Bài 33: ÔN TẬP CUỐI NĂM
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1. Tìm các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ thế giới.
Tiến hành:
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đối đáp nhanh” để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào.
Hoạt động 2: Tìm châu lục của một số nước - HS nắm yêu cầu của BT.
- GV tổ chức trò chơi: Ai đúng và nhanh hơn?
+ Chia lớp 2 đội
+ Đội này sẽ mời 8 bạn bất kì của đội kia tham gia trò chơi.
+ Thành viên của mỗi đội sẽ tiếp sức tìm châu lục của các quốc gia có rong bảng. Sau 5 phút đội nào điền đúng và nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng.
Tên nước Thuộc châu lục
Trung Quốc Châu Á
Ai Cập Châu Phi
Hoa Kì Châu Mĩ
LB.Nga Châu Á + châu Âu
Ô-xtrây-lia-a Châu Đại Dương
Pháp Châu Âu
Lào Châu Á
Cam-pu-chia Châu Á
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
- Cho HS nhắc lại các kết quả tìm được.
Hoạt động 3.
Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
- GV nêu yêu cầu của hoạt động và đưa ra một Bản đồ tư duy mở, không vẽ hoàn chỉnh, chỉ vẽ một nhánh gợi ý.
- Sau đó nêu câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ, trao đổi:
1. Để hệ thống hóa đặc điểm mỗi châu lục cần chú ý những đặc điểm nổi bậc nào?
2. So sánh sự khác biệt của những đặc điểm đó ở các châu lục.
- Yêu cầu HS trình bày ý tưởng và suy nghĩ của bản thân trên Bản đồ tư duy.
- GV: Gợi ý từng yếu tố cần tìm hiểu và so sánh: vị trí, thiên nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp.
- HS làm việc cá nhân, tự hoàn thành bản đồ tư duy; chia sẻ trước lớp; những HS khác góp ý, bổ sung.
- GV: + Nhận xét góp ý từng yếu tố trên Bản đồ tư duy
+ Giáo viên để HS đối chiếu với Bản đồ tư duy mà giáo viên.
thành lập, góp ý, nhận xét và tự lựa chọn bản đồ phù hợp với bản thân.
Kết thúc sẽ được một Bản đồ tư duy hoàn chỉnh.
Hoạt động kết thúc, mỗi học sinh có được một bản đồ tư duy do mình thành lập, trên bản đồ thể hiện tất cả những đặc trưng cơ bản nhất của 3 châu lục (Châu Á, Châu
Âu, Châu Phi); đồng thời nhìn vào bản đồ thấy rõ sự khác biệt và phân hóa tự nhiên giữa các châu lục.
• Giao nhiệm vụ về nhà:
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu và so sánh: vị trí, thiên nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp ở 3 châu lục còn lại: Châu Mĩ, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực.
- HS vẽ bản đồ tư duy để thể hiện các yếu tố trên tương tự cách làm ở hoạt động 3.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí lớp 5, việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn học này là vấn đề cấp thiết và có tính khả thi cao.
Trong chương 2, đề tài đã thực hiện những vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh và nguyên tắc xây dựng bản đồ tư duy, cách vẽ bản đồ tư duy.
- Xây dựng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Địa lí lớp 5 - Thiết kế kế hoạch dạy học môn Địa lí lớp 5 có sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 5
Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 giúp giáo viên tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập, kích thích học sinh hoạt động tìm hiểu nội dung bài học, hoàn thành các nhiệm vụ học tập cá nhân, nhóm. Thông qua việc hoàn thành bản đồ tư duy cá nhân, nhóm của học sinh, giáo viên có thể nhận biết mức độ tích cực của học sinh. Bản đồ tư duy đã giúp học sinh phát triển năng lực tự học. Bên cạnh đó năng lực làm việc nhóm, giao tiếp, hợp tác, thuyết trình và năng lực tư duy của học sinh cũng được phát triển.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của giải thuyết khoa học đề ra, tính khả thi của việc thực hiện phương pháp, cụ thể:
+ Kiểm tra, đánh giá kĩ năng thành lập Bản đồ tư duy trong học tập để phát triển năng lực tự học của học sinh lớp 5
+ Đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh
- Qua thực nghiệm, đưa ra những nhận xét, kết luận khả thi về sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực tự học
3.1.2. Nhiệm vụ
- Chuẩn bị cho thực nghiệm
- Thực nghiệm hướng dẫn xây dựng Bản đồ tư duy và sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học ở trên lớp, trong tự học ở nhà
- Kiểm tra và phân tích kết quả thực nghiệm - Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.2. Tổ chức thực nghiệm
3.2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian thực nghiệm
- Địa bàn thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở 5 trường tiểu học thuộc 5 quận huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Đối tượng thực nghiệm là lớp 5 ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Lớp thực nghiệm:
Lớp 5/3 Trường Tiểu học Hòa Sơn – huyện Hòa Vang, sỉ số 34 học sinh Lớp 5/3 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn – quận Hải Châu, sỉ số 35 học sinh Lớp 5/3 Trường Tiểu họcTrần Cao Vân – quận Thanh Khê, sỉ số 38 học sinh Lớp 5/3 Trường Tiểu học Trần Quang Diệu – quận Ngũ Hành Sơn, sỉ số 38 học sinh
Lớp 5/3 Trường Tiểu học Tiểu La– quận Sơn Trà, sỉ số 36 học sinh + Lớp đối chứng:
Lớp 5/4 Trường Tiểu học Hòa Sơn – huyện Hòa Vang, sỉ số 35 học sinh Lớp 5/4 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn – quận Hải Châu, sỉ số 35 học sinh Lớp 5/4 Trường Tiểu họcTrần Cao Vân – quận Thanh Khê, sỉ số 37 học sinh Lớp 5/4 Trường Tiểu học Trần Quang Diệu – quận Ngũ Hành Sơn, sỉ số 38 học sinh
Lớp 5/4 Trường Tiểu học Tiểu La– quận Sơn Trà, sỉ số 36 học sinh
- Chủ nhiệm đề tài trực tiếp giảng môn Địa lí lớp 5 nên trực tiếp giảng dạy thực nghiệm trong suốt thời gian nghiên cứu.
- Thời gian thực nghiệm tiến hành trong học kì 2 năm học 2018 - 2019.
3.2.2. Nội dung thực nghiệm
- Đề tài tiến hành vào học kì 2 nên chỉ tiến hành thực nghiệm ở học phần: Địa lí thế giới, trong học phần này chúng tôi sử dụng Bản đồ tư duy vào các bài phù hợp, cụ thể:
+ Bài Châu Á: sử dụng Bản đồ tư duy trong phần Củng cố bài học + Bài Châu Âu: sử dụng Bản đồ tư duy trong phần Củng cố bài học
+ Bài Một số nước ở Châu Âu: sử dụng Bản đồ tư duy trong phần Hình hành kiến thức
+ Bài 22: Ôn tập: sử dụng Bản đồ tư duy trong phần thực hành + Bài Châu Phi: sử dụng Bản đồ tư duy trong phần Củng cố bài học + Bài Châu Mĩ: sử dụng Bản đồ tư duy trong phần Hình hành kiến thức
+ Bài Châu Đại dương và Châu Nam Cực: sử dụng Bản đồ tư duy trong phần Hình hành kiến thức
+ Bài Các đại dương trên thế giới: sử dụng Bản đồ tư duy trong phần hình hành kiến thức
+ Bài ôn tập cuối năm: sử dụng Bản đồ tư duy trong phần thực hành bài tập 2.
- Tuy nhiên để mô tả thực nghiệm chúng tôi chỉ mô tả 2 giáo án: Bài Châu Á và ôn tập cuối năm.
3.2.3. Phương pháp thực nghiệm
- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được cùng một giáo viên dạy với 2 giáo án khác nhau:
+ Lớp thực nghiệm được dạy theo giáo án hướng dẫn xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy.
+ Lớp đối chứng dạy bình thường theo phương pháp giáo viên thường dạy.
- Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 bài, cả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (một bài trắc nghiệm và một bài tự luận).
+ Bài tiền và hậu trắc nghiệm nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và khả năng có thể sử dụng Bản đồ tư duy trong học tập của học sinh. Bài kiểm tra này được kiểm tra vào đầu học kì và sau khi dạy xong học kì.
+ Bài kiểm tra tự luận nhằm đánh giá mức độ nhận thức tri thức mới, năng lực tự học của học sinh khi có sử dụng Bản đồ tư duy để đối chiếu so sánh giữa lớp đối chứng không sử dụng bản đồ tư duy và lớp thực nghiệm có sử dụng Bản đồ tư duy.
3.3. Kết quả và đánh giá thực nghiệm
Mặc dù do các yếu tố khách quan và chủ quan, chúng tôi không thực nghiệm được ở nhiều lớp, nhiều trường, nhưng qua kết quả thực nghiệm bước đầu đã cho những kết quả khả quan:
3.3.1. Đánh giá định tính
Dự giờ các tiết dạy của nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng:
+ Ban đầu tiến hành dự giờ, quan sát, ghi chép, đánh giá kết quả tiến trình dạy học của GV khi dạy học theo hướng truyền thống.
+ Sau đó đưa cho GV giáo án đã soạn nhằm phát triển năng lực tực học cho HS có sử dụng bản đồ tư duy; dự giờ, quan sát, ghi chép, đánh giá và so sánh.
- Trong quá trình dự lớp, tiến hành quan sát, ghi chép lại tình hình lớp học và đánh giá ở các mặt sau:
+ Xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập.
+ Lập kế hoạch học tập và tiến hành học tập theo kế hoạch.
+ Mức độ học tập và hiểu bài ở nhà của HS qua các câu hỏi,.
+ Tính tích cực, hứng thú học tập của HS thông qua không khí lớp học, thái độ học tập, hoạt động xây dựng bài học, sự tập trung và nghiêm túc, hợp tác chia sẻ trong học tập; khả năng tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
+ Khả năng thực hiện các kỹ năng tự học thông qua việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng kiến thức mới cũng như trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Khả năng tự đánh giá và khả năng tự điều chỉnh: Sau mỗi tiết học, trao đổi với GV và HS, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho các tiết học khác cũng như cho đề tài nghiên cứu.
3.3.2. Đánh giá định lượng
Bài kiểm tra tiền và hậu trắc nghiệm để đánh giá mức độ hiểu biết về Bản đồ tư duy, khả năng thành lập Bản đồ tư duy trong học tập của học sinh.
- Bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi, được kiểm tra vào lúc bắt đầu thực hiện đề tài và lúc kết thúc đề tài kiểm tra nhắc lại cùng một bài trắc nghiệm. Bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng được chấm theo thang điểm 10.
- Do điều kiện thời gian thực nghiệm và thời gian kết thúc đề tài trùng nhau nên chúng tôi xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp tính phần trăm. Kết quả xếp loại được tính như sau:
+ Hoàn thành tốt (T) : 9 - 10 điểm + Hoàn thành (H): 5 – 8 điểm + Chưa hoàn thành (C): 1 - 4 điểm
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra tiền thực nghiệm của lớp đối chứng
Lớp Số học sinh Kết quả xếp loại (%)
T H C
5/4 – Hòa Sơn 35 60 31.4 8.6
5/4- Lê Quý Đôn 35 57.1 42.9 0
5/4 - Trần Cao Vân 37 56.7 40.6 2.7
5/4 - Trần Quang Diệu 38 50.0 50.0 0
5/4 - Tiểu La 36 58.3 33.4 8.3
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra tiền thực nghiệm của lớp thực nghiệm
Lớp Số học sinh Kết quả xếp loại (%)
T H C
5/3 – Hòa Sơn 34 58.8 29.4 11.8
5/3- Lê Quý Đôn 35 45.8 42.8 11.4
5/3 Trần Cao Vân 38 65.7 28.9 5.4
5/3 Trần Quang Diệu 38 55.2 31.5 13.3
5/3 Tiểu La 36 66.6 25 8.4
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra hậu thực nghiệm của lớp đối chứng
Lớp Số học sinh Kết quả xếp loại (%)
T H C
5/4 – Hòa Sơn 35 60 34.3 5.7
5/4- Lê Quý Đôn 35 62.8 37.2 0
5/4 - Trần Cao Vân 37 54.1 40.6 5.3
5/4 - Trần Quang Diệu 38 52.6 47.4 0
5/4 - Tiểu La 36 55.5 36.2 8.3
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra hậu thực nghiệm của lớp thực nghiệm
Lớp Số học sinh Kết quả xếp loại (%)
T H C
5/3 – Hòa Sơn 34 85.2 14.8 0
5/3- Lê Quý Đôn 35 85.7 14.3 0
5/3 Trần Cao Vân 38 76.3 23.7 0
5/3 Trần Quang Diệu 38 78.9 21.1 0
5/3 Tiểu La 36 83.3 16.7 0
Bảng 3.5. So sánh kết quả hậu thực nghiệm của lớp ĐC và TN về mức độ hiểu biết và khả năng vận dụng Bản đồ tư duy trong học tập của học sinh (ĐV:%) Lớp Tổng số học