Ký hiệu trong Cấu trúc – ký hiệu học

Một phần của tài liệu Biểu tượng hòn vọng phu trong văn hóa việt nam (so sánh với văn hóa trung hoa) (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cấu trúc – ký hiệu học

1.1.3. Ký hiệu trong Cấu trúc – ký hiệu học

Roman Osipovich Jakobson (1896-1982) đề ra hai khái niệm “phân cực” (polarities) và “tương đương” (equivalence) dựa trên hai quan niệm về ngữ đoạn và tính liên đới của Saussure, dùng để chỉ ra tính chất đặc định của ngôn ngữ trong thi ca. Jakobson xem ẩn dụ và hoán dụ là hai mô thức điển hình của nguyên lý nhị phân trong hệ thống ký hiệu. Ẩn dụ dựa trên cơ sở con người đưa ra sự liên hệ giữa thực thể và từ thay thế có cùng sắc thái ý nghĩa, bản chất mang tính liên đới, là mối quan hệ theo chiều dọc; hoán dụ dựa trên cơ sở con người đưa ra sự liên hệ giữa thực thể và từ thay thế có ý nghĩa gần nhau, là mối quan hệ theo chiều ngang.

Hệ thống ký hiệu của Jakobson gồm hai phương diện, một bên là nhận thức có thể trực tiếp cảm giác được (signans) và một bên là cái gián tiếp được biểu đạt do tư duy và giải thích (signatum), chúng là hai mặt không thể tách rời của một thể thống nhất, trong đó giữa chúng tồn tại các mối quan hệ làm cơ sở tạo thành cấu trúc – ký hiệu.

1.1.3.2. Louis Hjelmslev

Louis Trolle Hjelmslev (1899-1965) là người sáng lập Học phái Glossematics, những nghiên cứu của ông đi sâu nghiên cứu Cấu trúc luận ngôn ngữ; các khái niệm về cấu trúc cùng với mô thức của ngôn ngữ và ký hiệu, hệ thống và văn bản của ông có ảnh hưởng lớn đến những nghiên cứu ký hiệu học về sau. Hjelmslev luôn nhấn mạnh “ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu” của F. de Saussure, từ đó tiến hành những phân tích chi tiết hơn các quan hệ hình thức trong hệ thống Ký hiệu học ngôn ngữ.

Hai thuật ngữ cái biểu đạt và cái được biểu đạt của Saussure được Hjelmslev thay thế bằng hai thuật ngữ là “biểu đạt” (expression) và “nội dung” (content), ông gọi chúng là hai phương diện (planes) của một ký hiệu;

đồng thời ông còn tiến hành phân biệt các tầng ý nghĩa của mỗi phương diện, qua đó mỗi mặt đều mang một hình thức (form) và một thực chất (substance).

Sau ông đưa ra thuật ngữ “chất liệu” (purport), ứng dụng trên hai phương diện biểu đạt và nội dung. Thực chất của ký hiệu chính là kết quả của chất liệu thông qua hình thức tạo nên cấu trúc, cấu trúc ký hiệu và cấu trúc văn hóa quyết định nội dung của thực chất.

Hjelmslev nhận định ký hiệu được cấu thành từ hai phương diện biểu đạt và nội dung sẽ tạo thành một loại hàm nghĩa, gọi là hàm nghĩa ký hiệu (sign function), hay còn được người sau gọi là Ký hiệu học hàm nghĩa (Semiotic connotative) trong đó biểu đạt và nội dung là hai hàm tử (functives).

Đây là một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau tồn tại trong một thực thể thống

nhất gồm hai mặt là biểu đạt và nội dung, đồng thời cũng thể hiện mối quan hệ giữa chúng với một hàm nghĩa ký hiệu khác.

Không phải tất cả các thực thể trong lịch sử Ký hiệu học được gọi là

“ký hiệu” đều mang cấu trúc hai mặt phụ thuộc. Nhiều ký hiệu phi ngôn ngữ không thể chia ra thành các nhân tố nhỏ nhất của biểu đạt và nội dung. Khi đó, tồn tại một mối quan hệ tỉ lệ 1:1 giữa hình thức biểu đạt và hình thức nội dung, và giữa chúng không có sự gắn kết. Vậy hiện tượng đó không phải là hai mặt cũng không phải là một mặt, mặc dù ký hiệu đó tồn tại cả biểu đạt và nội dung.

Hjelmslev định nghĩa chúng là “thực thể phi ký hiệu có thể giải thích được”

(interpretable nonsemiotic entities), thực thể một mặt gồm cả biểu đạt – nội dung được gọi là biểu tượng, thực thể hai mặt được gọi là ký hiệu.

1.1.3.3. Algirdas Greimas

Algirdas Juien Greimas (1917-1992) nổi tiếng với những nghiên cứu các mẫu được công nhận trong ngôn ngữ để diễn tả cấu trúc của tự sự, bắt nguồn từ thuật ngữ khái niệm trong nguyên lý nhị phân của F. de Saussure và các khái niệm của L. Hjelmslev.

Greimas cho rằng Ký hiệu học phải là một “lý thuyết biểu trưng”, một khái niệm có được là do con người quy ước một sự vật bằng cảm giác của cái đối lập với nó mang lại dưới góc độ âm vị, như nam/ nữ, ánh sáng/ bóng tối, lửa/ nước, v.v… Ông thừa nhận sự tồn tại của hai cấp độ giữa sự giải thích và đại diện trong một ký hiệu: một cấp độ ở bề mặt và một cấp độ ở bề sâu (lower and higher level), tạo thành một cấu trúc chung mà trong đó tồn tại tính tự sự và được sắp xếp trước để biểu thị nó.

Greimas nêu ra khái niệm “Quỹ đạo sinh thành” (Generative trajectory) để mô tả quá trình hình thành và phát triển trong mỗi giai đoạn khác nhau của mỗi cú pháp và ngữ nghĩa. Quá trình sinh thành bắt đầu ở cấp độ bề sâu với cấu trúc cơ bản và được mở rộng hơn ở cấp độ bề mặt. Ý nghĩa của một sự vật hiện tượng không chỉ phụ thuộc vào kiểu thức biểu thị của nó, mà khi nó bắt

nguồn từ một cấp độ sâu hơn, sẽ cắt đứt tất cả các hình thức biểu thị ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ, chi phối cấu trúc tự sự trước khi biểu đạt.

1.1.3.4. Charles Morris

Tư tưởng của Charles William Morris (1901-1979) chịu ảnh hưởng từ Ký hiệu học của C.S. Peirce, Chủ nghĩa thực dụng và Chủ nghĩa hành vi xã hội (Social behaviorism). Nhưng khác với Peirce, ông cho rằng Ký hiệu học phải bao hàm cả những ký hiệu mà giới động vật sử dụng, kể cả những ký hiệu hữu cơ. Morris gọi “semiosis” của Perice là “quá trình ký hiệu” tức quá trình mà một vật trở thành một ký hiệu, được cấu thành từ ba thành phần là

“phương tiện” (vehicle), đối tượng “biểu đạt” (designatum) và “sự biểu thị”

(interpretant). Từ mối quan hệ tam phân này, Morris đề ra ba nhánh được xem là ba phương diện cơ bản trong Ký hiệu học. Đó là Cú pháp học (Syntactics), Ngữ nghĩa học (Semantics) và Ngữ dụng học (Pragmatics). Ngoài ra còn hai nhánh khác là Thuần ký hiệu học (Pure semiotics) và Ký hiệu học miêu tả (Descriptive semiotics).

Morris còn phân biệt sự khác nhau giữa tín hiệu (signal) và biểu tượng (symbol) dưới góc độ Chủ nghĩa hành vi. Một cách đơn giản, biểu tượng là do sự biểu thị sinh ra, tạo thành một ký hiệu có tác dụng làm vật thay thế đồng nghĩa với nó; còn những gì không phải ký hiệu của biểu tượng thì sẽ là tín hiệu.

Biểu tượng có thể xuất hiện trong bối cảnh không tồn tại tín hiệu; mặt khác, biểu tượng tương đối độc lập so với những tín hiệu do hoàn cảnh đưa ra. Biểu tượng phát sinh và tiếp diễn dựa trên điều kiện chúng có khả năng dẫn đến những hành vi giúp đạt đến mục đích.

1.1.3.5. Claude Lévi-Strauss

Claude Lévi-Strauss (1908-2009) quan tâm đến việc làm sao dùng các phương tiện trong Ngôn ngữ học hiện đại để giải mã những hiện tượng phi ngôn ngữ. Ông đã vận dụng những lý luận về ký hiệu và quan điểm cấu trúc của F. de Saussure vào việc nghiên cứu Nhân loại học và thần thoại. Ông nhận

định rằng, mỗi xã hội đều là một hệ thống ký hiệu, từ ngôn ngữ đến những quy tắc hôn nhân, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo thành một thể thống nhất.

Trong nghiên cứu thần thoại, Lévi-Strauss đã đưa ra nhận định rằng, tất cả các truyện thần thoại đều tồn tại một cấu trúc nhị nguyên, cho dù các truyện có tiến triển như thế nào thì cấu trúc nội tại vẫn không thay đổi. Từ cấu trúc bề sâu đó, ta có thể dễ dàng tìm thấy đặc tính và ý nghĩa của truyện, đồng thời thông qua đó hiểu được những thể chế được thiết lập với cấu trúc phức tạp ẩn phía sau mỗi truyện.

Một phần của tài liệu Biểu tượng hòn vọng phu trong văn hóa việt nam (so sánh với văn hóa trung hoa) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)