A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu được :
+ Hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh và sự chuẩn bị lực lượng cách mạng của mặt trận Việt Minh cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
+ Những chủ trương của Đảng ta sau khi Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa 8/1945.
2. Tư tưởng :
+ Giáo dục cho HS lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta .
3. Kyõ naêng :
+ Rèn cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
+ Tập dượt phân tích, đánh giá và nhận định các sự kiện lịch sử.
B- CHUAÅN BÒ
- GV : SGK ; Giáo án ; Lược đồ khu giải phóng Việt Bắc, tranh đội tuyên truyền giải phóng quân, tư liệu về hoạt động của Hồ Chí Minh tại Pắc pó, Tân trào…
- HS : SGK ; vở ghi ; tài liệu sưu tầm về cuộc kháng chiến chống Nhật.
C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân
-Đọc SGK phần I Trang 86.
+ Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh ?
tình hình thế giới?
Tình hình trong nước ?
- Nhận xét – Bổ sung – Kết luận.
Hoạt động 2 : Nhóm/Cá nhân - Hướng dẫn HS thảo luận các nội dung sau :
+ Măùt trận Việt Minh xõy dựng lực lượng chính trị như thế nào ?
+ Mặt trận Việt Minh xây dựng lực lượng vũ trang như thế nào ? - Dựa vào Sgk trả lời.
- Nhận xét – phân tích – kết
I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941) 1- Hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh.
a.Thế giới
- 1941: Đức chiếm xong Châu Aâu.
- 6/1941: Đức tấn công Liên Xô.
- Thế giới chia làm 2 trận tuyến : DC >< PX b.Trong nước
- 28/11/1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo CM.
- Hội nghị đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Thành lập mặt trận Việt Minh (19/5/1941) thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
2- Hoạt động của mặt trận Việt Minh a. Xây dựng lực lượng chính trị
- 19/5/1941 : Mặt trận Việt Minh ra đời ở Cao Baèng.
- Đến năm 1942, khắp cả 9 châu ở Cao Bằng có hội cứu quốc, ủy ban VM Cao Bằng – ủy ban VM liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng.
- Các hội cứu quốc pt mạnh từ nông thôn đến thành thị.
- Năm 1943 : Pt lực lượng CM xuống các tỉnh miền xuôi nối liền với căn cứ địa Bắc Sơn.
- 25/2/1943 : Đảng đưa ra bản đề cương văn hóa VN để vận động thành lập hội văn hóa cứu quốc và Đảng dân chủ VN.
b. Xây dựng lực lượng vũ trang.
- Năm 1941 : Đội du kích Bắc Sơn chuyển thành cứu quốc quân, xây dựng căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai – thực hiện chiến tranh du kích.
luận.
- 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng) Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời , gồm 34 đ/c do đ/c Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng.
- Tháng 5/1944: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị :
“Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung”
- 22/12/1944 : Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời, thắng 2 trận ( Phay Khắt, Nà Ngaàn).
4. Cuûng coá : (4 phuùt)
? : Mặt trận Việt Minh ra đời trong hoàn cảnh nào?
? : Trình bày hoạt động của mặt trận Việt Minh?
5. Dặn dò : (1 phút) Làm bài tập 1 SGK ; Soạn phần II SGK: Cao trào kháng Nhật cứu quốc tiến tới tổng khởi nghĩa CM T8.
I) Đề kiểm tra 15 phút.
1) Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ?
2) Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết nghệ-Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ?
3) Tại sao nói : “Cao trào dân chủ 1936-1939, là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng tám”
II. Đáp án.
1) (3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản việt Nam :
+ Đảng ra đời là kết quả tất yếu của sự kết hợp ba yếu tố : Chủ nghĩa Mác –Lênin, phong tào công nhân và phong trào yêu nước.(1điểm)
+ Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước, về g/c lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam.(1điểm)
+ Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới . (1 ủieồm)
2) (4 điểm)Những căn cứ để khẳng định Xô viết Nghệ –Tĩnh là chính quyền cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng vì : Là chính quyền của dân, do dân và vì dân đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân :(0.5 điểm)
+ Chính trị : Thay chính quyền cũ bằng chính quyền mới do nhân dân quản lý, thực hiện các quyền tự do dân chủ, phát triển các tổ chức quần chúng , các đoàn thể cách mạng.
(1 ủieồm)
+ Kinh tế : Chia lại ruộng đất công, giảm tô, xóa nợ, bỏ các thứ thuế vô lý, chú trọng đến sản xuất, đê điều, giao thông.(1 điểm)
+Văn hóa- xã hội : Khuyến khích học tập, bài trừ mê tín dị đoan, sách bóa tiến bộ được tuyên truyền sau rộng trong nhân dân. (1 điểm)
+ Quân sự : Trấn áp bọn phản cách mạng bằng lực lượng vũ trang nhân dân. (0.5) 3)(3 điểm) Cao trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng tám vì :
+ Đảng ta trưởng thành thêm về tư tưởng và tổ chức. CN Mác- Lênin và đường lối chính sách của Đảng được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.(1điểm)
+ Xây dựng được một đội quân chính trị hùng hậu tập hợp trong mặt trận thống nhất.(1) + Để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm : Xác định kẻ thù, thành lập mặt trận, phương pháp đấu tranh cách mạng (1 điểm).
* Đề 2 :
Em hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (a,b,c,d) đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1- Mục đích của “Hội Việt nam cách mạng thanh niên” là : a- Lãnh đạo phong trào yêu nước giành độc lập.
b- Mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cho cách mạng.
c- Làm cách mạng dân tộc rồi sau đó làm cách mạng thế giới.
d- Thực hiện cách mạng XHCN ở Việt Nam.
2. Cơ quan ngôn luận của “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” là :
a- Báo sự thật. b- Báo An nam trẻ. c-Báo thanh niên. d- Báo nhân đạo.
3. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam họp tại :
a- Ma Cao. b- Hồng Kông. c- Quảng Châu. d- Hương Cảng.
4- Tên gọi của cách mạng tư sản dân quyền là :
a- Cách mạng tư sản. b- Cách mạng dân chủ tư sản.
c- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. d- Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
5- Đảng cộng sản Viờùt Nam được thành lập là sự kết hợp:
a- Chủ nghĩa Mác - LêNin với phong trào công nhân.
b- Chủ nghĩa Mác-LêNin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
c- Chủ nghĩa Mác-LêNin với phong trào yêu nước.
d- Chủ nghĩa Mác-LêNin, phong trào công nhân và phong trào tư sản.
6- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1930-1931 chứng tỏ :
a- Truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc. b- Liên minh công nông vững chắc.
c- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. d- Sự lớn mạnh của phong trào công nhân.
7- Sự kiện đánh dấu đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là :
a- Ngày 1/5/1930, lần đầu tiên công nông Đông Dương liên minh với vô sản thế giới.
b- Cuộc tổng bãi công của công nhân Vinh – Bến Thủy giành thắng lợi to lớn.
c- Cuộc biểu tình của 2 vạn nông dân Hưng Nguyên đã làm tê liệt chính quyền địch.
d- Sự thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
8- Gọi là chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh vì :
a- chính quyền được thành lập đầu tiên ở huyện Xô Viết b- Hình thức mới của chính quyền xô Viết (Nước Nga).
c- Hình thức mới của chính quyền do g/c công nhân lãnh đạo.
d- Hình thức nhà nước của những nước theo con đường XHCN.
9 - Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương họp vào :
a- 2-1935. b- 3-1935. c- 4-1935. d- 5-1935.
10- Thời kỳ 1931 đến 1935 là thời kỳ :
a- Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động mạnh mẽ. b- Đảng cộng sản Đông Dương ngừng hoạt động.
c- Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động công khai. d- Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động bí mật.
11- Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ (1936-1939) là :
a- Thực dân Pháp và phong kiến tay sai. b- Tư bản Pháp và Hoa kiều.
c- Bọn phản động Pháp và tay sai. d- Phong kiến và tay sai cho Pháp, 12- Mặt trận nhân dân phản đế Đông dương được thành lập vào năm nào ?
a- 1935. b- 1936. c- 1937. d-1938.
* Đáp án :
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
c c d d b c d d b d c b
============================================
BÀI 22