Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa môn Địa lí lớp 5 và khả năng sử dụng bản đồ tư duy

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÊ TÀI NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY

1.4. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa môn Địa lí lớp 5 và khả năng sử dụng bản đồ tư duy

1.4.1. Đặc điểm chương trình, Sách giáo khoa môn Địa lí lớp 5 a. Đặc điểm chung của chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 5

1. Có tính kỉ luật 2. Có tư duy phân tích 3. Có khả năng tự điều

chỉnh

4. Ham hiểu biết 5. Linh hoạt

6. Có năng lực giao tiếp xã hội

7. Mạo hiểm, sáng tạo 8. Tự tin, tích cực 9. Có khả năng tự học

1. Có kỉ năng tìm kiếm và thu hồi thông tin

2. Có kiến thức để thực hiện các hoạt động học tập

3. Có năng lực đánh giá, kĩ năng xử lí thông tin và giải quyết vấn đề.

Năng lực tự học

Tính cách Phương pháp

Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được dạy học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên.

Môn Lịch sử và Địa lí gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt và Hoạt động trải nghiệm,... Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.

Phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học nhằm phát triển năng lực, góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Cụ thể là:

– Năng lực tự chủ và tự học: thể hiện ở việc học sinh tự mình thực hiện những nhiệm vụ được phân công khi học tập, tham quan; biết đặt ra các câu hỏi đơn giản, tự tìm kiếm và phân tích nguồn thông tin, trả lời câu hỏi về lịch sử và địa lí.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thể hiện ở việc học sinh có khả năng diễn đạt rõ ràng ý kiến của mình, trao đổi, thảo luận khi có các quan điểm khác nhau; biết làm việc theo nhóm, chia sẻ suy nghĩ, lắng nghe ý kiến của người khác; tự tin khi đưa ra ý kiến; cùng nhau xây dựng ý tưởng trong quá trình học tập các vấn đề về lịch sử và địa lí.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thể hiện ở việc học sinh có khả năng phát hiện một số vấn đề trong cuộc sống xung quanh, đặt câu hỏi, tìm thông tin, thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh,... trong giải quyết vấn đề;

biết đưa ra ý kiến, nhận xét, bình luận theo các cách khác nhau về các vấn đề địa lí và lịch sử trong cuộc sống xung quanh. Phương pháp giáo dục chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn; chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới; tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, dự án; đa dạng hoá các hình thức tổ chức học tập, coi trọng việc dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội. Chương trình khuyến khích học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

b. Phân bố chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 5

Theo công văn số 9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Địa lí lớp 5 được dạy trong 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết.

Nội dung các bài học được phân bố ở 35 tuần như sau:

TUẦN TÊN BÀI HỌC

1 Việt Nam - đất nước chúng ta

2 Địa hình và khoáng sản 3 Khí hậu

4 Sông ngòi

5 Vùng biển nước ta 6 Đất và rừng

7 Ôn tập

8 Dân số nước ta

9 Các dân tộc, sự phân bố dân cư 10 Nông nghiệp

11 Lâm nghiệp và thuỷ sản 12 Công nghiệp

13 Công nghiệp (tiếp theo) 14 Giao thông vận tải 15 Thương mại và du lịch 16 Ôn tập

17 Ôn tập HKI

18 Kiểm tra định kìb(cuối kì 1) 19 Châu Á

20 Châu Á (tiếp theo)

21 Các nước láng giềng của Việt Nam 22 Châu Âu

23 Một số nước ở châu Âu 24 Ôn tập

25 Châu Phi

26 Châu Phi (tiếp theo) 27 Châu Mĩ

28 Châu Mĩ (tiếp theo)

29 Châu Đại Dương và châu Nam Cực 30 Các đại dương trên thế giới

31 Địa lí địa phương 32 Địa lí địa phương 33 Ôn tập cuối năm 34 Ôn tập học kì II

35 Kiểm tra định kì (cuối kì 2)

1.4.2. Khả năng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5

Nội dung kiến thức trong học phần địa lí tự nhiên Việt Nam chương trình Địa lí lớp 5 Việt Nam giúp học sinh tìm hiểu: Vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam; địa hình và khoán sản; khí hậu; sông ngòi; vùng biển nước ta; đất và rừng.

Những kiến thức này, nếu trình bày theo lối thuyết trình thì học sinh rất khó hiểu, khó hình dung, không thể hiện rõ các mối quan hệ. Ví dụ: Mối quan hệ giữa Vị trí địa lí - Địa hình – Sông ngòi-Khí hậu. Nếu trình bày bằng Bản đồ tư duy thì rất thuận lợi và hiệu quả, nhìn vào Bản đồ tư duy sinh viên thấy rõ các yếu tố tác động đến thành phần tự nhiên, các đặc điểm tự nhiên của từng thành phần và mối quan hệ giữa các yếu tố thể hiện rõ trên bản đồ. Dùng Bản đồ tư duy còn giúp học sinh ghi bài một cách ngắn gọn, xúc tích hơn.

Nội dung kiến thức trong học phần địa lí thế giới chương trình địa lí lớp 5 giúp học sinh tìm hiểu: Vị trí, giới hạn đặc điểm về địa hình, khí hậu giới hạn lãnh thổ đặc điểm về dân cư đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân một số đặc điểm của khu vực Châu Á; Châu Âu; Châu Phi; Châu Mĩ; Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.

Các mạch kiến thức này cũng rất thuận lợi cho việc sử dụng Bản đồ tư duy, nó giúp cho học sinh thấy rõ sự khác biệt của các thể tổng hợp trên cùng một sơ đồ, tạo điều kiện cho học sinh so sánh, khái quát và tổng hợp các điều kiện tự nhiên các khu vực, phát triển năng lực tự học của học sinh.

Ví dụ: So sánh sự khác biệt của các châu lục.

Như vậy, sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học các học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam và thế giới giúp học sinh vừa có cái nhìn cụ thể, vừa có cái nhìn tổng quát về một đối tượng và về tổng thể tự nhiên, giúp học sinh dễ học, dễ nhớ, không bỏ sót và dễ dàng nhận ra những kiến thức cơ bản, quan trọng. Hơn nữa, việc sử dụng Bản đồ tư duy còn có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, sẽ làm thay đổi cách học tập, làm việc và tư duy của sinh viên. Đồng thời sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học còn giúp học sinh rèn luyện được hàng loạt kĩ năng: phân tích, phân loại, tổng hợp, thiết kế, thuyết trình,....Học sinh còn có thể sử dụng bản đồ tư duy để ôn bài cũ ở nhà. Qua đó, học sinh sẽ học phát triển năng lực tự học, tăng cường tính chủ động, linh hoạt, phát triển tư duy sáng tạo.

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)