CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MẢNG XANH VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN CÙNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN MẢNG XANH
2.3. Nhận thức của người dân cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương về việc phát triển mảng xanh trong khu nhà ở tại phường 13
2.3.1. Nhận thức của người dân
2.3.1.1. Sự hiểu biết về lợi ích mà cây xanh mang lại
Hầu hết người dân đều nhận biết được và tin vào những lợi ích cơ bản mà cây xanh mang lại. Tuy nhiên, đó chỉ gồm những lợi ích về khía cạnh môi trường và thẩm mỹ mà họ nhìn thấy, cảm thấy hoặc đo đếm được, trong khi lợi ích mà cây xanh mạng lại còn nhiều về các khía cạnh khác (kinh tế, an sinh xã hội, sức khoẻ và tinh thần...) và đa số là không đo đếm được hoặc nếu đã được chứng minh thì thông tin này cũng chưa đến được với người dân một cách sâu rộng.
“Ở cái địa bàn phường 13 này thì chủ yếu là người ta trồng những cái loại cây cảnh ấy, cây hoa, cây có hoa, có hương thơm ấy, rất ít cây ăn trái và cây phát triển lớn vì đất đô thị không có đất để trồng trọt, chủ yếu trồng trước cửa nhà. Về cái chất lượng cây ấy thì đa số do người dân tự mua, tự trồng vào trong các cái chậu ấy”.
(Chú Hậu, 56 tuổi, cán bộ Hội Cựu chiến binh)
Trong số 12 lợi ích cơ bản của cây xanh đô thị mà tác giả đưa vào bảng hỏi để khảo sát ý kiến của người dân thì: “hạ nhiệt” có tần số lựa chọn cao nhất (chiếm 19.57%); đứng ở vị trí tiếp theo là “cung cấp oxy” và “góp phần tăng kiến trúc mỹ quan cho ngôi nhà và đô thị” với tần số lựa chọn ngang nhau (chiếm 18.72%); tiếp đến là “cho hương, hoa, trái” (chiếm 14.89%); sau đó là “tăng độ ẩm” (chiếm 9.36%); “ngăn và lọc bụi” (chiếm 5.95%); “góp phần bảo tồn và tăng đa dạng sinh học cho khu vực” (chiếm 4.6%); các lựa chọn còn lại như “tạo gió cục bộ”, “giảm tiếng ồn”, “cản gió bão”, “giảm bệnh tật” chiếm tần số lựa chọn thấp; riêng lợi ích
“diệt vi khuẩn” không có lựa chọn nào.
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012) Hình 2.7: Lựa chọn về lợi ích mà cây xanh đô thị mang lại
2.3.1.2. Mức quan tâm tới sự cần thiết của cây xanh
Trong số 72 đối tượng điều tra bảng hỏi, có đến 63 đối tượng trả lời rằng việc trồng cây xanh trong khu đất của gia đình là cần thiết (chiếm 87.5%), số đối tượng trả lời là không cần thiết là 9 (chiếm 12.5%). Như vậy, số đối tượng trả lời là có chiếm tỉ lệ áp đảo so với số đối tượng trả lời là không.
Bảng 2.6: Ý kiến của dân số nghiên cứu đối với việc trồng cây xanh trong khu đất của gia đình
Ý kiến người dân Số lượng %
Có cần thiết 63 87.5
Không cần thiết 9 12
Tổng cộng 72 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012) Qua đó ta thấy, người dân rất quan tâm và có nhu cầu về cây xanh trong cuộc sống hàng ngày, đúng như cán bộ địa phương đã nhận định.
Hộp 2.3: Sự quan tâm và nhu cầu về cây xanh của người dân trên địa bàn
Sự quan tâm, ưa thích và xem sự hiện diện của cây xanh là cần thiết được người dân giải thích với những lý do gần như tương tự với những lợi ích mà cây xanh mang lại đồng thời cũng thêm một vài lý do khác. Cụ thể được trình bày ở bảng sau:
“Cái cây xanh là ai người ta cũng thích hết. Ai cũng thích vì cái cây xanh nó làm cho con người mình nhìn lên cảm thấy nó rất là thoải mái, rồi có nắng gắt đi chăng nữa thì có cây xanh nó cũng đỡ nắng. Rồi người dân, cái mảng cây xanh người ta thích chứ. Có cây nó mát và đa số chị thấy người dân người ta thích hơn”.
(Chị Thu, 50 tuổi, cán bộ Hội Phụ nữ)
Bảng 2.7: Lý do dân số nghiên cứu thấy trồng cây xanh trong khu đất của gia đình là cần thiết
Lý do thấy trồng cây xanh là cần thiết Tần số xuất hiện %
Vì làm không khí mát và trong lành hơn 35 32.4
Vì tạo mỹ quan cho ngôi nhà 26 24.07
Vì tốt cho sức khoẻ 13 12.03
Vì hạ nhiệt 10 9.25
Vì cung cấp oxy 9 8.33
Vì cho hương, hoa, trái 5 4.62
Vì bảo vệ môi trường 4 3.7
Vì thấy được giải trí khi trồng và chăm sóc cây 3 2.77
Vì tạo phong thuỷ 2 1.85
Vì ngăn bụi 1 0.92
Tổng 108 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012) Sự cần thiết của cây xanh đối với người dân cũng được xem như là động lực để họ trồng cây xanh. Trong số 63 đối tượng nói trồng cây xanh là cần thiết, khi được hỏi là nên trồng mật độ cây là nhiều hay ít thì: 23.8 % có câu trả lời là nhiều, 44.4% có câu trả lời là ít, 31.7% số câu trả lời còn lại là khác – trồng vừa đủ.
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012) Hình 2.8: Ý kiến của dân số nghiên cứu về mật độ cây xanh nên trồng trong
khu đất của gia đình
Qua đây ta thấy, mặc dù người dân xem việc trồng cây xanh trong khu đất của gia đình là cần thiết nhưng phần đông lại cho rằng chỉ nên trồng cây với mật độ ít. Lý do chiếm đa số họ nêu ra cho câu trả lời “trồng ít” này là “vì diện tích đất của gia đình nhỏ hẹp nên không có điều kiện để trồng nhiều cây xanh”.
2.3.1.3. Những khó khăn gặp phải khi trồng cây xanh
Phần nhiều người dân nói rằng không gặp khó khăn gì khi trồng cây xanh (chiếm 70.8%), số còn lại là có gặp khó khăn (chiếm 29.2%). Những đối tượng gặp khó khăn khi trồng cây nêu ra nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chiếm tỉ lệ % cao nhất (55.55%) là “khu đất của gia đình chật hẹp nên không có nhiều diện tích để trồng cây”; đứng thứ hai là “không có nhiều thời gian để chăm sóc cây” (chiếm 18.51%); tiếp đến là “cây có côn trùng (sâu, muỗi...) làm ảnh hưởng đến sức khoẻ (chiếm 11.11%); sau nữa là “cây vướng vào dây điện gây nguy hiểm” (chiếm 7.4%); cuối cùng là 2 nguyên nhân “bị trộm mất cây” và “bị trẻ trong khu nghịch phá cây” có tỉ lệ bằng nhau (3.7%).
Bảng 2.8: Khó khăn người dân gặp phải khi trồng cây xanh
Khó khăn gặp phải khi trồng cây xanh Tần số xuất hiện % Khu đất của gia đình chật hẹp nên không có nhiều
diện tích để trồng cây 15 55.55
Không có nhiều thời gian để chăm sóc cây 5 18.51
Cây có côn trùng (sâu, muỗi...) làm ảnh hưởng đến
sức khoẻ 3 11.11
Cây vướng vào dây điện gây nguy hiểm 2 7.4
Bị trộm mất cây 1 3.7
Bị trẻ trong khu nghịch phá cây 1 3.7
Tổng 27 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012) Như vậy, mặc dù người dân có gặp khó khăn khi trồng cây xanh nhưng chỉ chiếm số lượng nhỏ trong tổng số và những khó khăn này đều có thể được khắc phục.
2.3.1.4. Nhận định về các giải pháp đề xuất để phát triển mảng xanh
Đối với nhu cầu gia tăng mảng xanh chung cho toàn khu nhà ở, ý kiến của người dân được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.9:Những biện pháp giúp tăng cường mảng xanh chung cho khu nhà ở
Biện pháp Tần số xuất hiện %
Mỗi gia đình trong khu nhà ở tự gia tăng mảng xanh
trong khuôn viên khu đất của mình 44 45.36
Dành ra một số diện tích đất trống trong khu nhà ở để
trồng những vườn cây, vườn hoa nhỏ 26 26.8
Mở rộng đường đi vào khu nhà ở để có diện tích trồng
cây hai bên đường 15 15.46
Xây dựng khu vui chơi trong khu nhà ở và phối hợp
trồng cây xanh trong đó 10 10.3
Khác 2 2.06
Tổng 97 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012) Bảng trên cho thấy, giải pháp khả thi nhất mà người dân lựa chọn là “mỗi gia đình tự gia tăng mảng xanh trong khuôn viên khu đất của mình” (chiếm 45.36%). So với các giải pháp khác thì đây là giải pháp có thể nói là “nằm trong tầm tay” của mỗi người dân. Có 2 giải pháp chiếm tỉ lệ thấp nhất – Khác (2.06%) được người dân đưa ra là “Tuỳ nhà nước” và “Quy hoạch lại khu dân cư”.
Đối với việc gia tăng mảng xanh trong mỗi hộ gia đình, giải pháp khả thi nhất được người dân lựa chọn là “trồng cây xanh trong các khu vực đất trống trước nhà, sau nhà, bên hông nhà” (chiếm 33.33%), đứng thứ hai là giải pháp “trồng cây xanh trên ban công” (chiếm 26.14%), tiếp đó là “trồng giàn dây leo, giỏ cây treo tại các khu vực có khoảng không trống” (chiếm 23.52%), sau đó đến giải pháp “trồng cây xanh trên sân thượng”, sau cùng là 2 giải pháp “trồng cây xanh trên mái nhà” và
“trồng cây xanh bám trên các khu vực tường nhà” có tỉ lệ ngang nhau (chiếm 1.3%).
Theo tỉ lệ này ta thấy, người dân hầu như quen thuộc và đánh giá cao các mô hình
trồng cây theo kiểu truyền thống. Với các mô hình mới hơn, người dân chưa thực sự hiểu rõ nên mức độ tin tưởng còn chưa cao.
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012) Hình 2.9: Những biện pháp nhằm tăng cường mảng xanh trong mỗi hộ gia
đình