Chương 3: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012
3.1.1. Những thành tựu và nguyên nhân trong quá trình lãnh đạo phát triển
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Vì vậy, quá trình lãnh đạo phát triển phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đạt được những thành tựu sau:
Thứ nhất, trên lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, trở thành một trong những địa phương thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.
Trước năm 1997, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương không đáng kể, vẫn thua các tỉnh Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và còn kém xa so với hai đầu tàu kinh tế lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau ngày tái lập tỉnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (12/1997), thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những kết quả cao. Số dự án đầu tư vào tỉnh Bình Dương trong giai đoạn này cụ thể trong các năm thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1.1
Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép và số vốn đăng ký của tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2000
Năm 1997 1998 1999 2000
Số dự án được cấp giấy phép 50 41 67 116
Số vốn đăng ký (triệu USD) 537,60 309,71 512,45 696,39 So với năm trước (số dự án) Tăng 3 dự
án
Giảm 9 dự án
Tăng 26 dự án
Tăng 39 dự án (Nguồn: Tổng hợp từ: Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1997 – 2008, tr. 74)
Qua Bảng 3.1.1 cho thấy, từ năm đầu tiên đi vào hoạt động sau khi tái lập tỉnh, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực lãnh đạo của Đảng bộ, tỉnh Bình Dương đã thu hút thêm 50 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký là 537,60 triệu USD, tăng so với năm 1996 là 3 dự án. Năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nên số dự án đầu tư trực tiếp vào tỉnh Bình Dương giảm so với năm 1997 là 9 dự án. Hai năm tiếp theo số dự án đầu tư vào tỉnh Bình Dương tăng nhanh; năm 1999 thu hút thêm 67 dự án với số vốn đăng ký là 512,45 triệu USD, tăng so với năm 1998 là 26 dự án; năm 2000 thu hút thêm 116 dự án với số vốn đăng ký là 696,39 triệu USD, tăng 39 dự án so với năm 1999.
Như vậy, trong giai đoạn 1997 – 2000, tỉnh Bình Dương có 274 dự án đầu tư mới, với số vốn đầu tư trên 2 tỷ 056 triệu USD. Bình quân hàng năm thu hút 68 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn 514 triệu USD.
Giai đoạn 2001 – 2005, với sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bình Dương trong giai đoạn này đạt được nhiều kết quả, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1.2
Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép và số vốn đăng ký của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 - 2005
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Số dự án được cấp giấy phép 116 155 150 152 188
Số vốn đăng ký (triệu USD) 453,44 623,41 777,53 659,57 733,70
So với năm trước (số dự án)
Bằng năm trước
Tăng 39 dự án
Giảm 05 dự án
Tăng 02 dự án
Tăng 36 dự án (Nguồn: Tổng hợp từ: Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1997 – 2008, tr. 74)
Qua Bảng số liệu 3.1.2 cho thấy, giai đoạn 2001 – 2005 tỉnh Bình Dương vẫn thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương tăng theo hàng năm, năm sau cao hơn năm trước.
Tính chung cả giai đoạn 2001 – 2005, tỉnh Bình Dương thu hút thêm 761 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký hơn 3 tỷ 247 triệu USD. Bình quân hàng năm thu hút hơn 152 dự án với số vốn đăng ký hơn 649 triệu USD.
Giai đoạn 2006 – 2010, phát huy những thành quả đạt được cùng sự nỗ lực của lãnh đạo tỉnh với những cơ chế chính sách thông thoáng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bình Dương đạt được nhiều thành tựu, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1.3
Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép và số vốn đăng ký của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Số dự án được cấp giấy phép 219 339 196 101 107
Số vốn đăng ký (triệu USD) 1.261,18 1.964,61 1.208,35 387,06 429,85 So với năm trước (dự án) Tăng 31 Tăng
120
Giảm
143 Giảm 95 Tăng 06
(Nguồn: Tổng hợp từ: Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1997 – 2008, tr. 74 và Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2012, tr. 67)
Nhìn vào Bảng số liệu 3.1.3 ở trên cho thấy, giai đoạn này số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bình Dương không ổn định. Năm 2006, thu hút 219 dự án với số vốn đăng ký là 1.261,18 triệu USD, tăng 31 dự án so với năm 2005.
Năm 2007, là năm thu hút số dự án cao nhất giai đoạn này là 339 dự án với số vốn đăng ký 1.964,61 triệu USD tăng 120 dự án so với năm 2006. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2007, tình hình kinh tế thế giới suy giảm và liên tục biến động phức tạp, giá cả tăng, lạm phát diễn ra trên quy mô toàn cầu đã ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương. Năm 2008, thu hút được 196 dự án với số vốn đăng ký là 1.208,35 triệu USD, giảm 143 dự án so với năm 2007. Năm 2009, số dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tỉnh Bình Dương tiếp tục giảm, chỉ có 101 dự án với số vốn đăng ký là 387,06 triệu USD, giảm 95 dự án so với năm 2008.
Năm 2010, số dự án được cấp giấy phép là 107 dự án với số vốn đăng ký là 429,85 triệu USD, tăng 06 dự án so với năm 2009.
Cả giai đoạn 2006 – 2010, tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép vào tỉnh Bình Dương là 962 dự án với tổng số vốn đăng ký là hơn 5 tỷ 251 triệu USD. Bình quân hàng năm thu hút hơn 192 dự án với số vốn bình quân hàng năm là 1 tỷ 050 triệu USD.
Năm 2011 và 2012, là hai năm đầu thực hiện nhiệm vụ của Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ IX (9/2010), Đảng bộ tỉnh Bình Dương tiếp tục quan tâm lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đạt được nhiều thành tựu. Năm 2011, thu hút thêm 81 dự án với số vốn đăng ký là 521,02 triệu USD; năm 2012 thu hút thêm 111 dự án với số vốn đăng ký là 1.543,42 triệu USD [8, tr. 67].
Trải qua 15 năm (1997 – 2012) lãnh đạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng với việc thực hiện Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ VI, VII, VIII và hai năm đầu của Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ IX, tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 3.1.4
Bảng tổng hợp số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và số vốn đăng ký đầu tư vào tỉnh Bình Dương qua các giai đoạn
Nội dung
Giai đoạn
Tổng số dự án được cấp giấy phép (dự án)
Tổng số vốn đăng ký (tỷ USD)
1997 - 2000 274 2,056
2001 - 2005 761 3,247
2006 - 2010 962 5,251
2011 - 2012 192 2,062
Tổng hợp từ 1997 -
2012 2.189 12,616
Nhìn vào Bảng số liệu 3.1.4 ở trên cho chúng ta thấy, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép và số vốn đăng ký vào tỉnh Bình Dương tăng theo từng thời kỳ, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước. Trong 15 năm, tỉnh Bình Dương thu hút được 2.189 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký 12 tỷ 616 triệu USD. Đây là thành tựu nổi bật nhất trong lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại, đưa tỉnh Bình Dương trở thành một trong ba địa phương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất cả nước.
Thứ hai, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút được nhiều đối tác trên thế giới đầu tư vào tỉnh Bình Dương với nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế chính sách mời gọi đầu tư thông thoáng, tỉnh Bình Dương trở thành môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ năm 1997 – 2012, đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp đến từ hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Xing-ga-po, Malayxia, Philippin, Indonexia, Mỹ, Thái Lan, Hà Lan, Canada, Pháp,
Anh, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Đức, Ôx-trây-li-a, Xa-moa, Bru-nây, Liên bang Nga, Đạn Mạch, Phần Lan, Ấn Độ, I-ta-li-a, Bỉ, Na Uy, Niu-di-lân, Ma-ri-ti-us, Quần đảo Cay Men, Quần đảo Vigin thuộc Anh…
Tỉnh Bình Dương không chỉ thu hút nhiều đối tác trên thế giới, mà còn thu hút đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau như: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; giao thông vận tải, bưu điện; khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức kinh tế - xã hội. Trong đó, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là nhiều nhất; trong tổng số 2.189 dự án đầu tư trược tiếp nước ngoài vào tỉnh Bình Dương 15 năm qua (1997 – 2012), đã có hơn 1.800 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
Thứ ba, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách của tỉnh.
Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Bình Dương đã xây dựng nhiều công ty, xí nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đây là nơi thu hút lực lượng lao động lớn vào làm việc, giải quyết việc làm cho lao động không chỉ của tỉnh, mà còn cho cả nước. Nếu năm 2002, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 122,031 người, năm 2010 là 432,281 người thì đến năm 2011 là 466,697 người [8, tr. 100].
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương đã phát triển nhanh và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nếu năm 1997, khu vực kinh tế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương đóng góp cho ngân sách chỉ 817 tỷ đồng, thì đến năm 2011, khu vực này đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng và số thu nộp ngân sách năm 2012 là hơn 7.500 tỷ đồng.
Thứ tư, kim ngạch xuất, nhập khẩu ở tỉnh Bình Dương ngày càng tăng;
sản phẩm xuất khẩu ngày càng phong phú, đem lại thu nhập lớn cho tỉnh Bình Dương.
Sau khi tách tỉnh và đi vào hoạt động từ năm 1997, tỉnh Bình Dương tuy còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1997 – 2000, đạt được nhiều thành tựu, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1.5
Bảng giá trị xuất, nhập khẩu và tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2000 (Đơn vị tính: Nghìn USD)
Nội dung
Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Tổng giá trị xuất, nhập khẩu
1997 362,695 305,409 668,104
1998 363,473 366,261 729,734
1999 430,239 417,514 847,753
2000 530,049 535,852 1.065,901
Giai đoạn
(1997 – 2000) 1.686,456 1.625,036 3.311,492 (Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1997 – 2008, tr. 258 và tr. 264)
Qua Bảng số liệu 3.1.5 ở trên cho thấy giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở tỉnh Bình Dương tăng theo từng năm trong cả giai đoạn. Tổng giá trị xuất khẩu cả giai đoạn 1997 – 2000 là hơn 1 tỷ 686 triệu USD; còn tổng giá trị nhập khẩu là hơn 1 tỷ 625 triệu USD. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu cũng tăng hàng năm; cả giai đoạn 1997 – 2000 đạt hơn 3 tỷ 311 triệu USD.
Trong giai đoạn 2001 – 2005, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1.6
Bảng giá trị xuất, nhập khẩu và tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 – 2005 (Đơn vị tính: Nghìn USD)
Nội dung
Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Tổng giá trị xuất, nhập khẩu
2001 684,442 762,320 1.446,762
2002 1.037,112 1.086,621 2.123,733
2003 1.455,170 1.368,418 2.823,588
2004 2.156,157 2.116,999 4.273,156
2005 3.045,804 2.778,702 5.824,506
Giai đoạn
(2001 – 2005) 8.378,685 8.113,06 16.491,745 (Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1997 – 2008, tr. 259 và tr. 265)
Các số liệu từ Bảng 3.1.6 ở trên cho thấy giá trị xuất khẩu của tỉnh Bình Dương tăng theo hàng năm, trong cả giai đoạn 2001 – 2005 đạt 8.378,685 nghìn USD; giá trị nhập khẩu tăng theo hàng năm, cả giai đoạn đạt 8.113,06 nghìn USD.
Số liệu đó cho thấy, giá trị xuất khẩu ở tỉnh Bình Dương cao hơn nhập khẩu là thành tựu nổi bật, tổng giá trị xuất, nhập khẩu trong thời kỳ này đạt 16.491,745 nghìn USD.
Kế thừa những thành tựu đã đạt được của thời kỳ trước, bước sang giai đoạn mới 2006 – 2010, với sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng nhanh, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1.7
Bảng giá trị xuất, nhập khẩu và tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 (Đơn vị tính: Triệu USD)
Nội dung
Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Tổng giá trị xuất, nhập khẩu
2006 4.027 3.413 7.440
2007 5.060 4.667 9.727
2008 6.173 5.873 12.046
2009 6.933 5.753 12.686
2010 8.542 7.320 15.862
Giai đoạn
(2006 – 2010) 30.735 27.026 57.761
(Nguồn: Tổng hợp tư Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, tr. 259 và tr.
265. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2012, tr. 271 và 274)
Qua Bảng số liệu 3.1.7 ở trên cho chúng ta thấy: giá trị xuất, nhập khẩu của tỉnh Bình Dương tăng theo hàng năm. Tổng giá trị xuất khẩu thời kỳ này là 30.735 triệu USD, còn nhập khẩu là 27.026 triệu USD; tổng giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu, đây là thành tựu đáng ghi nhận của tỉnh Bình Dương. Tính chung trong cả thời kỳ 2006 – 2010, tổng giá trị xuất, nhập khẩu đạt 57.761 triệu USD.
Trong năm 2011 và 2012 là hai năm đầu thực hiện nhiệm vụ thời kỳ mới (2011 – 2015), kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh Bình Dương đạt nhiều thành tựu, được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.1.8
Bảng giá trị xuất, nhập khẩu và tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương trong hai năm 2011 – 2012 (Đơn vị tính: Triệu USD)
Nội dung
Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Tổng giá trị xuất, nhập khẩu
2011 10.453 9.111 19.564
2012 12.090 9.961 22.051
Hai năm
(2011 – 2012) 22.543 19.072 41.615
(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2012, tr.
271 và tr. 274)
Từ Bảng số liệu 3.1.8 ở trên cho thấy, trong năm 2011 và 2012, tổng giá trị xuất, nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước, giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu.
Trong 15 năm (1997 – 2012) dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, lĩnh vực xuất, nhập khẩu đạt được nhiều thành tựu vượt bậc giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương tăng theo từng thời kỳ; giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu hàng hóa. Trong vòng 15 năm tổng giá trị xuất, nhập khẩu của tỉnh Bình Dương đạt 119 tỷ 178 triệu USD.
Tỉnh Bình Dương không những đạt giá trị xuất, nhập khẩu cao, trở thành địa phương xuất siêu, mà hàng hóa của tỉnh Bình Dương được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia như: Cam-pu-chia, In-do-ne-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xingapo, Thai Lan, I-rắc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hà Quốc, Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Ailen, Ý, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Nga, Áo, Đan Mạch, Hy Lạp, Ai Cập, Mỹ, Ca-na-da, Ô- Xtrây-li-a, Niu-di-lân…, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Hàng hóa xuất khẩu cũng đa dạng, phong phú như: Cao su, cà phê, lạc, hạt tiêu, hạt điều, mực, bột mì, mì gói, thuốc lá, ván ép các loại, hàng sơn mài, điêu khắc, sứ cách điện, sứ gia dụng các loại, hàng may mặc, hàng giày da, túi xách các loại, linh kiện điện tử, xà bông các loại, bộ dây điện ô tô, sơn hóa học, thuốc trừ sâu…
Tỉnh Bình Dương đạt được những thành tựu trên là nhờ những nguyên nhân sau:
Một là: Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã triển khai và vận dụng chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam một cách năng động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Hai là: Tỉnh Bình Dương có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các sân bay và cảng quốc tế; địa hình khá bằng phẳng, giao thông thuận lợi, ít bị tàn phá bởi thiên tai, nên có điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ba là: Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, sát sao của Đảng bộ và các cơ quan ban ngành của tỉnh Bình Dương.
Lãnh đạo tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại; kịp thời có những điều chỉnh và đề ra nhiều chính sách, biện pháp mới phù hợp với tình hình thực tiễn. Cơ quan đảng, chính quyền các cấp ở tỉnh Bình Dương thường xuyên có nhiều buổi tiếp xúc với doanh nghiệp, các nhà đầu tư để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã lãnh đạo cuộc cải cách hành chính đạt hiệu quả cao; với cơ chế “một cửa” “tại chỗ”, nhiều thủ tục hành chính ở tỉnh Bình Dương được rút gọn, giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, giảm bớt thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Bốn là: sự đoàn kết, nhất trí cao của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Bình Dương trong quá trình phát triển kinh tế đối ngoại.
Trong qúa trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng, Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn thể hiện sự đoàn kết, nhất trí cao trong nội bộ, đưa ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với địa phương và đem lại lợi ích cho nhân dân; nhờ vậy, tạo được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, tạo nên khối đoàn kết, thống nhất thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra.