết, nhận thức, là cách nhìn nhận, đánh giá của con người về một vấn đề nào đó.

Tư tưởng là “Sự suy nghĩ: Tập trung tư tưởng làm việc. Quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội: Có tư tưởng tiến bộ, đấu tranh tư tưởng” [66; tr.1704]. Suy cho cùng thì tư tưởng là những quan điểm và ý nghĩ chung của con người về thế giới.

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến quan niệm, tư tưởng của nhân dân thành phố Cần Thơ, chúng ta làm rõ quan niệm, tư tưởng của con người Cần Thơ, đó là mặc dù có nhiều thành phần dân tộc khác nhau nhưng người Cần Thơ luôn yêu nước nồng nàn, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài và bộc trực thẳng thắn.

Nhân dân thành phố Cần Thơ luôn gìn giữ, phát huy đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam, đoàn kết thống nhất, kiên cường chống giặc ngoại xâm.Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta.

Đạo lý này đã thấm sâu vào quan niệm, tư tưởng của người dân trong quá trình tạo dựng cuộc sống mới. Tình đồng bào, ý thức dân tộc, hướng về cội nguồn, tinh thần yêu nước là cơ sở cho việc xây dựng và bảo vệ thành phố

giàu đẹp đến ngày nay. Người Cần Thơ luôn có ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước, cộng đồng làng xóm. Nó khác với lòng yêu nước của Nho giáo, không bị ràng buộc quá chặt chẽ vào “Tam cương”, “Ngũ thường”. Người dân chỉ trung thành với vua khi vua là đại diện cho lợi ích của dân tộc. Bên cạnh đó, còn nhiều đại diện tiêu biểu khác như các nhà thơ yêu nước như Phan Văn Trị, cụ Bùi Hữu Nghĩa…

Tất cả những tấm gương, những con người khí khái đó được mảnh đất Nam Bộ nuôi lớn, hun đúc cho một ý chí, một tấm lòng để rồi chính tên tuổi họ còn lưu danh mãi khi người ta nói về Nam Bộ.

Trên cơ sở những quan niệm, tư tưởng như vậy mà một bộ phận lớn người Cần Thơ rất dễ dàng tiếp thu, chấp nhận, vận dụng tư tưởng nhân bản, bình đẳng, vị tha, tiết độ, bình an, nhịn nhục của đạo Tin Lành. Mặt khác, bằng chủ trương đồng hành với dân tộc, với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và những hoạt động thiết thực của mình, đạo Tin Lành đã chiếm được tình cảm của người dân. Vì vậy, đạo Tin Lành đã ảnh hưởng đến quan niệm, tư tưởng của nhân dân trong những vấn đề sau:

Trong những năm đổi mới, kinh tế phát triển, đạo Tin Lành ngày càng khởi sắc. Vốn là một tôn giáo mang đậm lòng vị tha, đề cao tư tưởng tự do và bình đẳng, Tin Lành muốn giải thoát con người khỏi mọi tội lỗi, biết yêu thương nhau, tránh xa những điều ác và đưa con người trở về với Chúa và ăn năn tội với Ngài. Những tư tưởng ấy đã tác động mạnh mẽ tới ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng; làm tăng thêm sức mạnh tinh thần đoàn kết, thương dân của tín đồ Tin Lành.

Tiếp tục phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, hiện hữu trong lòng dân tộc, quyết tâm giữ vững tinh thần phục vụ nhân dân chính là phụng sự

đạo. Là một thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, tín đồ Tin Lành luôn có mặt trong các hoạt động xã hội, thực hiện đúng đường hướng:

“Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”. Các Chi hội Tin Lành thường xuyên vận động tín đồ ở địa phương luôn thực hiện tốt nếp sống văn hóa mới ở từng tổ, từng khu phố, phường, có ý thức bảo vệ môi trường và hoàn thành tốt các phong trào ích nước, lợi dân, tham gia đầy đủ các đoàn thể chính trị - xã hội, cảnh giác trước những âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ nội bộ trong quần chúng nhân dân, thi hành nghĩa vụ quân sự, bài trừ văn hóa phẩm độc hại…cho nên Tin Lành đã góp phần tạo niềm tin, tăng cường sự gắn kết giữa tín đồ, chức sắc với chính quyền, góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Với triết lý nhân sinh, thông qua các đại lễ Giáng sinh, Phục sinh được tổ chức định kì hàng năm đã ôn lại sự hy sinh của Chúa vì tội lỗi của chúng sinh để nhắc nhở mỗi tín đồ phải sống có trách nhiệm với đạo, với đời. Tín đồ luôn coi việc sinh hoạt, thờ phượng đều nhằm mục đích phục vụ chúng sinh, phụng sự Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, gắn bó chặt chẽ giữa đạo với đời, xây dựng cuộc sống hạnh phúc trên trần thế. Hầu hết, chức sắc, tín đồ Tin Lành đều thực hiện tốt phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”.

Sau hơn 100 năm tồn tại, đạo Tin Lành đã thể hiện rất rõ vai trò của mình trong việc đấu tranh chống bất công cường quyền. Thời gian qua chức sắc, tín đồ luôn gắn bó chặt chẽ với dân tộc, góp công sức to lớn vào việc đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Được thừa hưởng truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc, thấm nhuần tấm lòng vị tha của đạo, tín đồ Tin Lành luôn phát huy tinh thần yêu nước trong quá trình xây dựng quê hương. Đạo Tin Lành ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, đạo Tin Lành cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định ảnh hưởng tiêu cực đến quan niệm, tư tưởng của nhân dân. Nhiều hệ phái Tin Lành xuất hiện ở Cần Thơ. Hầu hết đều thuộc về các hệ phái Tin Lành mới. Họ tự đứng ra thành lập điểm nhóm và mời gọi mọi người tham gia. Có một số tự đi học thần học viện dưới sự giúp đỡ của một số tổ chức nước ngoài để được phong chức mục sư. Trong quá trình nhận sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là những kẻ phản động nên họ đã đi sai hướng và không ngừng xuyên tạc những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tin Lành đề cao lý trí trong đức tin, luôn căn dặn tín đồ không được làm trái với giáo lý, giới luật của đạo, tuyệt đối hóa đời sống tâm linh nên ít tin tưởng vào năng lực hành động của con người. Giáo lý Tin Lành quan niệm rằng: Con người sống trên thế gian này sướng hay khổ đều là do ý muốn Thượng đế nên kết quả điều tra cho thấy 47 % người cho rằng nguyên nhân sướng, khổ đều do ý muốn của Thượng đế qua bảng số liệu sau:

Câu 23 – bảng 2E

Nguyên nhân sướng khổ Tỷ lệ ( %)

Do hoàn cảnh 12.0 %

Do số mệnh 17.0 %

Tự bản thân 14.5 %

Do ý muốn của Thượng đế 47.0 %

Do phúc đức Tổ tiên 0.0 %

Không có ý kiến 9.5 %

[Nguồn: phụ lục trang 168]

Chính quan niệm như vậy đã hạn chế sự tìm tòi, sáng tạo của con người trước cái mới và tác động tiêu cực đến quan niệm, tư tưởng của nhân dân.

Từ khi du nhập, tồn tại và phát triển ở Cần Thơ đến nay, với tư tưởng vị tha, yêu chuộng tự do, bình đẳng thì đạo Tin Lành đã tác động tích cực đến quan niệm, tư tưởng của nhân dân; đóng góp công sức không nhỏ vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định xã hội. Tuy nhiên, do tuyệt đối hóa đời sống tâm linh và những yếu tố duy tâm trong giáo lý của đạo mà Tin Lành đã đem đến sự va chạm về tín ngưỡng cũng như sự thành kiến từ những người không theo đạo hoặc những người theo các tôn giáo khác, làm nảy sinh những mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội. Điều này cần phải nhanh chóng khắc phục.

2.2.1.2 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội.Nó ra đời, tồn tại, biến đổi từ nhu cầu của xã hội. Từ đó, con người tự giác điều chỉnh lời nói, hành vi của mìnhcho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội [83; tr.12].

Tôn giáo không chỉ có quan niệm về đạo đức mà còn có cả chức năng và tổ chức để điều chỉnh các hành vi đạo đức cũng như hiện thực hóa các quan niệm đạo đức. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, tôn giáo cũng thực hiện việc điều chỉnh hành vi đạo đức của những người có đạo. Trong cuốn sách nổi tiếng Bản chất của đạo Kitô (1841), C.Mác viết:

“Con người tư duy thế nào, thời Chúa của họ cũng thế. Ý thức về Chúa là ý thức về con người rút ra từ bản thân nó. Từ Chúa của nó anh hiểu con người

và từ con người anh hiểu Chúa của nó”. Với cách phản ánh như vậy, giáo lý tôn giáo nhìn chung đều đề cập đến những vấn đề của hiện thực, trong đó có vấn đề của đạo đức.

Đạo đức tôn giáo không chỉ hướng con người về những điều thiện, điều lành mà còn trang bị cho con người niềm tin vào Đấng tối cao, quan tâm con người bằng việc đề ra các quy tắc, chuẩn mực để điều chỉnh hành vi ứng xử của tín đồ trong cuộc sống đời thường.

Cùng với quá trình tồn tại và phát triển cùng với dân tộc, có thể thấy rằng, đạo Tin Lành ở Việt Nam nói chung và đạo Tin Lành tại thành phố Cần Thơ nói riêng đã góp phần củng cố đạo đức xã hội. Những chuẩn mực đạo đức của đạo Tin Lành bao gồm những điều răn về cách ứng xử cụ thể giữa con người với con người, cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, đạo Tin Lành khuyên con người sống phải biết yêu thương nhau

Lòng yêu thương con người là một trong các điều răn được ghi lại trong sách Thánh Kinh của đạo Tin Lành. Đây được coi là chuẩn mực đạo đức nên đòi hỏi tín đồ phải thực hiện. Bởi vì, Kinh Thánh có chép rằng:

“Chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương” [I Giăng:7-8].

Con người là tạo vật của Chúa, do đó con người phải noi theo gương Thiên Chúa là phải biết yêu thương hết thảy mọi người và phải biết tha thứ tội cho người khác vì tha thứ chính là phương cách xóa bỏ nguồn gốc của tội lỗi. Lòng yêu thương không chỉ gói gọn trong tình yêu đối với con người mà

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo tin lành đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố cần thơ (Trang 87 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)