Chương 2: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
2.3. Phương pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh
2.3.1. Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tổ chức cho học sinh nắm kiến thức mới ở trên lớp
Để có thể sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy kiến thức mới cho học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của bài, xác định kiến thức trọng tâm, những kĩ năng chính để có thể khái quát lên Bản đồ tư duy. Không phải thông qua truyền thụ kiến tức thụ động của GV mà HS phải tự tìm tòi khám phá, tự hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân, nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. Việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy kiến thức mới có nhiều cách:
a. Cách thức nhất: Từ BĐTD có sẵn, HS tìm hiểu nội dung bài học
Giáo viên thành lập sẵn Bản đồ tư duy về nội dung bài học sau đó cho học sinh tự phân tích Bản đồ tư duy (trong Bản đồ tư duy đã có kết nối với các phương tiện dạy học như các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh).
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu mục tiêu của bài học và dàn ý của bài học.
+ Đưa Bản đồ tư duy ra và nêu một số câu hỏi gợi mở để định hướng và hướng dẫn học sinh suy nghĩ, làm việc.
+ Sau đó gọi học sinh tự phân tích, trình bày từng nội dung trên Bản đồ tư duy, các học sinh khác lắng nghe, ghi chép và bổ sung.
+ Giáo viên nhận xét từng nội dung, khắc họa thêm, giải thích thêm trên các phương tiện trực quan đã kết nối.
+ Cứ như vậy, học sinh sẽ lần lượt phân tích hết các nội dung trong Bản đồ tư duy.
Ví dụ: Bài Địa hình và khoáng sản
- Mục tiêu của bài: Sau bài học này học sinh :
+ Biết đặc điểm chớnh của địa hỡnh: Phần đất liền của Việt Nam, ắ diện tớch là đồi nỳi và ẳ diện tớch là đồng bằng;
+ Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tit, đàu mỏ, khí tự nhiên, …
+ Chỉ được các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bác Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung trên lược đồ.
+ Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quãng Ninh, sắ ở Thái Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam, …
+ Rèn luyện kĩ năng bản đồ
- Các nội dung cơ bản của bài: Địa hình và khoán sản có 3 đặc điểm chính:
Phần đất liền nước ta ta với ắ diện tớch là đồi nỳi, chỉ cú 1/4 là diện tớch đồng bằng.
+ Vùng đồi núi nằm ở phía Tây, Tây Bắc chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ phần đất liền, trải rộng khắp các tỉnh bắc , biên giới phía bắc và chạy dài từ Bắc xuống Nam.
Vùng đồi núi có địa hình cao hiểm trở nên đi lại khó khăn dân cư thưa thớt
+ Đồng bằng nước ta nàm ở phía Đông kéo dài theo từ ven biển từ Bắc xuống Nam có đồng bằng Bắc phần lớn các đồng bằng do phù sao sông bồi đắp, có địa hình bằng phẳng, tập trung dân cư đông đúc.
+ Các dãy núi nằm ở phía Tây Hoàng Liên Sơn, sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, dãy Trường Sơn…
+ Các Đồng bằng nằm ở ven biển, từ Bắc xuống Nam có đồng bằng Bắc Bộ ở miền bắc, dải đồng Đồng bang duyên hải miền Trung chạy dọc theo ven biển miền Trung, đồng bằng Nam Bộ ở phía nam, tây nam.
+ So sánh diện tích đồi núi và đồng bằng: phần đất liền nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi, chỉ có 1/4 là diện tích đồng bằng.
Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, dãy Trường Sơn…
+ Cho biết những dãy núi có hướng tây bắc-đông nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn.
+ Những dãy núi có hình cánh cung: sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Tri
- Cách hướng dẫn:
+ Giáo viên đưa ra bản đồ tư duy và nêu câu hỏi:
1. Dựa vào Bản đồ tư duy hãy nêu đặc điểm của địa hình nước ta.
2. Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng.
+ Học sinh làm việc cá nhân, lên trình bày từng nội dung trên Bản đồ tư duy.
+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên chốt lại từng nội dung, khắc họa thêm, giải thích thêm trên các phương tiện trực quan đã kết nối.
Hình 2.5. Bản đồ tư duy biểu hiện đặc điểm địa hình Việt Nam
b. Cách thứ 2: HS xây dựng BĐTD trong quá trình học
Giáo viên vừa giảng bài, đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh tự thể hiện nội dung bằng Bản đồ tư duy. Khi bài học kết thúc là hoàn thành Bản đồ tư duy.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu chủ đề bài học và nêu mục tiêu của bài.
+ Giáo viên giới thiệu 2 nội dung chính
+ Giáo viên đưa ra chủ đề trung tâm: Địa hình và khoán sản
+ Sau đó nêu nhiệm vụ học tập: Học sinh trao đổi, thảo luận nhóm (có thể là nhóm 2, 4, 6 tùy vào độ khó của vấn đề) để giải quyết lần lượt các vấn đề và biểu hiện các vấn đề trên bằng Bản đồ tư duy
Vấn đề 1: GV giới thiệu: Địa hỡnh nước ta (phần đất liền) cú ắ diện tớch là đồi nỳi; ẳ diện tớch là đồng bằng. Yờu cầu HS tỡm hiểu đặc điểm của đồi nỳi. Học sinh sẽ biểu hiện nhánh đầu tiên. Giáo viên nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh nhánh 1.
Hình 2.6. Bản đồ tư duy biểu hiện đặc điểm thứ nhất của địa hình
Vấn đề thứ 2: Nhánh thứ hai là tìm hiểu đặc điểm của đồng bằng. Học sinh biểu hiện nhánh 2. Giáo viên nhận xét, bổ sung để hoàn thiện nhánh 2.
Hình 2.7. Bản đồ tư duy biểu hiện đặc điểm 1 và 2 của địa hình
c. Cách thứ 3: Mỗi nhóm xây dựng 1 nhánh của BDTD, các nhóm ghép lại thành BDTD hoàn chỉnh
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một nội dung, sau đó ghép lại thành Bản đồ tư duy hoàn chỉnh.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu chủ đề bài học và nêu mục tiêu của bài.
+ Giáo viên giới thiệu 2 nội dung chính: địa hình và khoáng sản gồm 2 nhánh chính:
+ Chia 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nội dung và biểu hiện nội dung bằng Bản đồ tư duy
+ Khi các nhóm hoàn thành: cho từng nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét, đánh giá
+ Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá phần trình bày và Bản đồ tư duy của từng nhóm
Cuối cùng ghép từng nhánh của mỗi nhóm thành bản đồ hoàn chỉnh.