Một số tính chất của đất trồng

Một phần của tài liệu thiet ke bai giang cong nghe 10 co the xuat ban thanh sach tham khao (Trang 34 - 38)

Phần II. Tạo lập doanh nghiệp

Bài 7 Một số tính chất của đất trồng

Ngày soạn:

Ngày giảng:

I. Mục tiêu bài học.

Học xong bài này, HS cần phải:

1. Về kiến thức.

- Nêu đợc khái niệm, tính chất, cấu tạo của keo đất.

- Hiểu đợc thế nào là khả năng hấp phụ của đất và cơ sở của đặc tính này.

- Hiểu đợc thế nào là phản ứng của dung dịch đất, phân đợc phản ứng chua và phản ứng kiềm của dung dịch đất.

- Hiểu đợc thế nào là độ phì nhiêu của dung dịch đất, phân biệt đợc độ phì nhiêu tự nhiên với độ phì nhiêu nhân tạo.

2. Về kĩ năng.

- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.

3. Về thái độ.

- Có ý thức sử dụng và bảo vệ đất hợp lí.

II. Chuẩn bị bài giảng.

1. VÒ néi dung.

- Nghiên cứu kĩ nội dung của bài theo SGK và SGV.

- Tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến nội dung của bài nh: Giáo trình Thổ nhỡng học, Nguyễn Mời (chủ biên), 2000, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội; Giáo trình Trồng trọt (tập 1), Vũ Hữu Yêm (chủ biên), 2001, NXB Giáo dục, Hà Nội

2. Về phơng tiện dạy học.

- Sử dụng tranh vẽ phóng to hình 7 SGK trang 22.

- Dụng cụ và vật liệu làm thí nghiệm phát hiện keo đất, gồm: 1 khay nhựa; 1 cốc thuỷ tinh miệng tròn, dung tích 100 ml; 50 gam bột đất khô; 1 que khuấy; 1 thìa nhựa nhỏ;

100 ml níc cÊt.

3. Về phơng pháp dạy học.

- Thuyêt trình – nêu vấn đề.

- Biểu diễn thí nghiệm – tìm tòi.

- Vấn đáp – tìm tòi.

- Nghiên cứu SGK – tìm tòi.

III. Bố cục và trọng tâm bài giảng.

- Bố cục bài giảng: nh SGK.

- Trọng tâm bài giảng: phần I và II.

IV. Tiến trình lên lớp.

1. n định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Câu 1. Thế nào là nuôi cấy mô tế bào? Nêu cơ sở khoa học của phơng pháp nuôi cấy mô tế bào?

Câu 2. Trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào.

3. Dạy bài mới.

3.1. Đặt vấn đề.

- GV hỏi: Theo các em, muốn cây trồng cho năng suất cao cần phải có những yếu tố nào?

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi, GV nhận xét, nhấn mạnh và ghi ra góc bảng 4 yếu tố ( Giống tốt, chăm sóc hợp lí, thời tiết thuận lợi, đất trồng phù hợp)

- GV thông báo: Bài học hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về một số tính chất của đất có ảnh hởng đến sự sinh trởng và phát triển của cây trồng.

3.2. Hoạt động dạy học.

HĐ1: Tìm hiểu về keo đất và khả năng hấp phụ của đất.

Hoạt động của GV và HS Kết quả - nội dung - GV hỏi: Hiện tợng gì sẽ xảy ra khi ta lấy

một ít bột đất hoà vào một cốc nớc sạch?

- HS trả lời: Nớc từ trong chuyển sang đục.

- GV làm thí nghiệm cho HS kiểm chứng, sau đó hỏi tiếp: Ngoài quan sát thấy hiện t- ợng nớc từ trong chuyển sang đục ta còn quan sát thấy gì nữa? (đa lại gần cho 1số HS quan sát)

- HS quan sát và trả lời câu hỏi: ta còn thấy các hạt nhỏ lơ lửng trong nớc

- GV nvđ: Ngoài hiện tợng nớc bị đục ta còn quan sát thấy có các phần tử nhỏ không hoà tan đang lơ lửng trong nớc.

Những phần tử nhỏ này chính là tập hợp những hạt keo đất. Vậy keo đất là gì và nó có ảnh hởng nh thế nào tới khả năng hấp phụ của đất?  I

- GV hỏi: Keo đất là gì?

- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi, GV nhận xét, nhấn mạnh và ghi bảng - GV nvđ: Vậy cấu tạo của keo đất có điểm gì đặc biệt đã khiến nó không hoà tan đợc trong níc?  b

- GV treo sơ đồ phóng to hình 7 SGK lên bảng và giới thiệu: Đây là sơ đồ cấu tạo của keo đất.

- GV hỏi: Về mặt cấu tạo, keo đất đợc chia thành mấy loại đó là những loại nào?

- HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và ghi lên bảng

- GV hỏi tiếp: Vậy cấu tạo của keo âm có

điểm gì giống và khác so với cấu tạo của keo dơng?

- HS quan sát hình vẽ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi, GV cùng HS chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa keo âm và keo d-

ơng trên hình vẽ.

- GV hỏi tiếp: Qua sự so sánh trên, em nào có thể nêu đợc cấu tạo chung của keo đất?

- HS trình bày cấu tạo chung của keo đất,

I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.

1. Keo đất.

a- Khái niệm về keo đất.

Keo đất là những phần tử nhỏ có kích thớc khoảng dới 1 micrômet, không hoà tan trong nớc mà ở trạng thái huyền phù.

b- Phân loại và cấu tạo của keo đất.

- Phân loại: 2 loại là keo âm và keo dơng

- Cấu tạo chung của keo đất: gồm + Một nhân keo ở trung tâm

+ Hai lớp ion mang điện trái dấu bao quanh nh©n keo.

 Lớp ion quyết định điện: mang điện âm hoặc dơng và quyết định điện tích của keo

đất.

 Lớp ion bù: chia thành 2 lớp nhỏ là lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán, đều

GV nhận xét, bổ sung và chính xác hoá

- GV hỏi tiếp: Với cấu tạo nh trên, em nào có thể cho biết: Keo đất có đặc tính gì?

- HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và ghi lên bảng, có thể biểu diễn bằng hình vẽ để HS hiểu rõ hơn về sự trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất:

- GVnvđ: Đặc tính trên của keo đất chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dỡng giữa đất và cây trồng và cũng là cơ sở để giải thích khả năng hấp phụ của đất. Vậy thế nào là khả năng hấp phụ của đất?

- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi - GV tb: Limon là những hạt vô cơ tham gia cấu tạo nên thành phần cơ giới của đất, chúng có đờng kính từ 0,002 – 0,05mm

mang điện trái dấu với lớp ion quyết định

điện.

c - Đặc tính của keo đất.

- Keo đất có khả năng trao đổi các ion của mình ở lớp ion khuếch tán với ion của dung dịch đất

- VÝ dô:

[ ] ++ [ ] +4+ 4

H NH

4 2 4 2 4

H NH

KD + (NH ) SO ® KD + H SO

2. Khả năng hấp phụ của đất.

Là khả năng của đất giữ lại các chất dinh dỡng, các phần tử nhỏ nh các hạt limon, các hạt sét..., hạn chế sự rửa trôi của chúng dới tác động của nớc ma, nớc tới.

HĐ2: Tìm hiểu về phản ứng của dung dịch đất

Hoạt động của GV và HS Kết quả - nội dung - GV nvđ: Một đặc tính khác của đất có

ảnh hởng tới sự sinh trởng và phát triển của cây trồng chính là phản ứng của dung dịch

đất II

- GV hỏi: Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi, GV nhận xét, chính xác hoá và ghi bảng - GV thông báo: Chúng ta chuyển sang phần 2 để tìm hiểu kĩ hơn về phản ứng chua và phản ứng kiềm của đất.

- GV hỏi: Độ chua của đất đợc chia thành mấy loại, đó là những loại nào?

- HS trả lời: đợc chia thành hai loại là độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng

- GV hỏi tiếp: Vậy thế nào là độ chua hoạt tính và thế nào là độ chua tiềm tàng?

- HS trả lời, GV nhận xét và chính xác hoá

kiến thức.

- GV tb: ở Việt Nam, trừ nhóm đất đen,

đất phù xa sông Hồng và đất mặn ven biển, còn đại bộ phận là đất bị chua, trong đó chiếm diện tích nhiều nhất là đất lâm nghiệp và 1 số loại đất nông nghiệp nh đất phèn, đất xám bạc màu...

- GV hỏi: Nguyên nhân nào làm cho đất bị hoá kiềm?

- HS trả lời, GV nhận xét, ghi bảng và giảng giải cho HS hiểu về cơ chế tạo kiềm trong đất.

- GV tb: ở nớc ta diện tích đất kiềm là không đáng kể, chỉ có một ít ở vùng Thuận

II. Phản ứng của dung dịch đất.

1. Khái niệm về phản ứng của dung dich

đất.

- Khái niệm: Phản ứng của dung dịch đất là phản ứng chỉ tính chua, kiềm tính hoặc trung tính của dung dịch đất.

- Yếu tố quyết định: Phản ứng của dung dich đất do H và OH trong dung dịch

đất quyết định.

+ Nếu ộ ựờ ỳở ỷH+ > ộờởOH-ựỳỷđđất có p chua.

+ Nếu H=OH  đất có p trung tính.

+ Nếu H<OH  đất có p kiềm tính.

2. Phản ứng chua và phản ứng kiềm của

đất.

a. Phản ứng chua của đất.

- Phân loại: 2 loại

+ Độ chua hoạt tính: là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên và đợc biểu thị bằng pHH2 O.

+ Độ chua tiềm tàng: là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

- Đất chua ở Việt Nam: gồm đất lâm nghiệp và một số loại đất nông nghiệp nh

đất phèn, đất xám bạc màu.

b. Phản ứng kiềm của đất.

- Nguyên nhân: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa các muối kiềm dễ thuû ph©n nh: Na2CO3; CaCO3.

- Cơ chế tạo kiềm:

Hải (nay tách ra thành tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận?) đợc nhân dân ở đây gọi là

“đất Cà Giang”.

- GV nvđ: Nhìn chung nếu đất có phản ứng chua hoặc phản ứng kiềm thì không những không phù hợp với sự sinh trởng và phát triển của cây trồng mà còn gây độc cho cây. Vì vậy việc nghiên cứu phản ứng của dung dịch đất rất có ý nghĩa trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

- GV hỏi: Vậy theo các em, việc nghiên cứu phản ứng của dung dịch đất có ý nghĩa nh thế nào đối với sản xuất nông, lâm nghiệp?

- HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và nhấn mạnh 2 ý nghĩa chính của việc nghiên cứu về phản ứng của dung dịch đất, đa ra ví dụ minh hoạ .

Na2CO3 + H2O    NaOH + NaHCO3

2CaCO3 + 2H2O      Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2

NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất bị hoá

kiÒm

- Đất kiềm ở Việt Nam: chiếm diện tích không đáng kể

3. ý nghĩa của việc nghiên cứu phản ứng của dung dịch đất.

- Giúp xác định giống cây trồng phù hợp với từng loại đất.

Ví dụ, đất lâm nghiệp chua nhiều có thể trồng các cây công nghiệp a chua nh chè, cà phê...

- Giúp đề ra các biện pháp cải tạo đất hợp lÝ.

Ví dụ, đất chua: cải tạo bằng cách bón vôi bột

HĐ3: Tìm hiểu về độ phì nhiêu của đất

Hoạt động của GV và HS Kết quả - Nội dung - GV nvđ: Qua nghiên cứu ngời ta thấy rằng, độ phì

nhiêu của đất là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho cây trồng có năng suất cao. Vậy thế nào là độ phì nhiêu của đất? Độ phì nhiêu của

đất đợc quyết định bởi những yếu tố nào?  III - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết: Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Độ phì nhiêu của đất đ- ợc chia thành mấy loại đó là những loại nào?

- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hỏi tiếp: Sự hình thành độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo khác nhau ở điểm nào?

- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi, GV nhận xét, chính xác hoá kiến thức.

- GV yêu cầu HS thảo luận và cho biết: Có những yếu tố nào quyết định đến độ phì nhiêu của đất?

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và làm rõ cho HS hiểu: Các yếu tố quyết định độ phì

nhiêu của đất gồm: kết cấu đất, chất dinh dỡng, nớc trong đất và hoạt động sản xuất của con ngời.

- GV hỏi tiếp: Trong các yếu tố quyết định độ phì

nhiêu của đất thì hiện nay yếu tố nào là quan trọng nhÊt?V× sao?

- HS suy nghĩ và trả lời: Đó là hoạt động SX của con ngời, vì thông qua những hoạt động sx nh: bón phân, làm đất, làm thuỷ lợi...có thể làm tăng hoặc giảm độ phì nhiêu của đất.

- GV hỏi tiếp: Vậy muốn làm tăng độ phì nhiêu của

đất, ta phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào? (cần

áp dụng các biện pháp kĩ thuật nh: chống sói mòn, rửa trôi; tới tiêu hợp lí; làm đất, chăm sóc đất hợp lÝ...)

III. Độ phì nhiêu của đất.

1. Khái niệm.

Độ phì nhiêu của đất là khả

năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nớc, chất dinh d- ỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cho cây đạt n¨ng suÊt cao.

2. Phân loại.

- Độ phì nhiêu tự nhiên: Là độ phì nhiêu đợc hình thành dới thảm thực vật tự nhiên, trong quá

trình hình thành không có sự tác

động của con ngời.

- Độ phì nhiêu nhân tạo: Là độ phì nhiêu đợc hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con ngêi.

HĐ4: Củng cố và hoàn thiện kiến thức.

- GV sử dụng sơ đồ sau để khắc sâu kiến thức bài học

ĐK đảm bảo Độ phì nhiêu của đất Yếu tố bên ngoài + Khả năng hấp + Thảm thực vật tự nhiên phụ của đất.

+ Phản ứng của + HĐSX của con ngời dung dịch đất.

- HS lắng nghe, ghi chép và khắc sâu kiến thức 4. Hớng dẫn về nhà.

- Trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Chỉ ra những điểm giống và khác giữa keo âm và keo dơng ( kích thớc, cấu tạo, đặc tÝnh)

- Tìm hiểu các biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất đợc áp dụng ở gia đình và địa phơng.

- Mỗi bàn chuẩn bị 2 -3 mẫu đất khô đã nghiền nhỏ (nên lấy ở các nơi khác nhau), 1

đồng hồ bấm giây.

- Đọc trớc bài 8.

V. Nhận xét, rút kinh nghiệm giảng dạy.

- Bài này có nhiều kiến thức mới và khó, nhng cũng có nhiều nội dung kiến thức mà HS dã đợc học trong chơng trình Công nghệ 7. Vì vậy, để dạy tốt bài này GV cần phải phối hợp nhiều phơng pháp nh vấn đáp – tái hiện, vấn đáp – tìm tòi, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, giảng giải...

- Về mặt lôgic, bài này trình bày theo cách đi từ nguyên nhân dẫn đến kết quả, tức là về thực chất bài này nghiên cứu khả năng cung cấp chất dinh dỡng của đất cho cây, điều kiện để đất cung cấp chất dinh dỡng cho cây. Do đó, cuối bài học GV cần phải làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các nội dung của bài học

Kí duyệt của tổ trởng Bài 8 Thực hành

Một phần của tài liệu thiet ke bai giang cong nghe 10 co the xuat ban thanh sach tham khao (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w