Năng lực tự học

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÊ TÀI NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY

1.3. Năng lực và dạy học phát triển năng lực

1.3.4. Năng lực tự học

Năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất phức hợp. Nó bao gồm kỹ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra. Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kỹ năng học và nội dung học.

Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống – vấn đề khác nhau. Năng lực tự học là những thuộc tính tâm lí mà nhờ đó chúng ta giải quyết được các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữu của riêng mình.

Năng lực tự học là một khái niệm trừu tượng và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố.

Trong nghiên cứu khoa học, để xác định được sự thay đổi các yếu tố của năng lực tự học sau một quá trình học tập, các nhà nghiên cứu đã tập trung mô phỏng, xác định những dấu hiệu của năng lực tự học được bộc lộ ra ngoài.

Năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất “vốn có” của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nó luôn luôn biến đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân trong môi trường văn hóa – xã hội. năng lực tự học là khả năng bẩm sinh của mỗi người nhưng phải được đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thì nó mới bộc lộ được những ưu điểm giúp cho cá nhân phát triển, nếu không sẽ mãi là khả năng tiềm ẩn.

Thời gian mỗi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là rất ngắn ngủi so với cuộc đời vì vậy tự học và năng lực tự học của học sinh sẽ là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các em trên con đường phía trước và đó cũng chính là nền tảng để các em tự học suốt đời.

Như vậy: Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập.

Kỹ năng tự học của HS được hiểu đó là những việc làm, hành động, thao tác cụ thể của các em trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Con đường tích lũy, thu thập cũng phải tuân theo những quy định phù hợp, tránh tùy tiện. Muốn được như vậy, người học phải được rèn luyện một số kỹ năng tự học quan trọng. Đó là kỹ năng định hướng, tìm kiếm thông tin, xác định tài liệu, tìm tài liệu, lựa chọn tài liệu, đọc tài liệu, ghi chép tài liệu, phân tích tài liệu, sử dụng tài liệu… Đứng trước các nguồn tư liệu, thông tin phong phú, đa dạng người học phải biết lựa chọn những tư liệu, thông tin phù hợp, cốt lõi nhất, gắn với yêu cầu học tập của mình, giúp cho việc học tập có kết quả hữu hiệu.

Với thông tin trên mạng, người học cũng cần được trang bị tri thức nhất định (về đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước; về pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ…) để không bị những thông tin xấu không đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng làm rối nhiễu, sai lạc cách tiếp nhận của mình. Điều này là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, trong số các kỹ năng HS cần được rèn luyện, kỹ năng sử dụng CNTT là một kỹ năng quan trọng. Đồng thời, xuyên suốt các yêu cầu đối với hoạt động tự học nhằm đạt được một năng lực nhất định, người học cần có các phẩm chất, đức tính như cần cù, chăm chỉ, không ngại khó khăn, có ý thức vượt khó khăn, có nhu cầu tìm hiểu, khám phá cái mới của tri thức. [15]

a. Cấu trúc của năng lực tự học

Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi tập trung đi sâu các thành tố 4 của năng lực tự học, các tiêu chí của mỗi thành tố và các mức độ của mỗi tiêu chí chúng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1. Các thành tố năng lực Thành tố

năng lực Biểu hiện (tiêu chí)

Mức độ

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập

- Xác định được mục tiêu môn học, nhiệm vụ học tập.

- Không xác định được mục tiêu môn học, nhiệm vụ học tập.

- Xác định mục tiêu môn học, nhiệm vụ học tập nhưng chưa rõ ràng, chưa đầy đủ.

- Xác định được mục tiêu môn học, nhiệm vụ học tập.

Lập kế hoạch học tập và tiến hành học tập theo kế hoạch

- Lập được kế hoạch học tập và hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian

- Không lập kế hoạch học tập, không hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao

- Lập được kế hoạch học tập và hoàn thành nhiệm vụ chưa đúng thời gian, thực hiện kế hoạch chưa thường xuyên

- Lập được kế hoạch học tập và hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian

Chủ động và độc lập,

tích cực trong học

tập

- Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân

- Không tự giác hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân

- Hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân nhưng phải có sự nhắc nhở

- Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân đúng thời gian

- Tích cực tham gia các hoạt động học

- Không tích cực tham gia các hoạt động học.

- Tham gia các hoạt động học nhưng chưa chủ động, thiếu tích cực.

- Tích cực tham gia các hoạt động học.

- Tìm tòi, mở rộng kiến thức

- Trình bày thắc mắc; tham gia tranh luận, chia sẻ về nội dung bài học

- Không tìm tòi, mở rộng kiến thức.

- Không có thắc mắc, không tham gia chia sẻ về nội dung bài học.

- Tìm tòi, mở rộng kiến thức.

- Có thắc mắc; tham gia tranh luận, phát biểu, chia sẻ về nội dung bài học nhưng chưa tích cực.

- Luôn chủ động tìm tòi, mở rộng kiến thức.

- Nêu thắc mắc;

tham gia tranh luận, chia sẻ về nội dung bài học.

Vận dụng kiến thức trong học tập vào thực tiễn

Vận dụng được kiến thức đã học để làm các bài tập, giải thích vấn đề thực tế.

- Không có năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

- Vận dụng được kiến thức đã học để làm các bài tập, giải thích vấn đề thực tế nhưng chưa đầy đủ.

- Vận dụng tốt kiến thức đã học để làm các bài tập, giải thích vấn đề thực tế.

Tự đánh giá và khả năng tự điều chỉnh

- Đánh giá được kết quả học tập, có biện pháp điều chỉnh

- Không đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra; chưa đánh giá được kết quả học tập; chưa có biện pháp điều chỉnh

- Đánh giá được kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra;

đánh giá được kết quả học tập nhưng chưa có biện pháp điều chỉnh

- Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra; đánh giá được kết quả học tập;

đề ra được biện pháp điều chỉnh phù hợp.

b. Biểu hiện của năng lực tự học

Để phát triển năng lực tự học cần phải xác định các biểu hiện của năng lực đó, - Nhóm đặc điểm bên ngoài: Chính là phương pháp học nó chứa đựng kĩ năng học tập cần phải có của người tự học, chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá trình học, do đó phương pháp dạy của GV sẽ có tác động rất lớn đến phương phương pháp học của trò, tạo điều kiện để hình thành, phát triển và duy trì năng lực tự học.

- Nhóm đặc điểm bên trong (tính cách): được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua các hoạt động sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối nhiều bởi yếu tố tâm lí. Chính vì điều đó người dạy nên tạo mội trường để người học được thử nghiệm và kiểm chứng bản thân, đôi khi chỉ cần phản ứng đúng sai trong nhận thức hoặc nhận được lời động viên, khích lệ cũng tạo ra được động lực để người học phấn đấu, cố gắng tự học.

Năng lực tự học được biểu hiện thông qua:

+ Kết quả học tập đạt được + Kĩ năng lập kế hoạch + Kĩ năng đánh giá

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề + Kĩ năng thực hành

+ Kĩ năng giao tiếp xã hội + Khả năng sáng tạo

+ Tự điều chỉnh trong học tập

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)