Tác động của Đề án 1956 đến LĐNT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 (Trang 83 - 88)

Chương II: Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT tại Trung tâm dạy nghề huyện Định Quán

2.2 Kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT

2.2.1 Hiệu quả đạt được của Đề án 1956 tại TTDN huyện Định Quán

2.2.1.3. Tác động của Đề án 1956 đến LĐNT

Theo qui định của chính sách dạy nghề cho LĐNT tỉnh Đồng Nai, để đạt được mục tiêu đào tạo nghề cho khoảng 17 ngàn LĐNT trong toàn tỉnh mỗi năm, bên cạnh hỗ trợ học phí học nghề, tiền ăn và đi lại (dành cho đối tượng ưu tiên), các đối tượng LĐNT sau khi học nghề được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm) để tự tạo việc làm theo quy định.

Tại TTDN huyện Định Quán, có 56,9% số người đã tham gia học nghề theo kết quả khảo sát cho biết, sau khi tham gia chương trình học nghề theo Đề án, họ có nhận được chính sách hỗ trợ, trong đó 40% là được hỗ trợ việc làm và 16,9% được hỗ trợ giống vật nuôi. Đa số những LĐNT được hỗ trợ việc làm và vật nuôi chủ yếu tập trung trong hai ngành học là chăn nuôi gà và đan lát. Nguyên nhân bắt nguồn từ chương trình hỗ trợ sau học nghề của huyện. Theo đó, đối với các lớp chăn nuôi gà, học viên được hỗ trợ vốn cụ thể bằng 20 con gà/người sau mỗi khóa học. Còn đối với ngành đan lát thủ công, theo lý giải của đại diện TTDN huyện, trong 2 năm 2011 và 2012, Trung tâm đã phối hợp với một số doanh nghiệp đan lát thủ công trên địa bàn huyện và ngoài huyện mở các lớp học nghề kết hợp tạo việc làm tại chỗ.

Đối với các chính sách hỗ trợ theo quy định của Đề án 1956 dành cho người học nghề, tại TTND huyện Định Quán, kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của các chính sách như: hỗ trợ học phí, dụng cụ học nghề, đi lại, tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm sau đào tạo cho thấy: tỷ lệ hài lòng của LĐNT tham gia học nghề chiếm khá cao với trên 40% trở lên, thậm chí chính sách hỗ trợ dụng cụ trong quá trình học nghề, mức đánh giá rất hài lòng của người

học còn chiếm đến 54,5% số ý kiến được khảo sát. Các mức độ không hài lòng đến rất không hài lòng hầu như chiếm tỷ lệ rất ít hoặc không có. Chỉ cá biệt có chính sách hỗ trợ người học tìm việc làm sau đào tạo, thì 16,9% lựa chọn trả lời là không hài lòng vì chưa nhận được sự hỗ trợ nào.

Bảng 2.11: Mức độ hài lòng của người học đối với các chính sách hỗ trợ theo quy định của Đề án 1956

1.Rất hài lòng

2.Hài lòng

3.Không quan

tâm 4.Không hài lòng

5. Rất không hài lòng

Học phí (%) 37,4 52,0 10,7 0 0

Dụng cụ học nghề (%) 54,5 41,4 2,5 0,8 0,8

Hỗ trợ đi lại (%) 34,6 49,7 14,8 0,8 0

Tư vấn hướng nghiệp (%) 38,9 54,4 4,3 2,4 0

Hỗ trợ tìm việc làm (%) 24,6 44,6 12,3 16,9 1,5

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của luận văn, tháng 7 năm 2013

Riêng đối với chính sách hỗ trợ dành cho các đối tượng LĐNT ưu tiên theo quy định của Đề án 1956: ngoài học phí, chính sách hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/ngày thực học/người; tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học xa nơi cư trú 15km trở lên. Đối với người khuyết tật tiền hỗ trợ đi lại là 300.000 đồng/người/khóa khi ở xa nơi học nghề từ 10km trở lên. Tại TTDN huyện Định Quán, hầu hết đối tượng ưu tiên tham gia học nghề đều cho rằng chính sách nhà nước hỗ trợ như vậy là tương đối phù hợp. Thể hiện ở kết quả khảo sát bảng 2.12 đối với nhóm đối tượng này của tác giả luận văn, khi có 65,5%

đối tượng ưu tiên tham gia học nghề đánh giá chính sách hỗ trợ là phù hợp, bởi “Đi học thì cũng được nhà nước hỗ trợ mấy trăm ngàn, mình rất thích điều đó nhưng nó không quan trọng. Đối với người khó khăn như mình thì quan trọng là có kiến thức, việc làm để lo cho gia đình thôi”, (PVS MS.04).

Còn lại có 17,2% người học cho rằng chính sách rất phù hợp và tương đương như vậy với 17,2% số ý kiến được hỏi khẳng định chính sách chưa phù hợp vì hỗ trợ như vậy là quá thấp.

Bng 2.12: Chính sách htrdành cho đối tượng ưu tiên

Số lượng trả lời (người) Tỷ lệ (%)

Rất phù hợp 10 17,2

Phù hợp 38 65,5

Không phù hợp 10 17,2

Total

58 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế luận văn, tháng 7 năm 2013

Điều đó cho thấy rằng, một trong những yếu tố được người LĐNT hay nông dân quan tâm, kỳ vọng khi triển khai chính sách đào tạo nghề không phải là ở yếu tố tiền hỗ trợ cao bao nhiêu mà quan trọng là nội dung đào tạo có phù hợp, mang lại hiệu quả cho họ trong cuộc sống hay không? Mặc dù theo lý giải của nhiều cán bộ ấp cũng như người làm công tác tuyển sinh tại TTDN huyện Định Quán thì việc hỗ trợ cao về kinh phí học nghề sẽ là yếu tố quan trọng giúp thu hút đông đảo hơn người LĐNT tham gia học nghề nhưng thiết nghĩ “hữu xạ tự nhiên hương”, nếu chất lượng dạy nghề đảm bảo, phù hợp nhu cầu người dân cần học và giải quyết ổn thỏa đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đời sống người dân nâng lên sau học nghề thì chắc chắn, LĐNT sẽ tích cực tham gia học nghề.

2.2.1.3.2 Tác động của Đề án 1956 đến đời sống LĐNT huyện Định Quán

Lý thuyết biến đổi xã hội cho rằng, xã hội sẽ biến đổi khi có tác nhân tác động vào nó trong đó có nhân tố bên trong là đổi mới kỹ thuật, công nghệ;

các yếu tố kinh tế. Khi mỗi cá nhân có sự thay đổi thì tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi của một tiểu xã hội và sau cùng là cả xã hội rộng lớn hơn. Mục đích cuối cùng của Đề án 1956 là nâng cao trình độ cho mỗi người nông dân bằng cách dạy cho họ một nghề ổn định để từ đó tạo ra sự chuyển biến trong cuộc sống của cộng đồng kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực. Vì vậy, một trong những yếu tố được quan tâm nhất và đồng thời cũng là thang đo đánh giá sự thành công của chương trình dạy nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 hiện nay vẫn là kết quả việc làm sau đào tạo. Theo kết quả khảo sát, có 76,4%

số người đang học nghề tại TTDN huyện cho biết họ dự định làm đúng nghề đã học sau đào tạo, còn lại là chưa biết rõ mục tiêu cụ thể hoặc không chắc chắn là sẽ làm đúng nghề. Và có 65,5% mong muốn sẽ làm việc sau học nghề tại gia đình. Chỉ có 16,4% LĐNT mong muốn sẽ làm thuê tại doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, còn lại là chưa xác định rõ ràng. Có thể xem đó là những nguyện vọng và mong muốn chính đáng khi đa số người học là lao động ngành nông nghiệp chính trong gia đình. Trước khi tham gia học nghề họ đều đã có công việc làm nông nghiệp ổn định tại nhà như: trồng rẫy, trồng lúa, chăn nuôi… Đây là yếu tố đáng mừng cho một địa phương đang có nền kinh tế nông nghiệp chiếm chủ yếu như huyện Định Quán. Bởi người LĐNT nơi đây vẫn có nhu cầu được gắn bó với công việc nghề nông. Tuy nhiên, đây cũng sẽ trở thành thách thức cho cán bộ địa phương khi sẽ chịu áp lực về chỉ tiêu cho lao động khu vực dịch vụ - công nghiệp theo hướng chuyển dịch phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này còn đặt ra vấn đề, cần có quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh phù hợp với từng địa phương để phát huy ưu thế vùng trong quá trình phát triển.

Bảng 2.13: Tỷ lệ có việc làm của LĐNT trước và sau khi học nghề

Nghề Trước khi học (%) Sau khi học (%)

Chăn nuôi (gà, heo) 7,7 13,9

Làm rẫy 20 7,7

Trồng trọt (lúa, ngô) 21,5 13,8

Làm thuê 10,8 20

Nghề khác (đan lát, may mặc, buôn bán…)

13,8 32,3

Tổng 73,8 87,7

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của luận văn

Từ kết quả của bảng 2.13 cho thấy, so với trước khi đi học, tỷ lệ người có việc làm sau khi học nghề xong đã tăng lên khá nhiều từ 73,8% lên 87,7%, nhất là lao động làm việc trong các nghề đan lát, buôn bán, may mặc… Việc gia tăng tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Một điểm đáng lưu ý là: trong số 100% là LĐNT mà tác giả chọn điều tra đã học nghề xong và có việc làm thì có 39,7% trả lời được đào tạo nhưng làm nghề khác trong khi đó số người làm đúng nghề đào tạo thấp hơn 35,6%.

Ngoài ra có 9,6% số người tự tìm việc làm sau khi học nghề; và chỉ có 13,7%

số LĐNT đã học nghề được đề án hỗ trợ việc làm sau đào tạo. Đặc biệt, trong số LĐNT đã học xong mà tác giả khảo sát thì vẫn không có ai được trợ vốn để tự tạo việc làm; có 1,4% tìm được việc từ nhiều nguyên nhân khác nữa.

Như vậy, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong các đối tượng nằm trong diện khảo sát của luận văn là khá cao với tỷ lệ 87,7% LĐNT đã học nghề. Tuy nhiên, tỷ lệ LĐNT có việc làm cao này lại không hẳn xuất phát từ hiệu quả do việc dạy nghề của Đề án tạo ra mà do nhiều nguyên nhân tác động trong đó có nguyên nhân từ việc đa số người học trước khi tham gia đề án đã có việc làm tại gia đình.

Bảng 2.14: Đời sống của LĐNT huyện Định Quán trước khi học nghề Số lượng trả lời (người) Tỷ lệ (%)

Khá giả 3 4,7

Tương đối ổn định 19 29,7

Khó khăn 42 65,6

Tổng 64 100,0

Bảng 2.15: Đời sống LĐNT sau khi học nghề Số lượng trả lời (người) Tỷ lệ (%)

Tốt hơn so với trước 36 56,2

Không thay đổi 28 43,8

Tổng 64 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của luận văn, tháng 7 năm 2013

Kết quả khảo sát trong bảng 2.14 và 2.15 thấy rằng, đa số LĐNT trước khi tham gia học nghề đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn (chiếm 64,6%), chỉ có 4,6% là có đời sống khá giả. Thế nhưng sau khi học nghề, đã có 56,2%

người học cho rằng đời sống gia đình tốt hơn so với trước khi đi học.

“Khó khăn lớn nhất khi cô nuôi gà trước kia là khi nó bệnh, cô cảm thấy hơi khó khăn một chút vì cô chưa rành mấy nhưng sau chuyện đấy (sau lớp học) thì cô rút kinh nghiệm lại… Việc chăn nuôi gà sau khi học hiệu quả hơn giúp cho cuộc sống nhà cô đỡ khó khăn hơn. Dù chưa nhiều nhưng nhưng mà cũng đỡ lắm con.” (PVS MS.01). Có nghĩa là, những kiến thức trang bị trong quá trình học nghề đã phát huy tác dụng rất lớn góp phần nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, vẫn còn 43,1% cho rằng đời sống gia đình không thay đổi so với trước khi đi học. Nhưng với kết quả bước đầu như trên, có thể đánh giá huyện Định Quán là một trong những địa phương của tỉnh Đồng Nai khá thành công khi thực hiện Đề án 1956.

Tóm lại, tại TTDN huyện Định Quán, trong 3 năm qua, chương trình dạy nghề theo Đề án 1956 cho LĐNT trên địa bàn huyện được một số hoạt động như: chủ động xây dựng chương trình, đưa nội dung Đề án 1956 đến được với người lao động, tạo điều kiện cho LĐNT của huyện có cơ hội tham gia đào tạo nghề, nâng cao trình độ, việc làm góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu mà Đề án đã đặt ra. LĐNT trên địa bàn huyện Định Quán có cơ hội được lựa chọn ngành nghề để học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, tác động của Đề án đối với đời sống người nông dân vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mục tiêu ban đầu đề ra.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)