Điều đó thể hiện qua những kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm mà luận văn đã đề cập trong phần trên. Nhưng thực tế, để Đề án 1956 phát huy
kết quả bền vững, lâu dài trong thời gian tới, thực sự là bước đột phát nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của huyện, có thể, với khả năng và năng lực hiện có của một đơn vị dạy nghề cấp huyện, việc khắc phục những hạn chế ít nhiều mang tính chất vĩ mô, liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả địa phương hay phối hợp với doanh nghiệp tạo đầu ra cho người lao động học nghề theo chương trình đào tạo của Đề án 1956 là ngoài tầm với. Nhưng để biến mục tiêu Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Đồng Nai và Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Định Quán nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung từ nay đến 2020 thành cụ thể, không chỉ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở cấp độ từ vi mô của huyện đến vĩ mô của tỉnh mà còn phụ thuộc ở trách nhiệm, khả năng, tầm nhìn của Ban chỉ đạo Đề án 1956 các cấp. Cụ thể là cấp huyện, có Phó chủ tịch huyện đóng vai trò trưởng Ban chỉ đạo Đề án. Kinh nghiệm cho thấy, khi đưa vào thực tiễn bất cứ một chính sách, chủ trương cụ thể nào, muốn không bị trở thành phong trào, sáo rỗng phải có sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của người lãnh đạo đứng đầu địa phương.
Vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay của công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 tại TTDN huyện Định Quán là nằm ở chỗ không giải quyết được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp cũng như việc làm cho người học. Đây chính là “nút thắt” mà các cấp chính quyền địa phương cần tháo gỡ.
Định Quán là một huyện miền núi, kinh tế nông nghiệp chủ yếu nhưng cho đến thời điểm hiện tại, qua tìm hiểu tác giả được biết, huyện vẫn chưa xác định được thế mạnh phát triển, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa cụ thể, rõ ràng. Nông dân học nghề nông nghiệp xong, dù sản phẩm làm ra có tăng nhưng thu nhập không tăng bởi họ vẫn đang “tự bơi” trong tình trạng giá cả thị trường trồi sụt thất thường. Sản phẩm không biết bán ở đâu, cho ai bởi những ngành công nghiệp phụ trợ sau sản xuất tại địa phương hầu như không
có. Vì vậy, trước mắt địa phương cần tập trung xây dựng được vùng sản xuất chuyên canh với cây trồng, vật nuôi chủ lực kết hợp với làm tốt việc liên kết với doanh nghiệp giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp thông qua chính sách thuế, phí ưu đãi khuyến khích thu hút doanh nghiệp bên ngoài địa phương tham gia đầu tư, phát triển hoặc phát huy nội lực doanh nghiệp hiện có trên địa bàn huyện.
Thiết nghĩ, với đặc điểm của một huyện miền núi như huyện Định Quán, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ trong khi công nghiệp chưa có điều kiện phát triển. Để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề và đời sống cho người nông dân. Địa phương có thể thực hiện một số mô hình như: Đào tạo nghề, tổ chức việc làm để xây dựng làng nghề mới. Đây là mô hình được áp dụng cho những địa phương thiếu ruộng đất, có nhiều lao động nhưng thiếu việc làm, chính quyền địa phương có nhu cầu quy hoạch hình thành làng nghề mới. Sau khi tốt nghiệp, học viên về địa phương hành nghề dần dần hình thành làng nghề mới. Hoặc đào tạo nghề, tổ chức việc làm kết hợp phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương. Đây là mô hình được áp dụng đối với các nghề đào tạo gắn với nguyên liệu địa phương, giao cho đơn vị có khả năng tổ chức, xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức đào tạo và bao tiêu sản phẩm; học viên là lao động trong vùng quy hoạch trồng nguyên liệu [34], [39].
Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện các mô hình trên, điều quan trọng là có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương với cơ quan nhà nước có chức năng điều phối thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT mà trực tiếp là phòng LĐ-TB&XH huyện; cơ sở nhận nhiệm vụ đào tạo nghề là Trung tâm dạy nghề huyện, doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu hoặc nhận tiêu thụ sản phẩm v.v…
“Nút thắt” phổ biến cản trở cơ hội tìm việc của LĐNT sau học nghề nữa đó là chứng chỉ nghề được cấp không đủ độ tin cậy để giúp người lao động tự tìm được việc làm trong doanh nghiệp, vì vậy mới có tình trạng,
người lao động đến thẳng doanh nghiệp vừa học việc, vừa có lương, vừa có việc làm đảm bảo. Nên với các nghề công nghiệp cần lao động phổ thông đang rất khó thu hút LĐNT trẻ học nghề. Do đó, TTDN huyện có thể phối hợp với chính quyền địa phương tạo dựng mạng lưới kết nối giữa người lao động, cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp nơi sử dụng lao động nhằm đảm bảo người lao động muốn đi học nghề sẽ có đủ thông tin để lựa chọn nghề cũng như cơ sở đào tạo nghề để học và đảm bảo sau khi được đào tạo nghề có thể tiếp cận được ngay với doanh nghiệp, với sản xuất.
LĐNT tham gia học nghề đa số là lao động nghèo nhưng khi học xong thì cơ hội tiếp cận chính sách vay vốn phát triển sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế. TTDN huyện cần phối hợp tốt hơn với chính quyền chức năng huyện, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn theo qui định đến người học có nhu cầu để họ tự tạo việc làm tại nhà sau khi học nghề.
Mục tiêu cuối cùng của người LĐNT là thay đổi cuộc sống theo hướng tốt hơn sau khi có trình độ nên họ đã bỏ thời gian, công sức, thu nhập để tham gia chương trình học nghề. Tuy nhiên, nếu việc tổ chức dạy nghề chỉ chăm chăm chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu báo cáo, không sát với thực tế nhu cầu của người học thì chắc chắn Đề án 1956 sẽ không tránh khỏi tình trạng lãng phí mà không hiệu quả. Học nghề xong, làm nghề cho thu nhập 30 – 50 ngàn đồng/ngày trong khi thời gian ấy đi làm thuê cho mức thu nhập gấp 3 – 5 lần mà không cần học là câu hỏi cũng là vấn đề đặt ra cho Ban chỉ đạo Đề án các cấp hiện nay phải suy nghĩ.
3.2.2 Với chính sách của Đề án 1956
Từ thực tiễn công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 mà tác giải khảo sát tại TTDN huyện Định Quán những năm vừa qua. Tác giải thấy rằng, để dạy cái nông dân cần và phát huy được cái nông dân có hiệu nay đó là phải giải quyết được bài toán mang tầm vĩ mô: đầu ra cho nông phẩm theo hướng công nghiệp và chuyên môn hóa; chấm dứt tình trạng sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ không kết nối được với thông tin thị trường, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp. Bởi thực tế, nông dân cần cù chịu khó, một nắng hai sương và không ngừng học hỏi để tạo ra sản phẩm nông nghiệp tốt hơn với mong muốn nâng cao giá trị sản xuất song nếu cứ để tình trạng một mình nông dân tự làm tự tiêu mà không có một chính sách đột phá cho ngành nông nghiệp hiện nay thì rất khó để có một hiệu quả phát triển như mong muốn. Đặc biệt là khi hiệu quả Đề án được đánh giá bằng tỷ lệ người theo học và có việc làm ổn định, đời sống khấm khá hơn sau khi học nghề.
Với các ngành nghề phi nông nghiệp, việc đánh giá hiệu quả của Đề án nên được thực hiện dựa trên kết quả xây dựng mối liên kết trong đào tạo giữa chính quyền địa phương với đơn vị dạy nghề và doanh nghiệp. Thực hiện được điều này sẽ hạn chế tình trạng dạy nghề tràn lan, thiếu hiệu quả khi không đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Người học nghề cũng yên tâm tham giả bởi khi đã tham gia là được “cấp chứng chỉ” đảm bảo có việc làm sau khi ra trường.
Ngoài ra, một trong những chính sách cần đặc biệt quan tâm đổi mới là chính sách hỗ trợ dạy nghề cho nông dân cần giảm dần tính bình quân hoá kinh phí dạy nghề và thay đổi hình thức hỗ trợ nhằm sử dụng nguồn vốn hỗ trợ một cách hiệu quả. Đối với những ngành, nghề nông nghiệp, thực tế người đi học đa phần là những nông dân đã có kinh nghiệm, tay nghề nên thời gian đào tạo có thể rút ngắn ở 1 số ngành và dành nguồn lực đó cho các ngành cần thời gian đào tạo dài hơi hơn trong lĩnh vực phi nông nghiệp [PVS MS.11].
Kết quả khảo sát thực địa của tác giả còn cho thấy, hiện nay với xu thế CNH-HĐH, lao động nói chung, lực lượng LĐNT tại huyện Định Quán nói riêng đang có nhu cầu khá lớn về việc học nghề vừa để nâng cao tay nghề vừa nhằm thay đổi nghề nghiệp, nâng cao thu nhập. Vấn đề là làm sao để có thể kết nối được nhu cầu về đào tạo nghề này với cung đào tạo nghề hiện có đồng thời cần có các chính sách phù hợp để hỗ trợ cho lao động đến được với các
chương trình dạy nghề. Trên thực tế, mặc dù tại TTDN huyện, các chính sách hỗ trợ vẫn đã và đang được áp dụng tuy nhiên các hỗ trợ này dường như chưa đủ để thu hút người lao động rời bỏ hẳn công việc hàng ngày tham gia học nghề. Do vậy, rất có thể trong thời gian tới các chính sách hỗ trợ cho người lao động tham gia học nghề cần được điều chỉnh kể cả về mặt định mức cũng như hình thức hỗ trợ để đảm bảo các chương trình đào tạo nghề cho người lao động được thực hiện một cách có hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ cho người đi học nghề cần đặc biệt lưu ý đến hai vấn đề định mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ để đảm bảo người đi học có thể học được nghề và sau đó sử dụng được nghề đã học. Vấn đề còn lại là với các hỗ trợ cung đào tạo nghề sẽ đáp ứng mức cầu về đào tạo nghề này như thế nào?
Đào tạo nghề cho LĐNT chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp là một hoạt động cực kì quan trọng phục vụ cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Hình thức đào tạo nghề cho đối tượng này cũng cần được nhanh chóng cải tiến, lấy trọng tâm là các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề đồng thời khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổng công ty và các trường dạy nghề tư thục trong công tác dạy nghề. Ngoài ra, cải tiến chính sách cho vay vốn bao gồm cả vấn đề về thủ tục và định mức cho vay để người dân tham gia học nghề chuyển đổi nghề nghiệp; xây dựng cơ chế kiểm soát nguồn vốn học nghề từ quá trình cho vay đến sử dụng vốn vay.
Theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện Đề án “đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành trong đó thực hiện trách nhiệm chính trong công tác đào tạo nghề là hai ngành: LĐ- TB&XH và Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thế nhưng cơ chế phối hợp trong công tác đào tạo giữa hai ngành dường như vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Trong khi ngành LĐ-TB&XH có hệ thống cơ sở dạy nghề được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Đề án như TTDN huyện như
Định Quán thì lại thiếu giáo viên có kinh nghiệm, kỹ năng nghề vẫn diễn ra phổ biến và là một trong những khó khăn gây cản trở trong công tác đào tạo nghề, nhất là những nghề nông nghiệp thì các Trung tâm khuyến nông thuộc ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (cũng có trách nhiệm tham gia dạy nghề cho LĐNT theo Đề án) lại trong tình trạng ngược lại, có đội ngũ kỹ sư nông nghiệp nhưng không có đầy đủ cơ sở vật chất. Điều này nếu khắc phục kịp thời bằng giải pháp phối hợp sẽ dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên phục vụ dạy nghề chưa kể là tình trạng chồng chéo trong tổ chức dạy nghề cho nông dân theo Đề án.
Ngoài ra, nguyên tắc thực hiện Đề án 1956 của Ban chỉ đạo Trung ương đề ra cho công tác đào tạo nghề trên cả nước trong giai đoạn 2013 – 2015 là địa phương phải phê duyệt quy hoạch sản xuất, quy hoạch nhân lực, làm cơ sở để triển khai; không tổ chức dạy và học khi người lao động không dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học.
Việc quy hoạch này phải được thực hiện từ cấp xã [21]. Thế nhưng từ thực tế kết quả khảo sát đào tạo nghề cho LĐNT tại TTDN huyện Định Quán thời gian qua cho thấy, nguyên tắc này đang rất khó thực hiện mặc dù đây là yếu tố tiên quyết đối với việc nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án 1956 với phương châm “học để có việc làm, học để tăng thu nhập”. Vì vậy, để tránh tình trạng đào tạo theo số lượng, đào tạo lấy thành tích và đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra, Ban chỉ đạo đề án các cấp trong đó có tỉnh Đồng Nai cần rà soát lại việc thực hiện quy trình, phê duyệt danh mục nghề đào tạo theo hướng ít nhưng đảm bảo chất lượng hơn là chạy theo số lượng, chỉ tiêu. Ngoài ra tăng cường công tác tư vấn học nghề theo hướng sâu hơn, trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ cấp xã, ấp, khu phố về chính sách Đề án 1956 cụ thể để giúp người học nắm chắc hơn thông tin lớp học, ngành học nhằm lựa chọn nghề học phù hợp đồng thời chấn chỉnh các lớp dạy nghề nghiêm túc. Ưu tiên tổ chức dạy
nghe cho d6i ttrQ'llg yeu the trong xa hQi nang than nhtr lao dong hQ ngheo, lao dong dan toe thieu s6, lao dong khuyet t, lao dong nfr...