Khái quát tình hình kinh tế đối ngoại của tỉnh Bình Dương trước năm 1997

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại (1997 2012) (Trang 33 - 36)

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG

1.3. Đặc điểm kinh tế của tỉnh Bình Dương

1.3.3. Khái quát tình hình kinh tế đối ngoại của tỉnh Bình Dương trước năm 1997

Kinh tế đối ngoại của tỉnh Bình Dương trước khi tái lập tỉnh (lúc này là tỉnh Sông Bé), chưa phát triển:

Giai đoạn trước đổi mi: Theo tình hình chung của đất nước, thời kỳ này thực hiện nền kinh tế theo cơ chế, kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Giai đoạn này, Việt Nam chỉ giao lưu, quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là chú trọng quan hệ kinh tế với Liên xô. Trong giai đoạn này, lĩnh vực thương mại quốc tế (chủ yếu là xuất khẩu) đạt được một số kết quả như: “giá trị xuất khẩu năm

1976 đạt 0,785 triệu đồng, đến năm 1978 đạt 7,269 triệu đồng, đến năm 1980 đạt 7,480 triệu đồng” [2, tr. 100].

Nội dung đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ II (12/1979) và lần thứ III (4/1983), đều đề cập đến lĩnh vực xuất – nhập khẩu: phương hướng đi lên của tỉnh Sông Bé là xây dựng một tỉnh công – nông – lâm nghiệp toàn diện, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, công tác xuất, nhập khẩu được quan tâm nên đã đạt được nhiều tiến bộ: kim ngạch xuất khẩu năm 1985 đạt 5 – 7 triệu rúp tăng gần 17 lần so với năm 1981; từ năm 1984, các huyện đã hăng hái tham gia xuất, nhập khẩu” [2, tr. 186].

Giai đoạn t năm 1986 đến năm 1996: Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế đối ngoại của tỉnh Sông Bé bắt đầu có sự chuyển biến. Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (11/1986) đã nêu: gắn sản xuất với chế biến nhằm giải quyết một cách hợp lý yêu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu. Không chỉ quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa mà phải mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên thế giới.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) về chương trình hàng xuất khẩu, Đảng bộ tỉnh Sông Bé đẩy mạnh lãnh đạo phát triển lĩnh vực hàng xuất khẩu với chủ trương: Là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với mục tiêu kinh tế trong 5 năm (1986 – 1990); đồng thời, cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp. Vì thế, hoạt động kinh tế đối ngoại đạt được một số kết quả trong việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, đã có 7 đơn vị được cấp giấy phép theo luật đầu tư với vốn pháp định là 9 triệu 49 ngàn USD…, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (1986 – 1990) đạt 29,14 triệu USD, nhập khẩu đạt 23,518 triệu USD” [2, tr. 301 – 302].

Từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ V (12/1991) đã đề ra chính sách

“Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư”, cố gắng tạo ra không gian mở để nền kinh tế phát triển năng động và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả; từ đây, kinh tế đối

ngoại của tỉnh Sông Bé bắt đầu khởi sắc. Năm 1996 có 136 dự án với tổng trị giá là 1.235,3 triệu USD (cả nước có 325 dự án có tổng giá trị là 8.497,3 triệu USD) [4, tr.

3].

Tóm lại, hoạt động kinh tế đối ngoại đã được Đảng bộ tỉnh Sông Bé quan tâm phát triển và đạt được một số kết quả nhất định; tuy nhiên, hoạt động kinh tế đối ngoại thời kỳ này chưa đáp ứng nhu cầu và tiềm năng của tỉnh, nhưng đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Bình Dương kế thừa, rút kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại của mình đạt kết quả cao hơn.

*

* *

Tỉnh Bình Dương được tái lập năm 1997, nằm trong vùng tứ giác kinh tế quan trọng phía Nam và của cả nước; có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng, cơ cấu địa chất vững chắc, khí hậu thuận lợi, kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại; Bình Dương cũng được xem là tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn nước…, những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế. Trải qua thời gian dài với những biến động thăng trầm của lịch sử, đã hình thành nên đặc điểm riêng về vùng đất, con người, văn hóa và kinh tế nơi đây.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ tỉnh Sông Bé đã quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại và đạt được một số kết quả đáng kể; đây là cơ sở, tiền đề để Đảng bộ tỉnh Bình Dương kế thừa, phát huy lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.

Chương 2

QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012

Kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, do đó Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng đề ra những chủ trương, chính sách để phát triển. Trên cơ sở đó, các Đảng bộ địa phương trong đó có Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện với sự chủ động, sáng tạo trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại của mình.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại (1997 2012) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)