Chương II: Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT tại Trung tâm dạy nghề huyện Định Quán
2.2 Kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT
2.2.1 Hiệu quả đạt được của Đề án 1956 tại TTDN huyện Định Quán
2.2.1.1 Thực hiện các nội dung cơ bản của Đề án
Sau khi Đề án 1956 đưa vào thực hiện cuối năm 2009, theo thống kê của Ban chỉ đạo Đề án 1956 huyện Định Quán, trong giai đoạn 2010-2012, toàn huyện đã đào tạo được 5.261 lao động (với tổng kinh phí trên 11,4 tỷ đồng) trong đó đối tượng 1 tham gia học nghề là 3.594 lao động chiếm tỷ lệ 68 %, đối tượng 3 là 1.667 lao động chiếm tỷ lệ 32% [30].
Nếu tính theo từng năm, thì năm 2010 có số lượng LĐNT của huyện được đào tạo là 527 học viên với các nghề như: chăn nuôi heo, gà, đan lát, may công nghiệp, sửa chữa máy vi tính, sửa chữa ô tô, trong đó nữ chiếm gần 50% (với 301 học viên). Năm 2011, huyện đào tạo được 1.243 học viên với các nghề như chăn nuôi gà, sửa chữa xe gắn máy, cơ khí hàn, xây dựng, đan lát, may công nghiệp, may dân dụng, tin học văn phòng, chăn nuôi thú y. Và năm 2012 là 3.491 học viên với các nghề như: chăn nuôi gà, heo, đan lát, may công nghiệp, sửa chửa máy vi tính, tiện, nấu ăn, trồng nấm. Qua đó cho thấy, số lượng LĐNT của huyện tham gia học nghề theo Đề án 1956 tăng lên qua từng năm.
Trong tổng số 5.261 LĐNT được đào tạo trong 3 năm của toàn huyện, TTDN huyện Định Quán đã tham gia đào tạo 4.863 lao động (chiếm tỷ lệ 92,4% tổng số lao động đào tạo), còn lại là lao động theo học các hình thức liên kết với các đơn vị dạy nghề khác có cơ sở đặt trên địa bàn huyện. Ngoài ra, trong 5.261 LĐNT được đào tạo thì có 2.866 LĐNT học nghề phi nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 55%) và học nghề nông nghiệp là 2.395 lao động (chiếm
tỷ lệ 45%). Kết quả đào tạo này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của tỉnh Đồng Nai về tỷ lệ đào tạo nghề theo Đề án 1956. Đồng thời so với TTDN các huyện và thị xã khác trong tỉnh Đồng Nai, TTDN Định Quán là đơn vị có số lao động được đào tạo nghề theo Đề án 1956 lớn nhất.
Về hình thức đào tạo, kết quả điều tra ở TTDN huyện Định Quán của tác giả cho thấy, chủ yếu LĐNT tham gia học nghề theo hình thức dạy nghề thường xuyên với thời gian dưới 3 tháng. Theo đánh giá của người nông dân đã tham gia học nghề, thời gian dạy nghề như vậy là hoàn toàn phù hợp, không quá dài cũng không quá ngắn. “Chương trình đào tạo kéo dài trong 3 tháng dành cho nông dân như chúng tôi ở vùng sâu vùng xa là rất phù hợp.
Thời gian đó vừa đủ để chúng tôi nhận thức được kiến thức khi áp dụng vào thực tiễn quy trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Vì căn bản chúng tôi là dân ở trong rẫy đã chăn nuôi và trồng trọt từ trước rồi nên đã có đôi chút kinh nghiệm. Khi được học nâng cao trình độ lên thì việc nắm bắt kiến thức dễ hơn, nhanh hơn”, (PVS MS.03). Ngoài ra, theo những học viên đã học nghề xong thì “3 tháng học nghề với nông dân như chúng tôi là quá phù hợp vì thực tế học 3 tháng mới đủ thời gian để theo dõi, trải nghiệm và kiểm nghiệm những kiến thức đã học về cách chăm sóc gà, bệnh tật, cách điều trị bệnh...
Còn nếu học nhanh quá thì chúng tôi chỉ học theo kiểu nghe vẹt thôi, về không thể làm được”, (PVS MS.06). Và họ lí giải rằng: “Phải kéo dài như vậy thì lớp nuôi gà, hay trồng lúa người học mới có kinh nghiệm học hỏi được từ việc thực hành, trải nghiệm thực tế. Nếu học thời gian ngắn chỉ có lý thuyết mà không có thực hành thì cũng không hiệu quả, tri thức học xong cũng trôi mất”, (PVS MS.07).
2.2.1.1.2 Đối tượng tham gia học nghề
Quan điểm cơ bản của Đề án 1956 là “Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà
nước tăng cường đầu tư và có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác”… Tại Đồng Nai, Quyết định số 2577 của tỉnh đã ghi rõ, đối tượng tham gia học nghề theo qui định của Đề án 1956 là LĐNT trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. LĐNT tham gia học nghề được chia thành 3 nhóm. Cụ thể, nhóm 1: LĐNT thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo (theo chuẩn của tỉnh Đồng Nai), người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. Nhóm 2 gồm LĐNT thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (theo chuẩn của tỉnh). Nhóm 3 là LĐNT khác tức là LĐNT trong độ tuổi lao động đang sinh sống tại nông thôn nhưng không thuộc các nhóm trên. Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi:
người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác, lao động bị mất việc làm trong các doanh nghiệp.
Bảng 2.3: Đối tượng ưu tiên tham gia học nghề tại TTDN huyện Định Quán
Đối tượng LĐNT ưu tiên học nghề Số lượng
(người) Tỷ lệ (%)
Dân tộc thiểu số 38 66,7
Lao động nghèo 17 29,8
Gia đình có công với cách mạng 2 3,5
Tổng 57 100
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế luận văn, tháng 7 năm 2013
Kết quả điều tra tại TTDN huyện Định Quán của tác giả cho, chiếm 52,5% lao động tham gia học nghề trong thời gian qua là đối tượng không thuộc diện ưu tiên, tức là nhóm đối tượng 3, còn lại 47,5% đối tượng thuộc diện ưu tiên khi tham gia học nghề. Trong số LĐNT thuộc diện ưu tiên của
Đề án học nghề tại TTDN huyện, bảng 2.3 cho thấy: đối tượng là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 66,7%, sau đó là lao động thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh chiếm 29,8% và lao động thuộc đối tượng gia đình có công với cách mạng khá khiêm tốn 3,5%.
Biểu đồ 2.1: Thành phần dân tộc của LĐNT tham gia học nghề tại TTDN huyện Định Quán
5.8%
17.5%
8.3%
Kinh Hoa Chơ ro Châu mạ
68.4%
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của luận văn, tháng 7 năm 2013
Ngoài ra, là địa bàn có nhiều thành phần dân tộc ít người sinh sống, bên cạnh lực lượng LĐNT học nghề là người Kinh, TTDN huyện cũng đã thu hút khá đông lực lượng lao động các dân tộc tham gia học nghề nâng cao trình độ.
Trong đó có người Chơ Ro (chiếm tỷ lệ 17,5), Châu Mạ (chiếm tỷ lệ 5,8%), Hoa (chiếm 8,3% LĐNT theo học nghề). Đây có thể xem là thành công nữa của TTDN huyện trong công tác tuyển sinh, tư vấn, thu hút người lao động tham gia học nghề so với nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Nai hiện nay.
2.2.1.1.3 Trình độ LĐNT tham gia học nghề
Cùng với số lượng ngành nghề đào tạo, tuổi và trình độ của người học nghề cũng là vấn đề được tác giả quan tâm. Kết quả điều tra tại bảng 2.4 thấy rằng, với những đối tượng đã tham gia học nghề theo Đề án từ năm 2012 trở về trước, độ tuổi từ 40-60 chiếm tỷ lệ lớn với 53,9% tổng số LĐNT tham gia
học nghề; còn độ tuổi 18 – 40 tuổi lại chiếm ít hơn với 38,5%; thậm chí lao động trên 60 tuổi vẫn tham gia học nghề, chiếm 7,7%.
Bảng 2.4: Độ tuổi người LĐNT tham gia học nghề 2.4.1 Đối tượng đã học xong
Độ tuổi người học Số lượng Tỷ lệ (%)
18-30 tuổi 17 26,2
30-40 tuổi 8 12,3
40-50 tuổi 20 30,8
50-60 tuổi 15 23,1
trên 60 tuổi 5 7,7
Tổng 65 100.0
2.4.2 Đối tượng đang học
Độ tuổi người học Số lượng Tỷ lệ (%)
18-30 tuổi 26 47,3
30-40 tuổi 15 27,3
40-50 tuổi 8 14,5
50-60 tuổi 5 9,1
trên 60 tuổi 1 1,8
Tổng 55 100.0
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của luận văn, tháng 7 năm 2013
Tuy nhiên, ngược lại đối tượng đã học xong, với đối tượng đang học, tuổi học nghề có xu hướng trẻ hóa, thể hiện ở tỷ lệ lao động học nghề trong độ tuổi từ 18-40 tuổi tăng lên 74,6%; độ tuổi từ 40 tuổi trở lên giảm xuống còn 25,4%. Ngoài ra, kết quả khảo sát tại TTDN huyện Định Quán, tỷ lệ nữ tham gia học nghề đông hơn so với nam giới. Điều này có liên quan đến ngành nghề đào tạo.
Về trình độ, trình độ LĐNT tham gia học nghề tại TTDN huyện không đồng đều. Trong tổng số LĐNT học nghề được điều tra, lao động có trình độ THCS chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 40,9%, đứng thứ hai là lao động có trình độ tiểu học với 26%, lao động có trình độ THPT xếp thứ 3 chiếm tỷ lệ 25%;
ngoài ra đối tượng LĐNT không biết chữ, chiếm tỷ lệ 8,1%. Đối tượng LĐNT
không biết chữ chủ yếu tập trung trong nhóm lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại 3 địa bàn điều tra gồm: dân tộc Chơ ro, Châu mạ, Hoa.
Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của LĐNT tham gia học nghề tại TTDN huyện Định Quán
25%
8.1%
26% không biết chữ Tiểu học THCS THPT
40.9
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế luận văn, tháng 7 năm 2013
Trình độ và độ tuổi người lao động học nghề phản ánh rõ nét đặc điểm lao động các vùng nông thôn Việt Nam, trong đó có LĐNT tại huyện Định Quán. Và đây cũng là đặc điểm hoàn toàn bình thường với lực lượng lao động của một địa phương miền núi, có nền kinh tế nông nghiệp với các ngành nghề sản xuất nông nghiệp truyền thống là chăn nuôi và trồng trọt.
2.2.1.1.4 Số lượng ngành nghề đào tạo
Không chỉ thu hút lực lượng đông đảo LĐNT trên địa bàn huyện tham gia học nghề, số lượng ngành nghề đào tạo cho LĐNT của TTDN huyện cũng được xây dựng hết sức đa dạng, dựa trên chương trình chuẩn của các bộ, ngành và tỉnh Đồng Nai đã ban hành. Cụ thể, để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án 1956, các bộ, ngành đã ban hành một số chương trình chuẩn. Trong đó riêng Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành 55 chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, 40 danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp. Ngoài ra có 70 chương trình dạy nghề ngắn hạn được xây dựng từ các dự án ODA. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã
ban hành 71 chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Xác định danh mục 1.382 nghề đào tạo trong đó 794 nghề ở trình độ sơ cấp và 588 nghề đào tạo dưới 3 tháng. Các cơ sở dạy nghề đã xây dựng 170 chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng [22, tr.100].
Ngoài ra, tại tỉnh Đồng Nai, với mục tiêu hướng đến tỷ lệ lao động học nghề nông nghiệp là 37% và nghề phi nông nghiệp là 63% để đáp ứng yêu cầu phát triển của một tỉnh công nghiệp theo Quyết định 2577/QĐ-UBND ngày 29/9/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai. Ban chỉ đạo Đề án 1956 của tỉnh đã qui định rõ số lượng nhóm ngành nghề được đào tạo. Theo đó có khoảng trên 20 nhóm ngành nghề ở cả hai lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp tập trung ở nhóm trồng trọt (các loại cây), chăn nuôi, nuôi trồng – chế biến nông, lâm, thủy sản, quản lý trang trại…; lĩnh vực phi nông nghiệp là các ngành: sửa chữa máy nông nghiệp, uốn tóc, trang điểm, may công nghiệp, hàn công nghiệp, đan lát thủ công, điện tử, tin học….
Trong thời gian đầu thực hiện đào tạo nghề theo nội dung Đề án 1956, được biết TTDN huyện đã tổ chức đào tạo tất cả những ngành, nghề có trong danh mục theo quy định nếu người lao động có nhu cầu đăng ký tham gia học nghề. Tuy nhiên, tại thời điểm tác giả điều tra thì số lượng ngành nghề mà LĐNT trên địa bàn huyện Định Quán học nghề ở TTDN huyện chủ yếu tập trung ở khoảng 6 nhóm nghề gồm: nhóm nghề nông nghiệp (chăn nuôi gà, trồng lúa, làm mồi câu), và nhóm nghề phi nông nghiệp (đan lát, may công nghiệp, xây dựng dân dụng, vi tính văn phòng, hàn). Điều này thể hiện trong bảng 2.5:
Bảng 2.5: Những ngành, nghề LĐNT đang học tại TTDN huyện Định Quán
Nghề đang đào tạo tại TTDN huyện Số lượng học viên
học nghề (người) Tỷ lệ (%)
Chăn nuôi gà 27 49,1
Làm mồi câu 4 7,3
Đan lát 2 3,6
May công nghiệp 12 21,8
Vi tính văn phòng 5 9,1
Hàn 5 9,1
Tổng 55 100.0
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của luận văn, tháng 7 năm 2013
Quan sát bảng 2.5, trong hai lĩnh vực đào tạo nông nghiệp và phi nông nghiệp, số lượng nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm ưu thế với 4/6 nhóm nghề đào tạo. Nhưng nếu xét theo tỷ lệ LĐNT của huyện đang tham gia theo học thì ngành nông nghiệp lại có số lượng người học chiếm tỷ trọng cao hơn. Tỷ lệ người học nghề nhiều nhất là các lớp chăn nuôi gà, riêng nghề này chiếm tới 49,1% tổng số LĐNT theo học. Các ngành phi nông nghiệp, LĐNT chủ yếu học các là nghề đan lát, chiếm 3,6%; may công nghiệp, chiếm 21,8%; còn lại là vi tính văn phòng và hàn công nghiệp....
Tỷ lệ tham gia học nghề ở các ngành hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của một huyện miền núi có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu và gần đây mới có một vài cụm công nghiệp đi vào hoạt động (số lượng doanh nghiệp còn hạn chế) như Định Quán. Không chỉ vậy, số lượng ngành nghề đào tạo ở TTDN huyện thu hút người học đang có xu hướng thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau, sẽ được phân tích và đánh giá sâu hơn trong phần sau.
2.2.1.1.5 Chương trình, giáo trình đào tạo
Bên cạnh việc đa dạng hóa số lượng ngành nghề đào tạo, nỗ lực đáng ghi nhận của TTDN huyện Định Quán trong quá trình thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 là xây dựng nội dung, chương trình học nghề phù hợp với từng đối tượng người nông dân cũng hết sức được chú trọng. Nội dung, chương trình dạy nghề đã được TTDN huyện sửa đổi, xây dựng hết sức
mềm dẻo phù hợp với trình độ nhận thức của người học đa số là nông dân.
Nhất là các nghề trồng trọt, chăn nuôi. Việc giảng dạy lý thuyết đã gắn chặt với thực hành. Lớp học được bố trí linh hoạt ngay tại nhà người dân. Người học sau khi học lý thuyết đã được thực hành trên sản phẩm thực tế tại chuồng trại, đồng ruộng.
Đại diện lãnh đạo TTDN huyện cho biết, để thu hút người học nghề, chương trình dạy nghề, giáo viên dạy nghề được TTDN đưa xuống giảng dạy trực tiếp tại các thôn, ấp. Sau khi tiến hành khảo sát nhu cầu người học, Trung tâm sẽ phối hợp với cán bộ thôn, ấp mở lớp dạy nghề và giáo viên xuống trực tiếp giảng dạy tại từng ấp, đồng thời bố trí thời gian học phù hợp. Nhất là các lớp thuộc ngành nông nghiệp vì đa số người học là nông dân, họ không đủ thời gian để theo học khi mở lớp tại TTDN huyện, phải đi xa. Kết quả khảo sát trong bảng 2.6 và 2.7 về những khó khăn mà người học gặp phải khi tham gia học các lớp nghề do TTDN huyện tổ chức của tác giả cho thấy, có 79,2%
LĐNT tham gia học nghề cho biết họ không hề gặp cản trở hay khó khăn nào.
Những khó khăn phổ biến mà LĐNT trong quá trình học nghề gặp phải là do xuất phát từ điều kiện cá nhân như: không thu xếp được thời gian vì con nhỏ, nhà xa không có phương tiện đi lại (với các ngành phi nông nghiệp không thể tổ chức tại ấp, thôn như dạy nghề vi tính, hàn), sức khỏe yếu. Còn lại hầu như, LĐNT hoàn toàn không gặp phải những khó khăn liên quan đến việc tiếp cận thông tin hoặc do thủ tục học nghề rườm rà.
Bảng 2.6: LĐNT gặp khó khăn khi học nghề
Số lượng học viên (người) Tỷ lệ (%)
có 25 20,8
Không 95 79,2
Tổng 120 10,.0
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế luận văn, tháng 7 năm 2013
Bảng 2.7: Những khó khăn thường gặp của LĐNT học nghề Khó khăn thường gặp khi đi học Số lượng học
viên (Người) Tỷ lệ (%)
Không có thông tin đầy đủ về đề
án 0 .0%
Thủ tục rườm rà, xét duyệt lâu 0 .0%
Không thu xếp được thời gian
(con nhỏ, đường xa) 11 44,0%
Không có phương tiện đi lại 7 28,0%
Sức khỏe yếu 6 24,0%
Khó khăn khác 1 4,0%
Tổng 25 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế luận văn, tháng 7 năm 2013
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của thời gian, nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, cách giảng dạy, truyền đạt của giáo viên dạy nghề tại TTDN huyện được người học đánh giá khá cao. Hầu hết người học đều cho rằng, dù thời gian tổ chức học kéo dài 3 tháng nhưng được bố trí linh động với điều kiện của người nông dân, tùy từng ngành nghề học là hoàn toàn phù hợp. Theo tìm hiểu của tác giả luận văn thì được biết, đối với các lớp nghề nông nghiệp như: nuôi gà, nuôi heo, trồng lúa, làm mồi câu…
lớp học được TTDN huyện tổ chức vào thời gian từ 4h30- 6h30 buổi tối khi người nông dân đã nghỉ công việc đồng áng, vườn rẫy; còn đối với các lớp phi nông nghiệp thì tùy đối tượng học, ví dụ như lớp vi tính được duy trì vào ban đêm từ 6h – 8h tối, đan lát và may công nghiệp kết hợp với doanh nghiệp vừa học vừa làm ban ngày…
Riêng với nội dung chương trình và giáo trình đào tạo nghề của TTDN huyện, được LĐNT tham gia học nghề đánh giá khá cao về mức độ phù hợp, thể hiện ở kết quả khảo sát: với 66,7% ý kiến đánh giá cho rằng chương trình, nội dung và giáo trình đào tạo là hoàn toàn phù hợp với họ, thậm chí có tới 33,5% ý kiến cho rằng chương trình, giáo trình có nội dung xây dựng rất phù hợp, chỉ có một lượng ý kiến rất nhỏ 0,8% cho rằng chương trình, giáo trình dạy học của trung tâm là không phù hợp với người học. Ngoài ra, hầu như