Chương II: Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT tại Trung tâm dạy nghề huyện Định Quán
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
2.1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, dân số, kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai
Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng CNH- HĐH. Cụ thể, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 57%, dịch vụ chiếm 36,16%, nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6,84%. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP là 12,1%; GDP bình quân đầu người đạt 1.977 đô la Mỹ [28].
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (năm 2009) đã xác định quyết tâm xây dựng tỉnh cơ bản trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2015, sớm hơn cả nước 5 năm. Hiện tại, Đồng Nai có 31 khu công nghiệp, với trên 15 ngàn doanh nghiệp đầu tư đi vào sản xuất và nhiều dự án đầu tư khác đang tiếp tục đến với mảnh đất này. Để thu hút đầu tư, ngoài các yếu tố quan trọng như: thủ tục hành chính cởi mở, vị trí địa lý, đất đai… thì nhân lực là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã xác định: đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần giữ vững thu hút đầu tư của tỉnh đứng trong tốp đầu cả nước. Với nhu cầu tuyển dụng hàng năm lên đến 70.000 người; Đồng Nai thực sự đang khát lao động, đặc biệt là
lao động qua đào tạo. Vì vậy, tỉnh phấn đấu đến năm 2015, sẽ nâng cao chất lượng và số lượng lao động được đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh lên 65%.
2.1.1.2 Đặc điểm vị trí địa lý, dân số, kinh tế xã hội huyện Định Quán
* Về vị trí địa lý: Huyện Định Quán nằm ở phía Đông tỉnh Đồng Nai, phía Bắc-Đông bắc giáp huyện Tân Phú; phía Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất; phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu.
Hiện nay, huyện Định Quán có 14 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn (Định Quán) và 13 xã (Thanh Sơn, Phú Tân, Phú Vinh, Phú Lợi, Phú Hòa, Ngọc Định, Gia Canh, Phú Ngọc, La Ngà, Túc Trưng, Phú Túc, Phú Cường, Suối Nho).
Huyện Định Quán nằm dọc trên quốc lộ 20 giữa tuyến TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt, thuận tiện giao thông; gần các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đang hoạt động hay đang xây dựng như: Xuân lộc, Thạnh Phú, Bàu Xéo, Tân Phú.
* Về dân số: Định Quán là huyện miền núi có diện tích 97.650 ha; dân số 48.109 hộ với 203.869 khẩu trong đó có 119.019 người trong độ tuổi lao động. Hộ dân tộc có 9.902 hộ, với 45.972 nhân khẩu, 24.673 lao động trong độ tuổi; 5.180 hộ nghèo chiếm 10,7% so với hộ dân [29]. Trên địa bàn huyện có nhiều thành phần dân tộc sinh sống như: Kinh, Chơro, Mạ, Mường, Hoa, Nùng, Dao…Trong đó, người Kinh chiếm số lượng nhiều nhất, kế đến là người Hoa. Người Chơro tập trung tại xã Túc Trưng, người Mường xã Phú Túc, người Mạ tại ấp Hiệp Nghĩa của thị trấn Định Quán, người Dao ở xã Thanh Sơn…
Trong những năm qua, cùng với các địa phương khác trong tỉnh Đồng Nai, huyện Định Quán đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để đẩy mạnh dạy nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT. Tuy nhiên số liệu
thống kê của huyện hiện nay cho thấy, vẫn còn khoảng 60% LĐNT đang sinh sống trên địa bàn huyện chưa qua đào tạo. Ngoài ra, mỗi năm ước có trên 4.000 LĐNT của huyện đến tuổi lao động có nhu cầu học nghề và tìm kiếm việc làm. Những vấn đề nêu trên đang là thách thức lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lực lượng lao động và phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Định Quán trong thời gian tới.
Bảng 2.1: Cơ cấu dân số theo tuổi và dân tộc huyện Định quán năm 2011 (người)
Cơ cấu Tổng Nam Nữ
Ngàn người % Ngàn người
% Ngàn
người % Dân số theo tuổi 201.577 100 101.454 50,3 100.123 49,7
0-14 tuổi 57.932 28,7 29.965 51,7 27.967 48,3
15-35 tuổi 67.754 33,6 35.265 52,0 32.488 48,0
36-59 tuổi 60.815 30,2 29.928 49,2 32.887 50,8
>=60 tuổi 15.076 7,5 6.295 41,7 8.780 58,3
Dân số theo dân tộc 201.577 100 101.454 50,3 100.123 49,7
Kinh 156.116 77,4
Hoa 29.184 14,5
Chơ-Ro 3.679 1,8
Dao 3.750 1,86
Tày 2.752 1,4
Mường 2.207 1,2
Nùng 1.429 0,71
Khác 2.460 1,23
Nguồn: Số liệu thống kê huyện Định Quán, năm 2011
Qua số liệu từ bảng 2.1 thấy rằng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 63,8% dân số toàn huyện, trong đó tỷ lệ dân số trong độ tuổi học nghề (tạm tính từ tuổi 15-35) chiếm 33,6% (67.574 người), thể hiện nguồn lao động dồi dào và trẻ. Đây chắc chắn sẽ là lực lượng chủ yếu tham gia học nghề.
* Về kinh tế: Định Quán là huyện có nền kinh tế nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm trên 70% giá trị tổng thu nhập toàn huyện; kinh tế tăng trưởng chậm. Năm 2012 thu nhập toàn huyện đạt 7,6%, thu nhập bình quân đầu người dưới 20,184 triệu đồng/người/năm.
Trong quá trình phát triển những năm gần đây, bên cạnh phát triển nền kinh tế nông nghiệp, huyện Định Quán đã quy hoạch phát triển khu công nghiệp tập trung và một số cụm công nghiệp phía Bắc, phía Nam nằm trên trục Quốc lộ 20 nhằm phục vụ cho mục đích chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế của địa phương. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu trên các lĩnh vực sau:
- Kinh tế nông nghiệp: năm 2012, giá trị sản xuất Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản của huyện đạt trên 1.200 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2011. Nông dân tham gia sản xuất 3 vụ/ năm gồm: vụ Đông Xuân, Hè thu và vụ mùa. Các loại cây trồng nông nghiệp chính: lúa, bắp, rau các loại, đậu, mỳ… Tuy nhiên, diện tích cây nông nghiệp đang có xu hướng giảm do thời tiết thất thường, thiếu nước, hệ thống thủy lợi tưới tiêu không đáp ứng được nhu cầu trồng cây của nông dân.
Ngoài ra, về chăn nuôi, hiện toàn huyện có 113 trang trại chăn nuôi ( trong đó heo: 2 trang trại, 13.835 con; gà: 10 trang trại, 100.450 con; cút: 09 trang trại, 116.000 con và bò: 02 trang trại. 178 con), 2 công ty chăn nuôi (Công ty Thiên Phú Long, 2.067 con heo, Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Ngọc, 43.500 con gà).
Về thủy sản, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện là 588 ha. Số lồng, bè cá hiện có là 537 cái; số hộ nuôi trồng thuỷ sản là 1.582 hộ với 2.078 lao động. Số hộ đánh bắt là 747 hộ với 1.523 lao động. Phương tiện đánh bắt 643 thuyền cơ giới và 365 thuyền không động cơ. Sản lượng thủy sản năm 2012 ước thực hiện khoảng 15.950 tấn, tăng 14,9% so cùng kỳ (sản lượng thủy sản khai thác đánh bắt 2.326 tấn, sản lương thủy sản nuôi trồng là 13.624 tấn). Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản chủ yếu diễn ra xung quanh khu vực hồ Trị An.
- Kinh tế công nghiệp, dịch vụ
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện cả năm ước đạt 802 tỷ đồng, tăng 9,54% so năm 2011; khu vực ngoài quốc doanh tăng 16,69%, khu vực nhà nước tăng 9,06% so cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,15% so cùng kỳ. Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Định Quán đến nay đã có một doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc xây dựng xong nhà xưởng và đang tuyển công nhân, dự kiến cuối năm 2013 sẽ chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra có Cụm công nghiệp thị trấn Định Quán đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho chuyển đổi thành điểm công nghiệp. Hiện nay, UBND huyện đang tổ chức thu hồi đất của cụm công nghiệp và phần đất xây dựng đường giao thông bao quanh cụm công nghiệp để bàn giao nhà đầu tư tiến hành xây dựng hạ tầng trong năm 2013.
Cụm công nghiệp Phú Cường: Đã ban hành quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; Lập hồ sơ xin thành lập cụm công nghiệp Phú Cường, đến nay đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Cụm công nghiệp tại xã Phú Túc mới hoàn thành công tác lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000.
Năm 2012, kinh tế tập thể trên địa bàn huyện có chiều hướng phát triển.
Hiện nay trên địa bàn huyện có: 12 hợp tác xã, 14 tổ hợp tác, 46 câu lạc bộ năng suất cao.
- Kinh tế lâm nghiệp: Huyện Định Quán có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 33 ngàn hécta. Trong đó, rừng tự nhiên có 21.863 hécta, rừng trồng 11.494 hécta, tập trung nhiều tại hai xã Thanh Sơn và Gia Canh. Năm 2012, huyện triển khai thực hiện kế hoạch trồng cây phân tán cấp cho các xã, thị trấn Định Quán số lượng 8.700 cây để trồng cây phân tán ở các vị trí mà các đơn vị đã đăng ký như trụ sở cơ quan, trường học, trạm xá.
* Về hoạt động tái định cư, thu hồi đất: huyện đang thực hiện giải phóng mặt bằng để thực hiện 14 dự án theo kế hoạch như: Cụm công nghiệp Phú Cường; các dự án Cụm công nghiệp và đường bao Cụm công nghiệp thị
trấn Định Quán; xây dựng hạ tầng kỹ thuật điểm dân cư Trung tâm hành chính xã Thanh Sơn; trình UBND tỉnh phê duyệt đấu thầu và thực hiện các thủ tục để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đăng ký, đầu tư vào khu làng nghề mây tre đan tại Gia Canh; khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 tại huyện Định Quán ...
Huyện đã thực hiện thu hồi đất của 102 hộ gia đình cá nhân tương ứng với diện tích 100.000m2 để kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các xã Gia Canh, Túc Trưng và thị trấn Định Quán