Chủ trương mục vụ, sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng Tin Lành

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo tin lành đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố cần thơ (Trang 67 - 79)

Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Thực trạng của đạo Tin Lành ở thành phố Cần Thơ hiện nay

2.1.2 Chủ trương mục vụ, sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng Tin Lành

Tin Lành là một tôn giáo xã hội (không bị gò bó, đóng khung vào một tu viện). Mặc dù là một tôn giáo du nhập vào Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo khác nhưng hiện nay đang phát triển đột biến và trở thành một tôn giáo có quan hệ quốc tế lớn ở Việt Nam nói chung và ở Cần Thơ nói riêng. Chủ trương mục vụ của cộng đồng Tin Lành ở Cần Thơ là kết hợp những người Việt Nam cùng một lòng tin kính Đức Chúa Trời, cùng được cứu rỗi bởi Chúa Jêsus Christ và cùng một trách nhiệm trong quyền năng và ân tứ của Đức Thánh Linh để xây dựng và rao giảng Tin lành cùng với đường hướng hoạt động “Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc” [40; tr.6].

Theo quan niệm của Tin Lành, “Thiên huệ” (ơn Thiên Chúa) là do Chúa trực tiếp ban cho con người không thông qua giáo hội. “Sự cứu rỗi”

chỉ đạt được nhờ lòng tin cá nhân của con người hướng tới Thiên Chúa.

Xuất phát từ quan niệm này, mọi vấn đề thuộc về giáo lý, giáo luật Tin Lành đều xoay quanh việc tuyệt đối đề cao lý trí trong đức tin và chỉ có đức tin mới đưa đến sự cứu rỗi. Vì vậy, niềm tin tôn giáo là cốt lõi mọi vấn đề và việc hướng con người vào các chuẩn mực, đạo đức xã hội cũng phụ thuộc vào việc con người có tin và tự giác thực hiện hay không.

Người Tin Lành cho rằng cốt lõi mọi vấn đề đều nhằm mục đích hướng lòng tin cá nhân của con người về với Chúa để được sống trong tình yêu thương của Chúa, được Chúa che chở và cưu mang. Tin Lành lấy Kinh thánh (gồm Cựu ước và Tân ước) làm nền tảng và là kim chỉ nam cho giáo lý Tin Lành. Đạo Tin Lành đề cao vị trí của Kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự hành đạo.

Đạo Tin Lành đề cao Kinh thánh một cách tuyệt đối. Tất cả tín đồ và chức vụ mục sư, truyền đạo đều sử dụng Kinh thánh, nói và làm theo Kinh thánh. Đối với đạo Tin Lành, Kinh thánh có vị trí cực kỳ quan trọng. Trong các trường hợp, Kinh thánh giữ vai trò như một giáo sĩ trên cả hai phương diện mục vụ và truyền giáo.

Kinh thánh là sự giải bày về ý chỉ và đường lối của Thiên Chúa cho loài người, là mực thước cho đức tin và đời sống đạo đức của tín đồ. Do đó, Kinh thánh là trọng tâm và là tiêu chuẩn tuyệt đối của đời sống tín đồ.

Giáo lý của đạo Tin Lành là tin vào sự cứu rỗi của Chúa Jêsus, tin vào tín lý ba ngôi Đức Chúa Trời.

Tin vũ trụ, muôn vật đều do Đức Chúa Trời tạo dựng và có điều khiển, tin con người do Ngài tạo dựng theo cách riêng, gồm có phần hồn (linh hồn) và phần xác, tin con người có tội lỗi,tin có ngôi hai Thiên Chúa là Chúa Jêsus xuống trần chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho loài người,tin có Thiên đàng và địa ngục, có tận thế và phán xét cuối cùng. Ngoài ra, một số người không theo tôn giáo họ cũng tin rằng cuộc sống hiện tại này vẫn có sự tồn tại của ma quỷ và các vị thần khác ngoài Đức Chúa Trời và Chúa Jêsus như tín đồ Tin Lành đã tin.

Phân theo mức sống gia đình, câu 19 - bảng 2A

Quan niệm về sự hiển linh của Đức

Chúa Trời

Mức sống của gia đình Sung

túc

Tương đối khá

Đủ sống

Nghèo Rất nghèo

Có 85.3 % 58.5 % 70.5 % 63.6 % 75.0 %

Ngờ vực 2.9 % 4.9 % 9.5 % 4.5 % 0.0 %

Không 11.8 % 36.6 % 20.0 % 31.8 % 25.0 % [Nguồn: phụ lục trang 164]

Câu 20 - bảng 2B

Phân theo mức sống gia đình, tác giả thu được kết quả sau:

Quan niệm về thiên đàng và địa ngục

Mức sống gia đình Sung

túc

Tương đối khá

Đủ sống

Nghèo Rất nghèo

Có 76.5 % 63.4 % 67.4 % 59.1 % 75.0 % Ngờ vực 8.8 % 17.1 % 16.8 % 9.1 % 0.0 %

Không 14.7 % 19.5 % 15.8 % 31.8 % 25.0 % [Nguồn: phụ lục trang 165]

Câu 21 – bảng 2C

Quan niệm về sự tồn tại của Chúa

Jêsus

Mức sống gia đình Sung

túc

Tương đối khá

Đủ sống

Nghèo Rất nghèo

Có 70.6 % 53.7 % 70.5 % 54.5 % 62.5 % Ngờ vực 14.7 % 17.1 % 11.6 % 4.5 % 0.0 %

Không 14.7 % 29.3 % 17.9 % 40.9 % 37.5 % [Nguồn: phụ lục trang 165]

Câu 18 – bảng 2D

Quan niệm về sự tồn tại của các vị thần và ma quỷ

Mức sống gia đình Sung

túc

Tương đối khá

Đủ sống

Nghèo Rất nghèo

Có 70.6% 58.5% 69.5% 54.5% 50.0%

Ngờ vực 14.7% 9.8% 15.8% 9.1% 25.0%

Không 14.7% 31.7% 14.7% 36.4% 25.0%

[Nguồn: phụ lục trang 166]

Điểm nổi bật thể hiện trong giáo lý Tin Lành là tư tưởng tuyệt đối đề cao vị trí Đức Chúa Trời, Chúa ba ngôi chiếm vị trí độc tôn và được những người theo Tin Lành thờ phượng. Tin Lành tin nhận trong Chúa Jêsus có hai bản tính “Trời và người”. Do đó, trong nhà thờ Tin Lành không có hình tượng. Trong một số trường hợp thì đạo Tin Lành có sử dụng các tranh ảnh, hình tượng trong sinh hoạt tôn giáo nhưng mang ý nghĩa tài liệu để giảng giải, truyền thụ.

Những luật lệ, lễ nghi trong đời sống tín ngưỡng. Đạo Tin Lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin, cho rằng sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin chứ không phải vì những “hình thức ngoại tại” (tức là không phải vì các luật lệ, lễ nghi). Do đó, luật lệ, lễ nghivà cách thức hành đạo của đạo Tin Lành đơn giản, không cầu kỳ, rườm rà, chỉ gồm những lời thuyết giáo, cầu kinh chung và hát những bài thánh ca để ca tụng danh Chúa.

Chức sắc của đạo Tin Lành, gồm các chức vụ: Mục sư (tên gọi theo Kinh Thánh) và dưới mục sư là truyền đạo (còn gọi là giảng sư). Chức sắc đạo Tin Lành tuy được coi là “Người chăn bầy” nhưng không có thần quyền, tức là không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phúc, tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian trong mối quan hệ giữa tín đồ đạo Tin Lành với Đấng thiêng liêng. Chức sắc đạo Tin Lành hoạt động dưới sự kiểm soát của tín đồ.

Đạo Tin Lành chủ trương xây dựng các giáo hội độc lập với những hình thức cơ cấu khác nhau, tùy thuộc vào từng giáo phái và hoàn cảnh điều kiện cho phép. Có giáo phái Tin Lành duy trì cơ cấu hai cấp Trung ương và Hội thánh cơ sở (Chi hội). Có hệ phái Tin Lành duy trì thêm cấp trung gian là Giáo khu hay địa hạt.

Nhân sự lãnh đạo các cấp Giáo hội theo nhiệm kỳ thông qua bầu cử dân chủ (trực tiếp, bằng phiếu kín, từng chức danh). Thành phần lãnh đạo Giáo hội không chỉ có mục sư, truyền đạo mà có cả tín đồ tham gia. Các hệ phái Tin Lành đều trao quyền tự quản cho Hội thánh cơ sở với tinh thần tự lập, tự trị, tự truyền. Chính nhờ chủ trương tự lập mà các Giáo hội không lệ thuộc nhiều vào tổ chức và giáo sĩ nước ngoài; Chủ trương tự trị căn cứ vào kết quả tự lập, nhờ đó các Giáo hội cơ sở chủ động trong công cuộc truyền giáo và sinh hoạt tôn giáo; Tự truyền vốn là thuộc tính của mọi Giáo hội Đấng Christ. Cũng nhờ chủ trương này mà các Địa hạt và địa phương của Hội thánh chủ động củng cố, duy trì và phát triển Hội thánh địa phương.

Nhìn vào xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta thấy có rất nhiều vấn đề có thể được coi là những thách đố cho công tác mục vụ, chẳng hạn như nạn bất công, tham nhũng, trộm cắp, ma túy, hôn nhân đồng giới, ngoại tình…Điều đáng lo ngại nhất là vấn đề giới trẻ bỏ đạo và đang dần dần xa lìa Giáo Hội.

Theo thống kê của World Bank, dân số Việt Nam năm 2011 là 87,840000 người, trong khi đó, số tín hữu Tin Lành theo thống kê của Giáo Hội Tin Lành năm 2011 tại Cần Thơ là 11063 người, chiếm tỷ lệ 12.6% . Những vấn đề nói trên là những thách đố lớn lao cho Giáo hội Tin Lành trong công tác mục vụ và truyền giáo. Tại thành phố Cần Thơ, người ta có thể nhận thấy rằng, đời sống đạo của người dân nơi đây còn sầm uất vì bầu không khí trong các gia đình rất tốt so với nhiều nơi khác trong nước cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này được thể hiện: ở nơi đây vẫn còn đông đảo các vị mục sư, truyền đạo được ơn kêu gọi và các tín đồ Tin Lành rất tích cực tham gia vào công tác chung của Giáo hội.

Những thay đổi do óc thông minh và sự nỗ lực sáng tạo của con người khơi dậy, đang trở lại ảnh hưởng trên chính con người, trên những phán đoán và ước vọng cá nhân hay tập thể con người, trên cách suy tư và hành động của con người. Sự biến đổi này đang lan tràn tới cả đời sống tôn giáo.

Người Tin Lành cho rằng: Công tác mục vụ đều nhằm mục đích hướng lòng tin cá nhân của con người về với Chúa.Việc hướng con người vào các chuẩn mực đạo đức xã hội là một trong những định hướng trong công tác mục vụ của Giáo hội Tin Lành.

Từ những nhận định căn bản trên, Giáo hội Tin Lành tại Cần Thơ đã đưa ra chương trình mục vụ “Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”. Để thực hiện tốt chủ trương đó, Giáo hội Tin Lành cần phải có những đổi mới trong phương pháp làm mục vụ, cách diễn tả và đặc biệt là tinh thần của những người làm công việc mục vụ, họ phải có lòng nhiệt thành trong công tác thì mới mong chu toàn được sứ mệnh truyền đạt đức tin trong bối cảnh hiện nay.

Một trong những việc làm không thể thiếu được trong công tác mục vụ đó là công việc giảng dạy giáo lý nhằm giáo dục đức tin cho tín đồ Tin Lành. Công tác này có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của mỗi tín đồ. Những người làm công tác này sẽ trình bày nội dung trong Kinh Thánh một cách có hệ thống, sống động và trung thực với truyền thống của Giáo hội. Qua đó, dẫn đưa mọi người đến với Chúa để hiểu được sự hy sinh của Chúa đã vì tội lỗi của con người mà phải chịu đóng đinh trên cây thập tự và giúp cho tín đồ hiểu được những điều răn và luật lệ được ghi nhận trong Kinh Thánh , từ đó tín đồ tạo nên một nếp sống, phong tục theo đúng như lời dạy của Chúa.

Những người làm công tác mục vụ thường là những mục sư, truyền đạo và tín đồ Tin Lành. Đội ngũ này luôn tìm ra những sáng kiến mới, tập trung vào việc biên soạn những bài giảng sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, trung thành với giáo huấn của Hội Thánh và chú tâm tìm kiếm các phương pháp sinh hoạt để việc truyền đạt giáo lý được sống động.

Thực ra, công tác giảng dạy giáo lý để củng cố niềm tin cho tín đồ Tin Lành được thực hiện một cách có hiệu quả ở tại Cần Thơ bởi các lý do sau:

Thứ nhất, hầu hết các tín hữu Tin Lành từ lứa tuổi nhi đồng cho

đếntrung tráng niên đều ham mê học hỏi giáo lý và lời Chúa. Thêm vào đó, việc học giáo lý tại các Chi hội, điểm nhóm tại tư gia còn được khích lệ và nhận được sự hỗ trợ từ phía những người thân trong gia đình.

Thứ hai, học giáo lý để tín đồ Tin Lành kinh nghiệm đượcnhững điều Chúa dạy. Hầu hết tín đồ đều tham dự đầy đủ các buổi Thánh lễ và sinh hoạt đạo tại các nhà thờ, điểm nhóm để đời sống đức tin ngày một trưởng thành hơn.

Thứ ba, học giáo lý và sống theo đức tin đã trở thành một nếp sống đạo. Mọi gia đình trong các chi hội, điểm nhóm đều có cùng một nếp sống, phong tục bắt nguồn từ mười điều răn của Chúa.

Lối sống đạo hôm nay không hoàn toàn như trước đây.Số tín hữu, nhất là giới trẻ tham dự lễ vào ngày Chúa Nhật và các sinh hoạt đạo tại các nhà thờ, điểm nhóm đã giảm đi rất nhiều.Tín hữu Tin Lành đang bị lôi cuốn bởi nhiều yếu tố của đời sống tân tiến. Thêm vào đó, những hình ảnh của các ca sĩ, diễn viên được nhiều người và nhất là giới trẻ hâm mộ như thần tượng. Những yếu tố nói trên từ từ ảnh hưởng đến tinh thần và góp phần làm thay đổi nếp sống của tín hữu Tin Lành.

Đứng trước sự chuyển biến đó của xã hội, công tác giảng dạy giáo lý để giáo dục đức tin cho tín đồ là một việc làm hết sức cần thiết. Để thực hiện tốt công tác mục vụ trên, đòi hỏi cần phải có một thế hệ nhân sự lo việc mục vụ và truyền giáo có nhiều sáng kiến, nhiều khả năng thích ứng và nhất là phải có lòng hăng say, xuất phát từ lòng yêu mến Chúa. Chương trình đào tạo nhân sự, từ mục sư, truyền đạo tương lai đến các tín đồ giữ chức vụ tại các nhà thờ, chi hội, điểm nhóm, không chỉ là những lớp dạy cho biết những nguyên tắc thần học mà còn phải khơi dậy trong lòng mọi người ngọn lửa tình yêu Chúa đối với nhân loại.

*Sinh hoạt tôn giáo

Các sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Tin Lành tại các nhà thờ cơ sở ở thành phố Cần Thơ được Nhà nước bảo đảm, sinh hoạt đều đặn. Bên cạnh chính lễ (là lễ thường diễn ra vào mỗi sáng Chủ nhật còn có các buổi sinh hoạt đạo khác như lễ cầu nguyện tối Thứ tư hoặc truyền giảng dành cho các thân hữu là những người chưa biết đến đạo Tin Lành diễn ra vào tối Thứ năm hàng tuần, lễ thành hôn, lễ an táng, lễ dâng con.

Cách hành lễ tại các nhà thờ Tin Lành tương đối đơn giản. Tín đồ được hướng dẫn ngồi trật tự trong tư thất. Thông thường, tại các Hội thánh lớn có sự phân biệt giữa hai hàng ghế dành cho nam và nữ. Sự phân biệt này có lẽ để tiện hơn trong việc hành lễ nhất là mỗi khi tiến hành đọc Kinh thánh đối đáp giữa nam và nữ trong cả hội chúng.

Hướng dẫn chương trình lễ thường là những chức viên thuộc Ban chấp sự, trị sự của Hội thánh sở tại điều hành. Việc hướng dẫn này đã được sắp xếp và phân định theo tuần, tháng trong năm.

Chương trình lễ vào mỗi Chủ nhật nhìn chung giống nhau, kéo dài độ hơn một tiếng đồng hồ thì hoàn tất. Tín đồ Tin Lành khi tham dự lễ đều sử dụng Kinh thánh Tân ước, Cựu ước và Thánh ca. Các bài thánh ca được sắp xếp theo thể loại để phân biệt lễ này với lễ khác mà người hướng dẫn có thể tiện lợi trong việc dẫn dắt tín đồ theo ý nghĩa của phần lễ.

Trước khi bước vào phần chính lễ, hội chúng được hướng dẫn hát những bài hát có nội dung “ca ngợi bản tính và quyền năng của Đức Chúa Trời, ca ngợi sự cứu rỗi và tình yêu của Ngài, quy mọi sự vinh hiển và tôn quý về Chúa ba ngôi” [38; tr.12]. Kế đó là phần cầu nguyện của mục sư, truyền đạo với mục đích dâng buổi lễ lên cho ba ngôi Đức Chúa Trời. Trong quá trình lễ diễn ra, tín đồ Tin Lành đóng góp tự nguyện vật chất thông qua mục dâng hiến hoặc lạc quyên tài chính nhằm góp phần tạo ra một nguồn quỹ để điều hành hoạt động của chi hội nơi mình đang sinh hoạt. Xét về ý nghĩa tôn giáo, dâng hiến chính là sự bày tỏ lòng biết ơn của tín đồ với Chúa, qua đó, cũng thể hiện được ý thức trách nhiệm của mỗi tín đồ trong việc xây dựng, phát triển các chi hội và điểm nhóm tại Cần Thơ.

Trong sinh hoạt lễ, phần lớn nội dung của buổi lễ tập trung trong phần giảng giải về Kinh sách và mục sư, truyền đạo chính là những người có trách nhiệm thực hiện việc giảng luận.

Bên cạnh đó, vào chủ nhật đầu tháng, tín đồ Tin Lành sẽ tham dự lễ Tiệc thánh. Theo quan niệm của đạo Tin Lành đối với lễ Tiệc thánh thì người dự tiệc có thể “Hưởng được quyền linh nghiệm trong sự chết của Chúa Jêsus Christ” [38; tr.24].

Ý nghĩa của lễ là muốn nhắc nhở đến các tín đồ luôn nhớ đến sự chết của Chúa, xác lập lời hứa nguyện “Rao truyền phúc âm” đồng thời khuyên

các tín đồ nên xét lại quá trình sống đạo của mình mỗi ngày để qua đó điều chỉnh mình theo sự răn dạy của Chúa trong Kinh thánh.

Giáo hội Tin Lành có làm sẵn loại bánh để dùng trong Tiệc thánh và được sử dụng phổ biến trong cộng đồng Tin Lành. Cả bánh và rượu nho đều có ý nghĩa tượng trưng cho thân và huyết của Chúa. Sau khi chủ lễ nêu lên ý nghĩa của Tiệc thánh, các chấp sự được phân công nhiệm vụ nhận bánh và nước để phân phát cho các tín đồ đã làm phép Báp tem. Chủ lễ cầm bánh tuyên bố: “Đây là thân thể ta vì các ngươi mà phó cho, hãy làm điều này để nhớ đến ta”, cũng một thể ấy chủ lễ cầm chén tuyên bố: “Chén này là giao ước mới trong huyết ta, hễ khi nào các ngươi uống hãy nhớ đến ta” [46;

tr.175]. Sau mỗi lần như vậy, chủ lễ mời hội chúng dự tiệc. Cuối cùng là phần nghi thức tất lễ, gồm bài cầu nguyện chung, hát tôn vinh và sự chúc phước của mục sư.

Ngoài việc dự chính lễ vào mỗi Chủ nhật, tín đồ Tin Lành Cần Thơ còn tham gia vào những buổi sinh hoạt cầu nguyện, giao lưu giữa tín đồ với nhau thông qua hoạt động thông công hay sinh hoạt ngoài trời nhằm tạo thêm tình thân và sự gắn bó nhau của cộng đồng Tin Lành ở Cần Thơ.

Qua phiếu điều tra Xã hội học, ở câu hỏi số 14, việc thực hiện các nghi lễ của đạo Tin Lành có được thường xuyên không?Kết quả điều tra cho thấy có 47.5 % thực hiện thường xuyên, 11 % thỉnh thoảng, 8.5 % ít khi và 33 % không bao giờ thực hiện. Các trường hợp không thực hiện các nghi lễ thường là những người không theo đạo Tin Lành và không theo tôn giáo nào [phụ lục trang 159].

Người Tin Lành cho rằng: Cốt lõi mọi vấn đề đều nhằm mục đích hướng lòng tin cá nhân của con người về với Chúa để được sống trong tình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo tin lành đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố cần thơ (Trang 67 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)