Thực trạng xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÊ TÀI NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY

1.6. Thực trạng xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp

1.6.1. Đối với việc giảng dạy của giáo viên

- Chúng tôi đã tiến hành điều tra 15 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Địa Lí lớp 5 ở 5 trường Tiểu học trong địa bàn thành phố Đà Nẵng (mỗi trường 3 giáo viên) về thực trạng sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học, kết quả điều tra cho thấy:

- Về mức độ hiểu, vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 của giáo viên:

+ Mức độ hiểu biết về Bản đồ tư duy: Có 3 giáo viên biết cách sử dụng phần mềm Minmap, biết rõ về Bản đồ tư duy (chiếm 20 %), còn lại 12 giáo viên đã biết đến Bản đồ tư duy nhưng chưa biết cách sử dụng phần mềm Minmap (chiếm 80 %). Tuy nhiên, 100% đều khẳng định Bản đồ tư duy cần thiết cho giảng dạy Địa lí lớp 5.

+ Việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học: 20% giáo viên thỉnh thoảng có sử dụng, 30 % ít khi sử dụng, 50% chưa sử dụng. Hầu hết các giáo viên đều cho rằng có thể sử dụng có hiệu quả trong quá trình dạy kiến thức mới, ôn tập và hệ thống kiến thức.

+ Việc hướng dẫn học sinh cách thành lập và sử dụng Bản đồ tư duy trong học tập: 20% giáo viên có tổ chức hướng dẫn cho học sinh nhưng rất ít khi; 80 % giáo viên chưa hướng dẫn học sinh sử dụng Bản đồ tư duy trong học tập môn Địa lí lớp 5.

- Về tác dụng của bản đồ tư duy đối với việc dạy học:

Bảng 1.2: Tác dụng Bản đồ tư duy đối với việc dạy học và việc phát triển năng lực tự học của học sinh

TT Tác dụng

Ý kiến Không

đồng ý

Phân

vân Đồng ý Rất đồng ý

1 Tạo hứng thú học tập cho học sinh 15

2 Giúp cho học sinh biết cách ghi chép sáng tạo

14 01

3 Giúp cho học sinh có những kĩ năng sử dụng và vẽ được BĐTD

01 14

4 Phát triển tư duy sáng tạo của học sinh 01 10 04 5 Học sinh hệ thống được những kiến

thức đã học

13 02

6 Rất cần thiết cho quá trình tự học của học sinh

02 13

- Những khó khăn khi sử dụng Bản đồ tư duy:

+ 50% giáo viên cho rằng khó khăn nhất là tốn nhiều thời gian để vẽ Bản đồ tư duy, một số giáo viên chưa tiếp cận được các phần mềm để vẽ trên máy tính.

+ 40% giáo viên cũng cho rằng học sinh chưa thích ứng với phương pháp học theo Bản đồ tư duy.

+ 20% giáo viên nêu thêm các khó khăn như: phải tìm kiếm tài liệu, hình ảnh hỗ trợ và cần phải có kĩ năng hoạt động nhóm.

+ Về ý kiến đề xuất của giáo viên: 100% giáo viên đều đề nghị nên sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học ở những bài, phần phù hợp nhằm giúp học sinh nắm kiến

thức một cách hệ thống, lô gic, sáng tạo; Các ý kiến còn đề nghị, giáo viên nên hướng dẫn học sinh sử dụng Bản đồ tư duy để ghi chép và tự học.

- Từ kết quả điều tra trên cho thấy: giáo viên tuy chưa sử dụng Bản đồ tư duy vào dạy học nhiều nhưng đều thấy rõ vai trò và tác dụng của bản đồ tư duy và việc sử dụng nó trong dạy học là cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng Bản đồ tư duy vào dạy học các môn học nói chung ở trường tiểu học và môn Địa lí nói riêng còn hạn chế.

- Nguyên nhân của thực trạng này cũng đã được giáo viên đề cập tương đối rõ, đó là:

+ Hiểu biết về Bản đồ tư duy còn ít, hầu hết các giáo viên đều phải tự tìm hiểu, không có các tài liệu phổ biến hoặc bồi dưỡng về Bản đồ tư duy.

+ Hiện nay, mỗi giáo viên phải đảm nhiệm nhiều môn học, nên thời gian đầu tư cho mỗi môn họckhông nhiều mà việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học cần phải đầu tư, dành nhiều thời gian.

+ Một số giáo viên còn nặng việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà chưa chú trọng đến phát triển năng lực cho học sinh.

1.6.2. Đối với việc học tập của học sinh

- Chúng tôi đã tiến hành điều tra 100 học sinh lớp 5 của 5 trường tiểu học (mỗi trường 20 em) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về thực trạng sử dụng Bản đồ tư duy trong học tập, kết quả điều tra cho thấy:

+ Mức độ hiểu biết về bản đồ tư duy

Bảng 1.3: Mức độ hiểu biết về Bản đồ tư duy

Mức độ Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Biết nhiều 5 5

Biết khá nhiều 23 23

Biết ít 22 22

Chưa biết 50 50

+ Mức độ biết xây dựng Bản đồ tư duy

Bảng 1.4: Mức độ biết xây dựng Bản đồ tư duy

Mức độ Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Thành thạo 3 3

Biết 20 20

Biết ít 25 25

Chưa biết 52 52

+ Mức độ sử dụng Bản đồ tư duy trong ghi chép và học tập

Bảng 1.5: Mức độ sử dụng Bản đồ tư duy trong ghi chép và học tập

Mức độ Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 08 8

Thỉnh thoảng 43 43

Ít khi 42 42

Chưa bao giờ 07 7

+ Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy, mức độ hiểu biết về bản đồ tư duy và biết cách xây dựng bản đồ tư duy của học sinh lớp 5 là rất thấp: Có 50 % học sinh chưa

đến bản đồ tư duy; 28 % học sinh đã đến bản đồ tư duy; 52 % học sinh chưa biết sử dụng bản đồ tư duy.

+ Mức độ cần thiết của việc sử dụng Bản đồ tư duy trong học tập đối với những học sinh đã biết sử dụng sơ đồ tư duy: 60 % cho rằng rất cần thiết và 40 % học sinh cho rằng cần thiết.

+ Về tác dụng của bản đồ tư duy đối với việc học tập:

Bảng 1.6: Tác dụng Bản đồ tư duy đối với việc học tập và phát triển năng lực tự học của học sinh

TT Tác dụng

Ý kiến Không

đồng ý

Phân

vân Đồng ý Rất đồng ý 1 Tạo hứng thú học tập cho học sinh 07 79 14 2 Giúp cho học sinh nhớ lâu và hệ

thống được kiến thức đã học

01 62 37

3

Giúp cho học sinh có những kĩ năng sử dụng và vẽ được Bản đồ tư duy

03 63 34

4 Phát triển nhận thức và tư duy sáng tạo; khả năng tự học của học sinh

08 67 25

5 Lập được dàn bài khi tự học 02 63 35

6

Rất cần thiết cho quá trình học tập của học sinh; giúp học sinh phát triển năng lực tự học

11 63 26

+ Những khó khăn khi xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy

38% học sinh cho rằng khó khăn trong việc tổng hợp kiến thức và thể hiện ra Bản đồ tư duy; 31% học sinh cho rằng điều kiện học tập chưa thích ứng với phương pháp học theo Bản đồ tư duy; 31% học sinh cho rằng tốn thời gian để vẽ Bản đồ tư duy.

+ Ý kiến đề xuất của học sinh: 53% học sinh đề nghị giáo viên nên sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học trên lớp, 37% đề nghị giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ Bản đồ tư duy và 10% đề nghị giáo viên nên cho các bài tập để học sinh tự học, ôn tập bằng Bản đồ tư duy.

- Từ kết quả điều tra trên cho thấy: Học sinh lớp 5 biết ít về Bản đồ tư duy, sử dụng trong quá trình học tập cũng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, đối với những học sinh đã biết và được sử dụng sơ đồ tư duy lại nhận thấy rõ vai trò và tác dụng của bản đồ tư duy đối với học tập là rất cần thiết. Từ thực trạng đã nêu trên, việc thực hiện và triển khai đề tài của chúng tôi là phù hợp, đáp ứng nhu cầu của học sinh và góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiểu học nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh qua đó nâng cao chất lượng dạy học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Thông qua phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của việc “Sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh” cho thấy một số vấn đề như sau:

- Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục tiểu học thì việc áp dụng bản đồ tư duy vào dạy học là cần thiết. Bản đồ tư duy là một phương tiện giúp người giáo viên tổ chức tiết học hiệu quả nhằm phát triển năng lực của học sinh. Nhờ đó mà HS tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen thụ động, phát triển năng lực tự học.

- Dạy học phát triển năng lực học sinh là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng mục tiêu giáo dục. Muốn sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học, giáo viên cần nắm rõ đặc điểm cấu trúc, ý nghĩa của bản đồ tư duy, hướng dẫn cho học sinh biết cách sử dụng nó. Sử dụng Bản đồ tư duy vào dạy học môn Địa lí lớp 5 là một trong những giải pháp góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng học tập. Khi biết cách sử dụng Bản đồ tư duy vào học tập, học sinh có khả năng hệ thống kiến thức đã học, ghi nhớ thông tin lâu hơn, dễ thuộc bài, tự giải quyết các nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm nhanh chóng, hiệu quả. Qua đó học sinh phát triển năng lực tự học. Khi sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học, giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức còn học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động nữa mà thay vào đó học sinh tự vẽ, tự phân bố, thể hiện nội dung bài học.

- Nội dung chương trình, đặc thù môn học của môn Địa lí lớp 5 hoàn toàn phù hợp với việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn học này để phát triển năng lực học sinh.

- Học sinh lớp 5 đã có những bước phát triển về thể chất. Các em có hoàn toàn có thể học cách sử dụng bản đồ tư duy, sử dụng bản đồ tư duy trong học tập.

- Qua điều tra thực trạng của việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học cho thấy việc xây dựng các phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 là cần thiết.

- Từ việc hệ thống, khái quát và phát triển những vấn đề lí luận, đồng thời rút ra những nhận định chung từ việc sử dụng Bản đồ tư duy vào dạy học môn Địa lí lớp 5.

Đề tài đã xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh.

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)