Xây dựng một số Bản đồ tư duy để dạy các bài học môn Địa lí lớp 5

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 55 - 59)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY

2.2. Phương pháp xây dựng Bản đồ tư duy

2.2.4. Xây dựng một số Bản đồ tư duy để dạy các bài học môn Địa lí lớp 5

Chương trình Địa lí lớp 5 ở học kì 1 là Địa lí tự nhiên Việt Nam. Chương trình gồm các nội dung: vị trí địa lí, địa hình, khoán sản, khí hậu, sông ngòi, vùng biển, đất và rừng. Trong học kì 2, phần địa lí thế giới, chương trình gồm các nội dung: Các nước làng giềng của Việt Nam; Châu Âu; Một số nước ở Châu Âu; Châu Phi; Châu Mĩ; Châu Đại Dương và Châu Nam Cực; Các đại dương trên thế giới.

Những kiến thức này đều có thể trình bày bằng Bản đồ tư duy một cách thuận lợi. Trong giảng dạy các nội dung này, có thể vẽ và sử dụng nhiều Bản đồ tư duy, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chọn các nội dung kiến thức cơ bản, nổi bật nhất để vẽ một số Bản đồ tư duy:

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xây dựng bản đồ tư duy cho 5 bài học của phần Địa lí Việt Nam và 5 bài cho phần Địa lí Thế giới:

Bài 1. Việt Nam - địa hình nước ta Bài 2. Địa hình và khoán sản Bài 3. Khí hậu

Bài 4. Sông ngòi Bài 7. Ôn tập Bài 17. Châu Á

Bài 18. Châu Á (tiếp theo)

Bài 19. Các nước láng giềng của Việt Nam Bài 28. Các Đại dương trên thế giới

Bài 29. Ôn tập cuối năm

Hệ thống 10 Bản đồ tư duy nêu trên được vẽ bằng hai cách: Vẽ tay và vẽ bằng phần mềm IMinmap các bản đồ hoàn chỉnh được trình bày trong phần phụ lục.

b. Ví dụ minh họa

Vẽ Bản đồ tư duy cho bài Việt Nam - địa hình nước ta

Dựa vào quy trình và các bước đã phân tích ở trên chúng tôi vẽ hệ thống Bản đồ tư duy. Ở đây chúng tôi chỉ lấy ví dụ phân tích các bước ở một nội dung đó là: Vị trí địa lí của Việt Nam (Bài 1. Việt Nam - địa hình nước ta)

Bước 1: Xác định mục tiêu:

Sau khi học xong phần này, học sinh cần hiểu, phân tích, chứng minh được:

- Về kiến thức: HS biết:

+ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.

+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

+ Diện tích phần đất liền nước ta: khoảng 330’000 km2; chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).

- Về kĩ năng:

+ Kĩ năng sử dụng lược đồ, phân tích, so sánh số liệu.

+ Kĩ năng thành lập các sơ đồ bài học và sơ đồ các mối quan hệ.

- Thái độ: Có ý thức bảo vệ lãnh thổ.

Bước 2: Xác định từ khóa và những kiến thức cơ bản của Bản đồ tư duy

- Từ khóa dễ dàng được xác định khi đã xác định được mục tiêu và Khi đã xác định được mục tiêu có thể xác định được từ khóa của bản đồ tư duy. Ở phần này thì từ khóa trong Bản đồ tư duy sẽ là: "Vị trí –địa lí Việt Nam".

- Xác định kiến thức cơ bản: Sau khi đã xác định được mục tiêu, phân tích nội dung và khoanh vùng kiến thức, xác định được các nhân tố cơ bản là: vị trí địa lí;

những nước tiếp giáp với nước ta; diện tích.

Bước 3: Hình thành mẫu thiết kế Bản đồ tư duy

Trên cơ sở các bước xác định mục tiêu, xác định kiến thức cơ bản và từ khóa, người xây dựng Bản đồ sẽ hình thành ý tưởng thiết kế Bản đồ tư duy:

- Về nội dung sẽ trình bày 3 nhánh chính: Vị trí địa lí; tiếp giáp; diện tích.

- Về cấu trúc: sẽ trình bày các nhánh dưới dạng nào: sơ đồ lan tỏa xung quanh từ khóa,

- Về hình thức: chữ viết đơn giản chân phương, các màu chủ đạo là đỏ, đen, xanh, cam, vàng, nâu. Vì lượng kiến thức nhiều, khó nên ít dùng biểu tượng, mà sẽ liên kết với PowerPoint để sử dụng bản đồ và hình ảnh

Bước 4: Xác định các kiến thức liên quan cần liên kết

Trong quá trình thiết kế cần chú ý xác định các kiến thức có liên quan đến nội dung chính để có thể liên kết như:

- Các kiến thức cũ có liên quan: vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, biển, đặc điểm địa hình

- Để làm rõ kiến thức mới cần:

+ Các bản đồ cần thiết: Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.

+ Một số hình ảnh

Các kiến thức này vừa làm nổi bật nội dung chính của Bản đồ tư duy, đồng thời làm phong phú đa dạng, kích thích sự hứng thú, tập trung chú ý của người học.

Bước 5 : Xây dựng Bản đồ tư duy

Sau khi đã tiến hành đầy đủ các bước trên, tức là đã có đầy đủ tư liệu để có thể thành lập Bản đồ tư duy. Đây là bước cuối cùng để tạo ra sản phẩm là một Bản đồ tư duy.

- Cách vẽ: chọn cách vẽ bằng máy vi tính, sử dụng các phần mềm IMinmap - Khi vẽ cần tiến hành theo các bước sau:

+ Đầu tiên vẽ chủ đề chính

Nội dung kiến thức trọng tâm của bài học này là xác định vị trí địa lí của Việt Nam. Vì vậy chủ đề trung tâm và từ khóa là: Vị trí – địa lí Việt Nam.

Hình 2.1. Chủ đề trung tâm + Tiếp theo vẽ các tiêu đề chính (nhánh chính).

Các tiêu đề chính (nhánh chính) của Bản đồ tư duy sẽ là: Vị trí địa lí; hình dạng lãnh thổ; diện tích; tiếp giáp.

Tiêu đề chính nên được vẽ theo các hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng như sau.

Hình 2.2. Các nhánh chính của chủ đề

+ Trong từng tiêu đề chính, vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh phụ và các nhánh chi tiết hỗ trợ.

Sau khi vẽ các tiêu đề chính phải lựa chọn kiến thức cơ bản để vẽ các tiêu đề phụ cho từng tiêu đề chính và các nội dung kiến thức hỗ trợ cho nội dung của các tiêu đề phụ như:

Hình 2.3. Các nhánh phụ và nhánh hỗ trợ

+ Cuối cùng là hoàn thiện Bản đồ tư duy: sử dụng màu sắc giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, bổ sung các liên kết cần thiết để hoàn thiện Bản đồ tư duy.

Hình 2.4. Bản đồ tư duy hoàn thiện

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)