Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển mảng xanh trong khu nhà ở tại thành phố hồ chí minh (trường hợp điển cứu tại phường 13 quận gò vấp) (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số khái niệm

Có rất nhiều khái niệm tương tự với tên gọi “Mảng xanh đô thị” như: “Cây xanh đô thị”, “Không gian xanh đô thị”... Các khái niệm này cùng chỉ các đối tượng tương tự nhau, chỉ khác nhau về cách lựa chọn tên gọi của mỗi tác giả khi thực hiện nghiên cứu.

Theo Nhóm nghiên cứu Cơ sở hạ tầng xanh tại đại học Melbourne (2013):

“Không gian xanh đô thị là không gian công cộng và tư nhân mở tại khu vực đô thị, chủ yếu bao phủ bởi thảm thực vật, trong đó có trực tiếp (ví dụ như giải trí tích cực hoặc thụ động) hay gián tiếp (ví dụ như ảnh hưởng tích cực đối với môi trường đô thị) có sẵn cho người sử dụng”.

Theo Kabisch và Haase (2012): “Không gian xanh đô thị được định nghĩa như bất kì loài thực vật nào được tìm thấy trong môi trường đô thị, bao gồm cả công viên, không gian mở, vườn nhà dân hoặc cây xanh đường phố” (trích dẫn bởi Andrew Taylor, 2013).

Theo Nghị định 64 của Chính phủ năm 2010 – Về Quản lý cây xanh đô thị:

“Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị”. Trong đó:

Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.

Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.

Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là các loại cây trong vườn ươm hoặc phục vụ nghiên cứu”.

Theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01 của Bộ Xây dựng năm 2008:

“Cây xanh đô thị có 3 nhóm chính:

Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo... bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong các khuôn viên các công trình này và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích luyện tập TDTT, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn...). Đối với các diện tích mặt nước không thường xuyên có nước, cần phải có các giải pháp quy họach đảm bảo cảnh quan môi trường khi không có nước.

Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ). Tất cả các tuyến đường cấp phân khu vực trở lên đều phải trồng cây xanh đường phố.

Cây xanh chuyên dụng (cách ly, phòng hộ, vườn ươm, nghiên cứu thực vật học, vườn ươm...)”.

Ở đề tài nghiên cứu này, tên gọi Mảng xanh đô thị được định nghĩa như sau: “Mảng xanh đô thị bao gồm tất cả các thành phần cây xanh công cộng hay tư nhân tồn tại trong khu vực đô thị”.

1.1.2. Khu nhà

Trong nghiên cứu này, khái niệm “Khu nhà ở” của tác giả tương đương với khái niệm “Nhóm nhà ở” quy định trong Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01 của Bộ Xây dựng năm 2008.

(Nguồn: Lê Thị Thủy Linh, 2013) Hình 1.1: Mô hình khu đô thị

Nhóm nhà ở: được giới hạn bởi các đường cấp phân khu vực trở lên. Cụ thế tại bảng sau:

Bảng 1.1: Quy định về các loại đường trong đô thị

Cấp

đường Loại đường

Tốc độ thiết kế (km/h)

Bề rộng 1

làn xe (m)

Bề rộng của đường

(m)

Khoảng cách hai đường (m)

Mật độ đường km/km2

Cấp đô thị(**)

1.Đường cao tốc đô thị

4.8008.00 0

0,40,25

- Cấp 100 100 3,75 27110 -

- Cấp 80 80 3,75 2790 -

2. Đường trục chính đô thị

80100 3,75 3080 (*) 24004000 0,830,5 3. Đường chính

đô thị

80100 3,75 3070 (*) 12002000 1,51,0 4. Đường liên

khu vực

6080 3,75 3050 6001000 3,32,0

Cấp khu vực

5. Đường chính khu vực

5060 3,5 2235 300500 6,54,0

6. Đường khu vực

4050 3,5 1625 250300 8,06,5

Cấp nội bộ

7.Đường phân khu vực

40 3,5 1320 150250 13,310

8. Đường nhóm nhà ở, vào nhà

2030 3,0 715 - -

9.Đường đi xe đạp

Đường đi bộ

1,5 0,75

3,0 1,5

- -

(Nguồn: Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01 của Bộ Xây dựng năm 2008) [Ghi chú:

(*) Phụ thuộc quy mô, hình dáng đô thị và nhu cầu giao thông

(**) Bề rộng cần tăng lên theo tính toán cụ thể khi trên tuyến bố trí đường sắt đô thị và tuyến ôtô buýt tốc hành.]

Trong đó:

Nhóm nhà ở chung cư bao gồm: diện tích chiếm đất của bản thân các khối nhà chung cư, diện tích sân đường và sân chơi nội bộ nhóm nhà ở, bãi đỗ xe nội bộ và sân vườn trong nhóm nhà ở.

Nhóm nhà ở liên kế, nhà ở riêng lẻ bao gồm: diện tích các lô đất xây dựng nhà ở của các hộ gia đình (đất ở), diện tích đường nhóm nhà ở (đường giao thông chung dẫn đến các lô đất của các hộ gia đình), diện tích vườn hoa, sân chơi nội bộ nhóm nhà ở.

Trong các sân chơi nội bộ được phép bố trí các công trình sinh hoạt văn hóa cộng đồng với quy mô phù hợp với nhu cầu của cộng đồng trong phạm vi phục vụ.

1.1.3. Mảng xanh trong khu nhà

Từ khái niệm “Mảng xanh đô thị” và “Khu nhà ở” ta có thể đưa ra khái niệm về “Mảng xanh trong khu nhà ở”. Mảng xanh trong khu nhà ở bao gồm:

Thứ nhất là loại mảng xanh công cộng trong nội bộ khu nhà ở - các công trình cây xanh, sân chơi, vườn hoa, vườn dạo, sân bãi thể dục thể thao phục vụ hàng ngày (nếu có).

Thứ 2 là loại mảng xanh sử dụng hạn chế trong khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong khu nhà ở.

Theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01 của Bộ Xây dựng năm 2008 thì đối với những khu có qui hoạch chi tiết 1/500 mới bắt buộc có mảng xanh và đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m2/người, trong đó đất cây xanh trong khu nhà ở tối thiểu phải đạt 1m2/người.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển mảng xanh trong khu nhà ở tại thành phố hồ chí minh (trường hợp điển cứu tại phường 13 quận gò vấp) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)